Covid-19: Nếu không có hệ thống chính trị như Việt Nam thì chưa chắc đã làm được

© Ảnh : Trí Dũng – TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Chính trị Việt Nam họp về Covid-19: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị bàn về công tác phòng, chống đại dịch SARS-CoV-2 (nCoV hay Covid-19).

Bộ Chính trị đánh giá, Việt Nam đã phản ứng rất nhanh, kịp thời và chính xác với dịch bệnh Covid-19. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, nếu không có hệ thống chính trị như của Việt Nam thì chưa chắc đã làm được.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch

Tại Trụ sở Trung ương Đảng, sáng 20.3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng Bộ Chính trị họp, chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạo, gây lo ngại tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Asian Development Bank (ADB) - Sputnik Việt Nam
ADB hỗ trợ Việt Nam và các nước thành viên 6,5 tỷ USD chống Covid-19

Tham dự cuộc họp Bộ Chính trị về công tác phòng chống dịch Covid-19 còn có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và đại diện lãnh đạo nhiều Bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương cùng góp mặt.

Tại cuộc họp sáng 20.3, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã có báo cáo tình hình dịch bệnh, công tác phòng chống dịch cũng như những kết quả đạt được hời gian qua với Bộ Chính trị và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước. Đại diện Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cũng đồng thời nêu một sự dự báo diễn biến tình hình dịch bệnh trong thời gian sắp tới cùng một số kiến nghị, đề xuất liên quan đến tình hình cụ thể tại Việt Nam.

Báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Cán sự Đảng Chính phủ cho biết, tính đến sáng ngày 20.3, thế giới ghi nhận hơn 245 nghìn người nhiễm Covid-19, hơn 10 nghìn người tử vong tại gần 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, tác động sâu rộng tới sự phát triển kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người dân ở nhiều quốc gia.

Tại Việt Nam, hiện đã có 85 người nhiễm Covid-19, trong đó 17 người đã được chữa khỏi, chưa có bất kỳ ai tử vong.

Việt Nam đã phản ứng rất nhanh, kịp thời và chính xác với dịch bệnh Covid-19

Sau khi lắng nghe báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ về tình hình dịch và công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, Bộ Chính trị ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua.

Bộ Chính trị khẳng định, Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ dòng người vào từ vùng dịch, tổ chức cách ly kịp thời, hiệu quả, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và đã điều trị thành công cho 17 bệnh nhân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu hội nghị - Sputnik Việt Nam
Nỗi buồn bực của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Đặc biệt, các nhà khoa học Việt Nam nuôi cấy và phân lập thành công virus corona mới, đã nghiên cứu, sản xuất được các bộ kít xét nghiệm SARS-CoV-2, được công nhận và đưa vào sử dụng cũng như xuất khẩu đi một số quốc gia có nhu cầu chống dịch.

Lắng nghe báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ cũng như ý kiến của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bày tỏ, ông hoan nghênh và đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống dịch nCoV của Việt Nam thời gian qua.

“Chúng ta đã thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh và khẳng định công tác lãnh đạo, chỉ đạo rất kịp thời, nhạy bén, quyết liệt, cả hệ thống chính trị và toàn dân cùng vào cuộc, đạt được những kết quả tích cực, được thế giới đánh giá cao, nhân dân tin tưởng, ủng hộ và tích cực tham gia.

Ngay từ khi dịch bùng phát tại Trung Quốc trong thời điểm Tết Nguyên Đán, Ban Bí thư, Thượng trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kịp thời có nhiều văn bản chỉ đạo ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu được phát hiện và khi có diễn biến mới. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 tập trung theo dõi, làm việc thường xuyên, chỉ đạo sát sao công tác phòng, chống dịch.

© Ảnh : Trí Dũng – TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp.
Covid-19: Nếu không có hệ thống chính trị như Việt Nam thì chưa chắc đã làm được - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp.

Đặc biệt, không chỉ có Trung ương quyết liệt, mà địa phương cũng khẩn trương. Các cấp, các ngành, các địa phương đã nhanh chóng triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, bám sát tình hình, xây dựng các phương án, kịch bản, có nhiều cách làm hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang đã nỗ lực rất cao, triển khai quyết liệt công tác phòng, chống dịch, với mục tiêu cao nhất là vì sức khỏe nhân dân.

Nếu không có hệ thống chính trị như của Việt Nam, chưa chắc đã làm được

Phát biểu tại phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng, dịch Covid 19 diễn ra khá đột biến và diễn biến nhanh, quy mô lớn, phạm vi ngày càng rộng, tác hại bước đầu là rất lớn, gây tâm lý hoang mang không chỉ ở nước ta mà nhiều nước trên thế giới.

Sáng 14/3/2020, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
WHO đánh giá cao cách Việt Nam ứng phó dịch COVID-19

Tuy vậy, Việt Nam đã phản ứng nhanh, kịp thời và chính xác, bước đầu đạt được được kết quả tốt, được nhân dân trong nước và quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và cho thêm nhiều kinh nghiệm.

Công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện tốt, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, minh bạch về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch, hướng dẫn nhân dân chăm sóc sức khỏe, nâng cao ý thức, trách nhiệm tham gia phòng, chống dịch. Đặc biệt, những đối tượng nhân dịp phát tán thông tin sai sự thật, xuyên tạc, tuyên truyền phản động, chống Đảng, chống Nhà nước được xử lý kịp thời, nghiêm minh.

“Rõ ràng, báo chí, dư luận nước ngoài khen ngợi, nếu không có hệ thống chính trị như của Việt Nam thì chưa chắc đã làm được. Toàn dân làm, các ngành, các cấp đồng bộ quyết liệt, hưởng ứng nghiêm túc. Trong này phải kể đến vai trò của Ban Chỉ đạo, của Bộ Y tế. Quân đội, công an vào cuộc. Các ngành, các cấp ủy đảng, các địa phương. Cái này là rất lớn, rất tốt và cho ta thêm kinh nghiệm. Mặt trận, các đoàn thể vào cuộc, kịp thời kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ, thăm hỏi động viên”, đồng chí Nguyễn Phú Trọng tổng quát.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn

Bên cạnh những gì đã đạt được, dù “đã thắng trận đầu”, nhưng theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, phải tránh tinh thần chủ quan, tự mãn khi dự báo tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống của nhân dân, tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

“Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định.

Theo lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, trước mắt, Việt Nam cần cố gắng khoanh vùng, không để dịch bệnh lây lan rộng, không để bị động bất ngờ, chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất.

“Một điểm nữa là lo tâm lý xã hội trong nhân dân. Sắp tới sẽ có một loạt sự kiện lớn. Đại hội Đảng bộ các cấp tiến Đại hội Đảng toàn quốc, ngoài bàn nội dung chương trình, nhiệm vụ chính trị, còn có vấn đề nhân sự. Các mặt có chịu tác động gì không? Tôi nói, qua đây để xem xét nhân sự giỏi thế nào để sắp tới cơ cấu vào cấp ủy. Ứng phó với dịch bệnh cũng là một thử thách để đánh giá cán bộ”, đồng chí Nguyễn Phú Trọng khẳng định.
“Với tinh thần tất cả cùng vào cuộc, “chống dịch như chống giặc”, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được vừa qua, làm quyết liệt nhưng cũng không hốt hoảng sợ hãi đến mức không dám làm gì. Bên cạnh việc chống dịch, còn nhiều công việc khác cần tập trung triển khai thực hiện”, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nêu rõ.

Đánh giá và phân tích về những ảnh hưởng tiêu cục của dịch Covid-19 đối với các lĩnh vực kinh tế- xã hội, an ninh – quốc phòng, đối ngoại, du lịch, tâm lý xã hội, đời sống nhân dân, đồng chí Nguyễn Phú Trọng bày tỏ, phải tính toán cẩn trọng, tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc vì một mục tiêu chung.

Phun thuốc khử khuẩn tại Trường Trung học cơ sở Phùng Chí Kiên, thành phố Nam Định để ngăn ngừa nguy cơ lây lan nCoV trong cộng đồng. - Sputnik Việt Nam
Tình hình công tác phòng chống dịch corona tại Việt Nam

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, năm 2020 này, đất nước có nhiều sự kiện quan trọng, năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

“Bởi vậy, cần tính toán phương án, có giải pháp cho lâu dài, tiếp tục phát huy hơn nữa sức mạnh của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trên dưới một lòng, mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận chống dịch, kịp thời ngăn chặn, hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm, ưu tiên tạo mọi điều kiện, nguồn lực để dập dịch theo đúng tinh thần “chống dịch như chống giặc”, lãnh đạo Đảng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Tổng Bí thư yêu cầu thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về tổ chức đại hội đảng bộ các cấp; chuẩn bị tốt cho việc tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Năm Chủ tịch ASEAN 2020.

Tổng kết lại cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng bày tỏ đồng tình với nhiều ý kiến phát biểu tại cuộc họp. Theo đó, cùng với chống dịch Covid-19, cần chủ động, tích cực xây dựng và triển khai thực hiện thật tốt các chính sách, biện pháp nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Việt Nam đã đề ra. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Chính phủ, các ngành, các cấp có kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển du lịch, bảo đảm đời sống sinh hoạt bình thường của nhân dân, nhất là vùng có dịch.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Chống Covid-19: Việt Nam lên tiếng về việc phân biệt người Việt và người nước ngoài

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, dù còn nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng đây đồng thời cũng là thời cơ để tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu sản xuất kinh doanh.

“Trước mắt, cần thúc đẩy đầu tư công trên cơ sở nguồn lực đã được bố trí để kích cầu, đồng thời bảo đảm nguồn lực dự phòng, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, sản xuất lương thực, thực phẩm, bảo đảm an ninh lương thực, an sinh xã hội, chú trọng thị trường nội địa, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ”, đồng chí Nguyễn Phú Trọng nêu rõ.

Ngoài ra, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lưu ý, Việt Nam cần tiếp túc hỗ trợ, chia sẻ với quốc tế trong phòng chống dịch bệnh, qua đó thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam.

Một yếu tố đặc biệt quan trọng được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhắc đến chính là trong công tác phòng chống dịch, một mặt không được chủ quan, phải làm quyết liệt, nhưng mặt khác cũng không gây tâm lý hốt hoảng hay sợ hãi quá đến mức không dám làm gì.

“Không chủ quan, làm quyết liệt, nhưng không để hiểu là quá hốt hoảng, sợ hãi không dám làm. Chống cả hai khuynh hướng đó. Coi thường, nhởn nhơ không được, nhưng quá hốt hoảng, chỉ nghe thấy cái này thôi cũng chưa chắc đã hay. Với tinh thần tất cả vào cuộc chống dịch như chống giặc, là việc của toàn dân, bình tĩnh, không hốt hoảng, phát huy kết quả đạt được thời gian vừa qua”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала