Nhà khoa học giải thích tại sao số lượng tử vong do đại dịch ngày càng ít đi

© Sputnik / Alessandro Rota / Chuyển đến kho ảnhNovara, Ý.
Novara, Ý. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
EKATERINBURG (Sputnik) – Ông Yevgeny Ulomsky, giáo sư tại Khoa Hóa học Hữu cơ và Sinh học phân tử, Viện Hóa Kỹ thuật thuộc Đại học Liên bang Ural (UrFU) cho biết, số lượng tử vong do mỗi đại dịch mới gây ra ngày càng ít hơn vì loài người học được cách đấu tranh chống lại nó.
"Nhân loại đang học cách chống lại virus. Và mỗi đại dịch tiếp theo trên thế giới càng có ít người chết hơn. Trước đây, 1 tỷ người đã bị nhiễm cúm Tây Ban Nha (1918-1919), 50 triệu người đã chết. Cúm châu Á năm 1957 lấy đi sinh mệnh của 2 triệu người (500 triệu người mắc bệnh). Có tới 500 triệu người mắc cúm Hồng Kông (1968-1969), khi đó 500 000-1 triệu người đã chết. Hơn 100 triệu người bị cúm lợn (2009-2011), có 120 000 người chết", - dịch vụ báo chí UrFU dẫn lời nhà khoa học.
Nhà khoa học - Sputnik Việt Nam
Nhà virus học Trung Quốc nói rằng đại dịch COVID-19 sẽ không sớm kết thúc

Ông Ulomsky nói rằng các nhà khoa học đang phát triển thuốc chống virus ở các giai đoạn khác nhau. Theo giáo sư, acyclovir phá vỡ chuỗi DNA được xây dựng và tế bào bị nhiễm sẽ chết cùng virus - do đó, virus sẽ không lây lan nữa.

Mô hình hóa virus

Ở giai đoạn tổng hợp protein virut, có những loại thuốc mô phỏng protein. Mô hình hóa virus là một khía cạnh quan trọng trong việc tạo ra các loại thuốc chống virus, nhà khoa học cho biết.

Ông lưu ý rằng việc tạo ra các loại thuốc chống virus là cần thiết không chỉ để khắc phục hậu quả lây lan coronavirus, mà còn để chống lại các bệnh phổ biến khác. Bởi vì, theo nhà khoa học, bệnh sốt xuất huyết giết chết khoảng 100 000 người/năm. Tỷ lệ tử vong do cúm không thấp hơn. Bệnh sởi, cũng như viêm gan cũng có tỷ lệ cao tử vong cao.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала