Công nghệ mới sẽ củng cố quyết tâm của Bắc Kinh về kiểm soát Biển Đông?

© Depositphotos.com / Imidglviv.gmail.comBăng đá dễ cháy (Flammable ice)
Băng đá dễ cháy (Flammable ice) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuần trước, các hãng thông tấn chính thức của CHND Trung Hoa loan tin rằng Trung Quốc đã nhận được lô khí đốt ở nơi khoan thí điểm từ «băng đá dễ cháy» (Flammable ice). Đối với nền kinh tế Trung Quốc và cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, thông báo này có ý nghĩa gì đây?

Thêm một giấc mơ Trung Hoa 

«Băng đá dễ cháy» là gì vậy? Đằng sau cái tên có vẻ trái khoáy như thế là mỏ methane hydrate, nằm ẩn dưới độ sâu lớn của biển và đại dương, kể cả ở Biển Đông. Đây là khí metan do nằm chìm ở độ sâu lớn, do áp suất nén và nhiệt độ lạnh, nên có dạng rắn, bề ngoài quả thực trông giống như băng đá. Nếu đưa được thứ «băng đá» này lên bề mặt, nó sẽ biến thành dạng khí và có thể sử dụng như khí gas tự nhiên thông thường. Từ 1 mét khối «đá băng» như vậy sẽ thu được 160 mét khối khí gas. Vấn đề cốt yếu là làm thế nào để đưa nguyên vẹn khối khí mêtan từ độ sâu lớn lên bề mặt mà không bị thất thoát. 

Từ tháng 2 năm nay, các nhà khoa học và kỹ sư Trung Quốc đã làm việc ở độ sâu 1225 m phần phía bắc Biển Đông, cách bờ biển Trung Quốc 430 km. Thu nhận hơn 860 nghìn mét khối khí gas. Bộ Tài nguyên CHND Trung Hoa cho rằng việc khai thác khí đốt từ «băng đá dễ cháy» đã chuyển từ giai đoạn thử nghiệm sang giai đoạn sản xuất công nghiệp. Trong một ngày đêm có thể đạt sản lượng khai thác 28 nghìn mét khối khí. 

Đây chắc chắn là thành tựu khoa học và công nghệ quan trọng của Trung Quốc. Trên thế giới chưa nơi nào tìm ra những công nghệ hiệu quả để khai thác loại khí đó ở quy mô công nghiệp. Nếu người Trung Quốc thực sự đạt tới tầm khai thác tài nguyên này với chi phí tài chính hợp lý, họ có thể cung cấp khối lượng lớn khí đốt cho nền kinh tế quốc dân và tạo nên cuộc «cách mạng khí đốt» trên thế giới. Trữ lượng khí metan trên thế giới (từ 2,5 đến 20 nghìn tỷ mét khối) cao hơn nhiều (gấp 37 lần) so với trữ lượng khí đốt tự nhiên thông thường. Và nếu quả là Trung Quốc sở hữu công nghệ hiệu quả về chiết xuất khí từ «băng đá dễ cháy», hẳn sẽ có nhiều khách hàng muốn mua lại bí quyết "know how" này. Bởi người ta cho rằng đang có nhiều mỏ «băng đá dễ cháy» nằm ẩn tàng ở đáy sâu không xa bờ biển Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, ở Địa Trung Hải, Biển Đen và biển Caspi. 

Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phản đối hành động phi pháp của Đài Loan và Trung Quốc trên Biển Đông

Liệu căng thẳng ở Biển Đông có hạ nhiệt? 

Đáng tiếc là không có cơ sở nào để hy vọng rằng thành tựu khoa học-công nghệ mới của Trung Quốc sẽ khiến các nước nằm ven bờ Biển Đông xích lại gần nhau hơn để đạt thỏa thuận về chủ quyền quốc gia với  các đảo trong khu vực này. Mà nhiều khả năng là cơn háu đói thèm ăn của Bắc Kinh sẽ còn tăng hơn, họ sẽ không muốn mất các khu vực, nơi có thể thu được khí gas phục vụ nhu cầu phát triển của chính mình, và do vậy Bắc Kinh thậm chí sẽ càng khó ngả theo xu hướng nhân nhượng với các láng giềng. Rõ ràng là cộng đồng thế giới sẽ không chấp nhận kiểu lý lẽ mà Bắc Kinh có thể viện ra, rằng chính các công ty Trung Quốc đã tìm thấy khí đốt ở đây, để biện minh cho tham vọng yêu sách đối với một số khu vực trên Biển Đông. Thế nhưng có vẻ là chính quyền Trung Quốc cũng chẳng xá chi điều này. Họ đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với 90% diện tích vùng biển. Và bây giờ nếu từ bỏ «tuyến chín chấm» - «đường lưỡi bò» khét  tiếng, có nghĩa là tự mình hành động thua lỗ. 

Câu hỏi muôn thuở vẫn còn đó: Liệu có nên mong chờ Trung Quốc hợp tác bình đẳng với các nước láng giềng trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên Biển Đông hay chăng?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала