Thời corona: Bộ Công Thương đề xuất giảm giá điện

© Ảnh : Ngọc Hà - TTXVNCông nhân Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội vận hành cung cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn.
Công nhân Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội vận hành cung cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trước tình hình dịch Covid-19, Bộ Công Thương đề xuất giảm 10% giá điện trong 3 tháng.

Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ quan điểm Tập đoàn Điện lực EVN nên thực hiện miễn, giảm giá điện cho người dân trong bối cảnh ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh lên đời sống và thu nhập của người dân.

Dịch Covid-19: Bộ Công Thương đề xuất giảm 10% giá điện hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Ngày 1.4, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã đề xuất phương án giảm giá điện cho khách hàng sử dụng điện trong 3 tháng, từ ngày 1.4 đến 1.7. Động thái này được xem là để tháo gỡ khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh trước tác động của dịch Covid-19.

Nhiều người dân đổ xô đi mua xăng, dầu về tích trữ. - Sputnik Việt Nam
Bộ Công thương: Xăng đủ, người dân đừng tích trữ

Theo đó, Bộ Công Thương đề xuất giảm giá điện sinh hoạt các bậc thang từ 1 – 4. Bậc thang từ 300 kWh trở lên vẫn giữ nguyên giá mà không được giảm, vì khách hàng tiêu thụ điện ở bậc thang này đa phần là những hộ có thu nhập cao, không chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bộ Công Thương đề xuất hỗ trợ trên 10% tiền điện hàng tháng cho các khách hàng có mức tiêu thụ dưới 300 kWh/tháng. Nhóm đối tượng này chủ yếu bao gồm người lao động, viên chức, công nhân bị ảnh hưởng nặng nề của dịch. Theo ước tính, số tiền hỗ trợ sinh hoạt này rơi vào khoảng 2.930 tỷ đồng.

Bên cạnh điện sinh hoạt, Bộ Công Thương cũng trình Chính phủ giảm giá điện sản xuất, kinh doanh, cũng như có chính sách miễn, giảm giá điện cho các cơ sở tham gia công tác phòng dịch. Cụ thể, giảm 10% giá điện sản xuất, kinh doanh trong ba tháng, từ 1.4 đến 1.7. Bộ Công Thương đề xuất giảm giá điện ở các khung giá: Cao điểm, bình thường và thấp điểm với mức giảm 10% so với biểu giá tại Quyết định số 648/QĐ-BCT.

“Ưu điểm của phương án trên là tất cả các khách hàng sản xuất, bao gồm các doanh nghiệp lớn sản xuất 3 ca hay các doanh nghiệp nhỏ chỉ sản xuất 1 ca, đều được hỗ trợ tiền điện. Tổng số tiền hỗ trợ các hộ sản xuất và kinh doanh là 6.104 tỷ đồng, tương ứng doanh thu của Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN giảm 6.104 tỷ đồng”, văn bản của Bộ Công Thương lưu ý.

Ngoài ra, các cơ sở lưu trú, khách sạn cũng được hỗ trợ giảm về bằng với giá điện sản xuất từ tháng 4. Số tiền hỗ trợ cho các cơ sở lưu trú du lịch từ tháng 4.2020 ước khoảng 1.840 tỷ đồng.

Về hỗ trợ công tác phòng chống dịch, Bộ Công Thương đề xuất miễn tiền điện cho khách hàng sử dụng điện là các cơ sở cách ly, khám chữa tập trung chỉ liên quan đến dịch Covid-19. Cùng với đó, Bộ đề xuất giảm 20% giá điện cho các cơ sở khám chữa bệnh có thực hiện khám, xét nghiệm và điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm Covid-19 và các khách sạn được sử dụng để cách ly.

Như vậy, theo đề xuất giảm giá điện của Bộ Công Thương, tổng số tiền miễn, giảm giá điện nhằm hỗ trợ ứng phó dịch Covid-19 ước đạt gần 11.000 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc doanh thu của EVN năm 2020 cũng sẽ giảm gần 11.000 tỷ đồng. trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài và còn nhiều phức tạp, việc hỗ trợ miễn giảm giá điện sẽ có ý nghĩa an sinh xã hội lớn, phần nào giúp các hộ gia đình bớt nỗi lo tăng chi phí.

Xuất khẩu gạo - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo khẩn vụ Bộ Công thương đề xuất tiếp tục cho xuất khẩu gạo

Ngoài ra, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chỉnh phủ, Bộ Công Thương cũng dẫn đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến vấn đề này.

Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bãi bỏ quy định khung giờ cao điểm bán điện (9 giờ 30 phút - 11 giờ 30 phút), thu hẹp bậc thang biểu tính giá điện, trước mắt nghiên cứu giảm 50% giá điện giờ cao điểm từ tháng 3 đến tháng 10.2020; áp dụng giá điện của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch bằng với mức giá điện áp dụng cho các cơ sở kinh doanh khác.

Đối với kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương nhận định, tổng số tiền hỗ trợ cho các doanh nghiệp sẽ lên tới gần 20.000 tỷ đồng, tương ứng với khoản giảm doanh thu lớn của EVN. Trong khi đó, phương án giảm 50% giá điện và giờ cao điểm có khả năng dẫn đến việc không khuyến khích tiết kiệm điện và giờ cao điểm, trong khi hệ thống đang có nguy cơ thiếu công suất vào giờ cao điểm.

Ngoài ra, phương án này còn có một vấn đề nữa là trong số 1,6 triệu khách hàng là các hộ sản xuất thì có tới 1 triệu khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ chỉ sản xuất 1 ca trong giờ hành chính. Tổng hợp những phân tích trên, Bộ Công Thương cho rằng, nếu chỉ giảm giá vào giờ cao điểm, các doanh nghiệp nhỏ này cũng không được hưởng lợi ích hỗ trợ từ việc điều chỉnh này.

Giảm giá điện nước cho dân thời đại dịch corona

Cũng liên quan đến vấn đề này, nhiều chuyên gia bày tỏ quan điểm Tập đoàn Điện lực EVN nên thực hiện miễn, giảm giá điện cho người dân.

Kể từ chiều 31.3, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) thông báo cho biết doanh nghiệp sẽ thực hiện miễn tiền sử dụng nước cho những hộ nghèo, cận nghèo và các khu tập trung phòng chống dịch bệnh Covid-19 (trừ khu cách ly Bệnh viện Dã chiến Củ Chi do đang được Công ty Cổ phần hạ tầng nước Sài Gòn cung cấp) trong 3 kỳ (tháng) liên tiếp (từ tháng 4 đến tháng 6). Đây là một chính sách đáng khen ngợi cùng chung tay với chính quyền TP.HCM đảm bảo an sinh xã hội, chia sẻ với khó khăn của người dân những ngày dịch bệnh bùng phát.

Công nhân vận hành trạm 500kV Tân Định (Công ty Truyền tải Điện 4) thực hiện nghiêm túc biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. - Sputnik Việt Nam
EVN cảnh báo thẻ tiết kiệm điện thông minh là lừa đảo

Chia sẻ về giải pháp miễn giảm tiền điện, nước cho dân, nhiều chuyên gia cho rằng đây là đièu cần thiết, hoàn toàn nằm trong khả năng của doanh nghiệp, chia sẻ bớt gánh nặng cho người nghèo, người còn khó khăn trong thời gian cả nước đang đương đầu với dịch bệnh.

TS Trần Văn Bình, Hội đồng năng lượng tái tạo thế giới, bình luận trên Thanh Niên cho hay, EVN tuy là một doanh nghiệp nhưng xưa nay ai cũng hiểu là đại diện nhà nước để gánh trách nhiệm bảo đảm an ninh năng lượng, an toàn quốc gia. Đại dịch toàn cầu cũng coi như dạng thiên tai, ngành điện phải bảo đảm đủ điện cho dân sinh hoạt. Giá cả thực phẩm cũng được các bộ ngành “ghìm cương”, mục đích bảo đảm an sinh xã hội, an toàn cho người dân.

“Đạo lý của doanh nghiệp là không vì mục đích lợi nhuận trong thiên tai khi cả xã hội đang gồng mình chống dịch. Giảm chi tiêu cho dân lúc này là thực tế nhất và là trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước, và EVN hoàn toàn trong khả năng mình để làm được”, TS. Trần Văn Bình cho biết.

TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên ĐH Fullbright Việt Nam rất biểu dương tinh thần tương trợ của EVN trong việc đề xuất miễn giảm giá điện cho các đối tượng còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, có hàng vạn, hàng triệu người dân đang bị giảm thu nhập, đó là điều ai cũng thấy rõ. Theo ông Tuấn, bên cạnh các đối tượng đề xuất, EVN nên xem xét mở rộng chính sách và đối tượng hỗ trợ với mức miễn, giảm khác nhau, căn cứ vào tính lũy tiến trong giá điện.

TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn phân tích, ở thời điểm hiện tại, việc tính giá điện cho các hộ gia đình được chia thành nhiều bậc, trong đó đối tượng sử dụng điện ít nhất, hưởng mức giá thành ở bậc thấp nhất chính là những người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Khi dịch bệnh bùng phát, đối tượng này chịu tác động mạnh nhất về thu nhập nên cần được hưởng chế độ ưu đãi lớn nhất trong những khoản chi phí sinh hoạt hằng ngày. Ngược lại, càng sử dụng nhiều điện, càng lên bậc cao là những gia đình có điều kiện kinh tế tốt. Tuy họ cũng không nằm ngoài tác động của dịch bệnh nhưng chi phí cho điện, nước cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống.

“Vì thế, về nguyên tắc, đối tượng ở ngưỡng tiêu dùng điện thấp nhất nên được miễn, giảm nhiều nhất, sau đó chia dần theo từng bậc”, TS. Anh Tuấn nêu rõ.

Nhiều vị chuyên gia cũng đồng tình về đối tượng hỗ trợ chi phí điện, nước nên được mở rộng thêm cho những người dân nghèo, người lao động thu nhập thấp.

Kỹ sư điện EVN  - Sputnik Việt Nam
EVN lãi gần 18,7 tỷ đồng mỗi ngày

Về vấn đề này, PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cũng nhấn mạnh, bản thân ông đã có kiến nhị ngành điện và ngành nước nghiên cứu giảm giá, chứ không thể đứng ngoài cuộc.

Theo phân tích của ông, từ đầu tháng 2 tức là sau Tết Nguyên đán, học sinh sinh viên nghỉ ở nhà, người lớn thường dạy con cháu thường xuyên rửa tay, cách 15 - 20 phút rửa, như vậy, tiền nước tăng là dễ hiểu. Nay dịch bệnh kéo dài, người dân ở nhà nhiều hơn, phải mở ti vi để nghe ngóng thông tin dịch bệnh từ Chính phủ, Bộ Y tế, rồi nhu cầu sử dụng điện, quạt tăng thêm.

“Nên nếu đã gọi đồng hành cùng Chính phủ, EVN nên tính toán phương án giảm giá điện ngay từ tháng 2 và áp dụng từ tháng 3 mới đúng. Bây giờ đã có Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và ổn định an sinh xã hội rồi, EVN nên thêm một bước nữa là hỗ trợ giảm giá điện cho dân thường và doanh nghiệp chứ không nên khoanh vùng chỉ giảm tiền điện cho khu cách ly, bệnh viện, viện nghiên cứu. Giảm kiểu đó là chưa thể hiện đúng bản chất chia sẻ, đồng hành với người dân!”, PGS.TS Trần Hoàng Ngân bày tỏ.

Ông Nguyễn Sĩ Dũng nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng lưu ý EVN chỉ là một doanh nghiệp, việc đề xuất miễn, giảm cho các đối tượng khách hàng đặc biệt là họ đang thực hiện theo nghĩa vụ xã hội, mang tính chất “tùy tâm”, giảm bao nhiêu tốt bấy nhiêu.

Theo ông Dũng, các chính sách về an sinh xã hội, đảm bảo hỗ trợ cho đời sống người dân mà để doanh thực hiện thì “không chuẩn lắm”. Việc này là trách nhiệm của nhà nước.

“Chính phủ nên ban hành chính sách hỗ trợ đặc biệt, tính toán dùng ngân sách nhà nước để đảm bảo cuộc sống của mọi đối tượng người dân trong mùa dịch”, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu quan điểm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала