Nhật Bản tiếp tục đi theo con đường quân sự hóa

© Ảnh : Kaijō JieitaiTàu sân bay Izumo (DDH-183)
Tàu sân bay Izumo (DDH-183) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra quyết định áp dụng chế độ khẩn cấp ở nước này do coronavirus. Nhưng, nếu đọc kỹ các tờ báo của Nhật Bản, có thể thấy rằng COVID-19 không phải là mối quan tâm duy nhất của chính phủ Nhật Bản, quan sát viên kiêm chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik, viết trong bài báo của mình.

Chương trình tăng cường sức mạnh quân sự của đất nước vẫn là mục tiêu quan trọng đối với chính phủ do ông Abe đứng đầu.

Việc đầu tiên là máy bay

Máy bay tiêm kích bom F-35B của Mỹ  - Sputnik Việt Nam
Mỹ chấp thuận bán 12 máy bay chiến đấu F-35B cho Singapore
Cách đây vài ngày, tờ báo Japan Times của Nhật Bản đưa tin nước này đã quyết định tự mình chế tạo máy bay tàng hình nhờ sử dụng phát triển khoa học và công nghệ của riêng mình trong việc tạo ra các công nghệ tàng hình. Chính phủ Nhật Bản không hài lòng với đề xuất của các công ty nổi tiếng từ Hoa Kỳ như Lockheed Martin Corp., công ty Boeing, cũng như công ty PLC BAE Systems của Anh, và họ đã quyết định rằng nhà thầu hàng đầu trong dự án này sẽ cũng là một công ty nổi tiếng không kém, nhưng là công ty của Nhật - Mitsubishi Heavy Industries, với hợp đồng trị giá 40 tỷ USD.

Từ trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã quyết định mua 42 máy bay F-35B của Hoa Kỳ, là loại phi cơ có thể cất cánh từ đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Những máy bay này rất phù hợp cho các hàng không mẫu hạm. Nhật Bản chưa có tàu sân bay, nhưng đất nước này sở hữu tàu sân bay trực thăng lớp Izumo có thể dễ dàng chuyển đổi thành tàu sân bay. Và để làm điều này cần máy bay F-35B. 

© Ảnh : SinaTàu sân bay trực thăng lớp Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Nhật Bản tiếp tục đi theo con đường quân sự hóa - Sputnik Việt Nam
Tàu sân bay trực thăng lớp Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Kẻ thù tồi tệ nhất là Trung Quốc?

Các nhà báo từ Japan Times tin rằng chính phủ đang thực hiện các bước như vậy để vũ trang Nhật Bản nhằm "chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở châu Á". Tất nhiên, sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc, bao gồm cả trong lĩnh vực quân sự, cũng như chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên có thể khiến một người công dân bình thường của Nhật Bản cảm thấy sợ hãi. Nhưng đây chỉ là cái cớ cho việc tái vũ trang của Nhật Bản. Trên thực tế, mong muốn tăng cường tiềm năng quân sự của Nhật Bản luôn là đường hướng chính sách truyền thống của giai cấp thống trị của đất nước này, được khởi nguồn không phải trong thời đại của chúng ta, thậm chí không phải trong thế kỷ 21. Chúng ta đều biết, Nhật Bản là một quốc gia có ít trữ lượng khoáng sản, trong khi chủ nghĩa tư bản Nhật Bản cần nhiều khoáng sản cho sự phát triển của mình. Đó là lý do tại sao trong thế kỷ 20 quân đội Nhật Bản chiếm bán đảo Triều Tiên và sau đó thực hiện hành vi xâm lược Trung Quốc. Vào thời kỳ đó, hai quốc gia này yếu đến mức không thể gây ra mối đe dọa cho Nhật Bản, trong khi đó Trung Quốc và Hàn Quốc lại rất giàu tài nguyên, và vì thế rơi vào tầm ngắm của giới tư bản Nhật Bản. 

Tàu khu trục Nhật Bản Kurama - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản gửi tàu khu trục và máy bay đến Trung Đông

Ngày nay, tàu chiến Nhật Bản đang đi lại ở vùng Vịnh Ba Tư và các khu vực khác ở Trung Đông để bảo vệ các tàu chở dầu của Nhật Bản, vì nếu không có dầu Trung Đông thì nền kinh tế Nhật Bản sẽ ngừng hoạt động.

Như vậy, thành ra "vũ trang bình thường" (theo cách nói của Shinzo Abe) là việc làm cần thiết đối với Nhật Bản không phải là để bảo vệ các dân tộc ở Đông Nam Á khỏi mối đe dọa Trung Quốc, mà là để đạt được các mục tiêu địa chiến lược của riêng họ. Lịch sử nhắc nhớ chúng ta rằng, các dân tộc khác trên thế giới có thể phải trả giá đắt để quân đội Nhật Bản đạt được mục đích này.

Shinzo Abe muốn thay đổi điều khoản hòa bình trong Hiến pháp 

Thủ tướng đương nhiệm của Nhật Bản Shinzo Abe không muốn nhớ lại những bài học của lịch sử. Ngay từ đầu nhiệm kỳ của mình với tư cách là lãnh đạo đất nước, ông đã tuyên bố rằng cần sửa đổi điều khoản hòa bình của Hiến pháp. Điều khoản này cấm Nhật Bản có lực lượng vũ trang riêng. Tuy nhiên, người Nhật, với sự thông đồng của người Mỹ, đã tạo ra Lực lượng Tự vệ của họ, với số lượng (300 nghìn người) và vũ khí hiện đại vượt trội so với quân đội của nhiều quốc gia châu Âu. 

© AP Photo / Itsuo InouyeLực lượng Phòng vệ Nhật Bản
Nhật Bản tiếp tục đi theo con đường quân sự hóa - Sputnik Việt Nam
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

Nhưng ông Shinzo Abe mong muốn rằng, Hiến pháp phải hợp pháp hóa Lực lượng Tự vệ, để luật pháp nước này công nhận quyền của quốc gia Nhật Bản có lực lượng vũ trang riêng. Điều này đã được Thủ tướng Nhật Bản công khai tuyên bố vài ngày trước tại một cuộc họp nhân dịp lễ tốt nghiệp tại Học viện Quân sự Quốc gia.

Chính quyền Nhật Bản tiếp tục dẫn dắt đất nước theo con đường quân sự hóa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала