COVID-19 không nhìn vào sự giàu có, nó đánh vào tất cả mọi người như nhau

© REUTERS / Andrew KellyNgười đeo mặt nạ ở Mỹ
Người đeo mặt nạ ở Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
COVID-19 khiến nền kinh tế toàn cầu bị trì hoãn, suy thoái kinh tế không thể tránh khỏi. Tình hình đại dịch và cuộc chiến chống lại nó cũng tương tự như tình hình với biến đổi khí hậu: các biện pháp được thực hiện càng nhanh, hậu quả càng ít.

Các nước sẽ trì hoãn việc «phủ xanh» các nền kinh tế đến bao lâu, nước nào dễ dàng vượt qua khủng hoảng nhất, liệu các quốc gia có đủ lực lượng để cứu doanh nghiệp hay không, thế giới sẽ thay đổi như thế nào để tránh suy thoái kinh tế vì COVID-19, người đứng đầu Viện Kinh tế thế giới tại Trường Kinh tế cao cấp (HSE) Igor Makarov đề cập đến tất cả các vấn đề này với phóng viên Sputnik.

Sputnik: Điểm giống nhau giữa biến đổi khí hậu và chống chọi với COVID-19 là gì?

- Thứ nhất, biến đổi khí hậu giống như một loại coronavirus tầm xa. Bây giờ tất cả các quốc gia đang nỗ lực rất lớn để làm phẳng đường cong tỷ lệ mắc bệnh. Tốc độ ở đây có tầm quan trọng cơ bản: các biện pháp được thực hiện càng nhanh, hiệu quả của chúng càng lớn và cuộc chiến chống lại dịch bệnh càng hiệu quả.

Người đàn ông đeo mặt nạ trên nền của trung tâm tài chính Lujiazui ở Thượng Hải - Sputnik Việt Nam
Hậu quả kinh tế chính do đại dịch coronavirus

- Thứ hai, liên quan đến cả coronavirus và khí hậu, các chính phủ phải đối mặt với ngã rẽ trong việc cần làm ưu tiên: duy trì tăng trưởng kinh tế hoặc đảm bảo phúc lợi xã hội. Đối với virus, phần lớn các quốc gia đã hy sinh tăng trưởng kinh tế để giải quyết vấn đề toàn cầu và đảm bảo lợi ích xã hội- sức khỏe cộng đồng.

Nhu cầu cần thiết nỗ lực chống COVID-19 là điều dễ hiểu đối với mọi người, và liên quan đến biến đổi khí hậu, chủ yếu được các nhà khoa học tuyên bố, chỉ trong một số trường hợp nhất định được phản ánh trong các hành động nghiêm túc của chính phủ. Mặc dù logic chung là giống nhau trong cả hai trường hợp, nhưng liên quan đến khí hậu nó hoạt động trên tầm nhận thức trong nhiều thập kỷ và trong biểu đồ một vài tuần liên quan đến coronavirus. Điều này rất quan trọng khi đưa ra quyết định.

Sputnik: Những hậu quả tác động đối với nền kinh tế bây giờ là gì?

-Một trong những điều đáng chú ý nhất là nạn thất nghiệp. Tại Mỹ, số liệu thống kê hàng tuần mới nhất cho thấy hơn 6,5 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Đây là một con số khổng lồ, cao gấp mười lần so với năm 2008-2009. Ở Mỹ, họ đã nói về tỷ lệ thất nghiệp có thể là 20-30% và ở một số nước châu Âu có thể còn cao hơn: ở châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp nói chung thường cao hơn.

Các dây chuyền dệt may của Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An tại KCN Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Sputnik Việt Nam
Giữa cơn dịch Covid-19: Việt Nam vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Sputnik: Có phải dịch bệnh đã mang đến sự bất bình đẳng như một vấn đề kinh tế xã hội lớn?

- Trên thực tế, bất bình đẳng là một trong những vấn đề chính của thập kỷ trước. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế trước đó, nó đặc biệt thể hiện rõ và trở thành một phần của chương trình nghị sự chính trị. Trong các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và ở một số nước châu Âu, các lực lượng dân túy đã chiến thắng - đây là kết quả của sự bất bình đẳng.

Cho đến năm 2009, tại các quốc gia chưa phát triển, nó bị che dấu bởi mức tiêu thụ tăng trong tầng lớp trung lưu và người nghèo. Mọi người đã vay để mua căn hộ, xe hơi, tiện ích, vv ... Một khoản vay rẻ hơn bù đắp cho sự đình trệ của thu nhập. Ngay khi mọi thứ sụp đổ vào năm 2008 và mọi người không còn gì, sự bất bình đẳng hiện diện với những màu sắc mới. Bây giờ coronavirus sẽ làm trầm trọng thêm nó, đặc biệt là điều này sẽ được nhận thấy rõ khi thoát khỏi kiểm dịch.

Sputnik: Tình hình trầm trọng sẽ như thế nào?

- Bây giờ mọi người đang ở nhà. Sau đó, họ rời khỏi chế độ kiểm dịch và nhận ra rằng họ không có phương tiện sinh hoạt, rằng họ đã bị cắt giảm hoặc họ sẽ nhận được mức lương thấp hơn, hoặc họ sẽ bị tước phần lương «xám», nếu có trước đó. Điều này sẽ dẫn đến sự phẫn nộ, bao gồm cả giới tinh hoa chính trị, những người giàu có, đầu sỏ, v.v. - tùy thuộc vào mỗi quốc gia.

Bản thân COVID-19 không nhìn vào sự giàu có, nó tấn công tất cả mọi người theo cùng một cách - những người giàu có bị bệnh không kém gì người nghèo. Nhưng về mặt kinh tế, tình hình hiện nay đánh vào người nghèo: những người làm việc tạm thời, công nhân trong ngành dịch vụ và doanh nghiệp nhỏ - tất cả những người không có dự trữ cho «ngày đen tối». Họ sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương.

Sputnik: Ông cũng từng nói rằng sau đại dịch, các nhà sản xuất sẽ muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào nước ngoài, lao động giá rẻ và tự động hóa tất cả các quy trình có thể? Đây là hậu quả tốt hay xấu của đại dịch?

- Điều này không xấu và không tốt. Đây là một thực tế nhất định được quan sát ngay cả trước coronavirus: có xu hướng thay thế các công việc tay nghề thấp trong các ngành công nghiệp truyền thống bằng máy móc và robot tự động. Trước khi có coronavirus, nhiều ngành công nghiệp bắt đầu quay trở lại các nước phát triển từ các nước đang phát triển, từ Trung Quốc, chẳng hạn.

Người đàn ông đeo mặt nạ trên nền của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc khôi phục nền kinh tế tiêu thụ

Trước đây, sản xuất được chuyển sang Trung Quốc, vì ở đó có lao động rẻ. Bây giờ, thứ nhất, nó đã không quá rẻ, và thứ hai, tại sao cần lao động rẻ nếu robot thậm chí còn rẻ hơn? Kết quả là, bắt đầu sự trở lại sản xuất ở thế giới phương Tây. Dịch bệnh sẽ tạo cho nó một động lực mới bởi vì những cân nhắc về bảo hiểm rủi ro và an toàn sẽ bổ sung cho những cân nhắc về kinh tế. Các công ty sẽ tăng mong muốn tập trung vào các bộ phận được sản xuất ở bên cạnh mình và được chế tạo bởi robot, thay vì các bộ phận được sản xuất ở xa và chuỗi cung ứng có thể bị đứt đoạn bất cứ lúc nào. Ngoài ra, robot, không giống như con người, không dễ bị bệnh.

Sputnik: Cuộc khủng hoảng có thể giáng đòn nghiêm trọng vào Euro không?

- Ở khu vực đồng euro ngay cả khi trước thời coronavirus đã có những vấn đề nghiêm trọng. Chúng đã thể hiện một cách đặc biệt sống động vào năm 2010-2012, dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ nần: họ đã cứu Hy Lạp, có những vấn đề lớn ở Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland, v.v. Sau đó, câu hỏi đã đặt ra: đồng euro là loại tiền tệ ổn định đến mức nào trong tương lai dài hạn. Vấn đề của khu vực đồng euro là các quốc gia tham gia có một chính sách tiền tệ duy nhất, nhưng không có chính sách tài khóa và ngân sách duy nhất. Chính sách tiền tệ duy nhất do Ngân hàng Trung ương châu Âu thực hiện có thể có tác động khác nhau ở các quốc gia khác nhau của khu vực đồng euro: ở một số quốc gia, nó có thể hữu ích ở một số nước và ở các quốc gia khác, với các thông số khác về nền kinh tế, ngân sách nhà nước, hệ thống thuế, chu kỳ hoạt động kinh tế, v.v. nó có thể có hại. Vấn đề này sẽ còn trở nên nghiêm trọng hơn sau thời coronavirus, không đồng bộ với sự phát triển của các nền kinh tế của các nước châu Âu.

Xét nghiệm coronavirus dương tính trên đô la và nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Cuộc khủng hoảng hiện tại gây ngờ vực về nguyên tắc thương mại tự do

Các quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng, ví dụ, Ý, có thể sử dụng sự phá giá tiền tệ như một trong những cách tiêu chuẩn để thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Nhưng Ý không có tùy chọn này, vì nó không có đồng tiền riêng - nó không thể tự giảm giá đồng euro. Euro sẽ bị giáng một đòn lớn. Tôi chưa sẵn sàng để dự đoán rằng eurozone sẽ nhất thiết sụp đổ, ai đó sẽ thoát khỏi nó, nhưng rõ ràng là ở nhiều quốc gia mong muốn rời khỏi eurozone, và có thể cả EU sẽ tăng cường củng cố. Hơn nữa, có một số thất vọng về cách Liên minh châu Âu đối phó với cuộc khủng hoảng. Nhiều người nói về cuộc khủng hoảng của tình đoàn kết châu Âu, rằng đã không giúp đỡ Ý. Thật đúng, họ thật sự đã không giúp Ý. Có nghĩa là, ngoài những vấn đề kinh tế chắc chắn sẽ có, sẽ có những vấn đề về tư tưởng và chính trị trong Liên minh châu Âu.

Sputnik: Ông cũng nói rằng đại dịch trên thế giới đã chuyển hướng trọng tâm: trước đây các nước từng theo dõi phương Tây làm như thế nào, và bây giờ mọi người đều nhìn về phương Đông.

- Vâng, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, toàn bộ thế giới trong sự phát triển của nó đã được định hướng về phương Tây, đó là Hoa Kỳ và Châu Âu, là những nền kinh tế tiên tiến nhất. Các mô hình kinh tế xã hội, hành vi, văn hóa của họ được bắt chước tích cực trên khắp thế giới. Trong thập kỷ qua, xu hướng này bắt đầu suy yếu, trên thực tế, đã dừng lại. Và bây giờ chúng ta thấy rằng Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc đang đối phó thành công với khủng hoảng coronavirus, và chính họ, lần đầu tiên sau nhiều năm, đã trở thành hình mẫu để noi theo. Cựu học sinh qua một đêm trở thành giáo viên. Và chuyển biến đảo ngược này không thể diễn ra mà không có dấu vết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала