Liệu châu Âu có bãi bỏ các lệnh trừng phạt chống Syria hay không?

© Sputnik / Valeriy Melnikov / Chuyển đến kho ảnhSyria
Syria - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
EU ủng hộ sáng kiến của Liên Hợp Quốc về việc đóng băng các lệnh trừng phạt đối với các quốc gia đang gặp những khó khăn nghiêm trọng do sự lây lan của coronavirus. Như vậy, một châu Âu thống nhất có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria.

Các chuyên gia chia sẻ với Sputnik về vấn đề, việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của châu Âu sẽ giúp Syria chống lại đại dịch như thế nào và Hoa Kỳ - đồng minh với châu Âu về trừng phạt sẽ phản ứng ra sao trong tình huống này.

Afrin, Syria - Sputnik Việt Nam
EU chuẩn bị trước các biện pháp trừng phạt chống Syria

Những thay đổi tích cực

"Chúng tôi đang thảo luận về khả năng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt để không cản trở việc cung cấp khẩn cấp các thiết bị y tế cần thiết trong cuộc chiến chống sự lây lan của coronavirus", - Ủy viên EU về chính sách đối ngoại Josep Borrel cho biết hôm thứ Sáu.

Vị quan chức châu Âu bày tỏ hy vọng rằng tuyên bố sắp tới sẽ nhận được sự ủng hộ, đồng thời lưu ý rằng các lệnh trừng phạt góp phần làm trầm trọng thêm mối nguy của đại dịch, đặc biệt là ở các quốc gia như Syria, Libya và Yemen.

Về phần mình, nhà khoa học chính trị người Pháp Mustafa Toussa tin rằng châu Âu đang tiến tới việc dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt trong thời gian xảy ra đại dịch.

"EU tin rằng chế độ trừng phạt không bao gồm viện trợ nhân đạo và hỗ trợ người dân của quốc gia này. Theo đó, để giúp tất cả các quốc gia đối phó với sự lây lan của căn bệnh này, ít nhất cũng cần đóng băng các biện pháp trừng phạt", - chuyên gia nhận định.

Phát biểu về phản ứng của Mỹ trước động thái như vậy, chuyên gia Pháp nói thêm rằng chính quyền Trump thậm chí có thể cản trở việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt.

Quốc hội Mỹ - Sputnik Việt Nam
Thượng viện Hoa Kỳ ủng hộ lệnh trừng phạt chống Nga vì sự trợ giúp đối với Syria
"Quan điểm của châu Âu về các biện pháp trừng phạt trong bối cảnh lây lan coronavirus về cơ bản khác với quan điểm của người Mỹ. Trump muốn sử dụng các biện pháp trừng phạt trong bối cảnh đại dịch như một yếu tố gây áp lực bổ sung đối với các quốc gia có chế độ không hợp ý Washington. Rốt cuộc, ngay cả khi đối mặt với một vấn đề chung, Mỹ luôn cố gắng kiếm phần lợi về mình và tìm cách đạt mục tiêu của riêng mình", - ông nhấn mạnh.

Lý do dẫn tới những thay đổi

Đồng thời, Usamah Danorah, chuyên gia chính trị và chiến lược, cựu thành viên của phái đoàn chính phủ Syria tại các cuộc đàm phán ở Geneva, tin rằng lý do chính khiến cho giới cầm quyền châu Âu thay đổi như vậy là mong muốn tỏ ra nhạy cảm với các vấn đề của người khác.

"Lúc bắt đầu đại dịch coronavirus, các nhà lãnh đạo chính trị châu Âu đã hành động khá thờ ơ ngay cả trong mối quan hệ với các nước láng giềng ở châu Âu. Và bây giờ họ cần phải xóa bỏ hình ảnh này trong mắt cộng đồng thế giới - đó là lý do tại sao họ đang dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Mặt khác, coronavirus đã cho thấy quá rõ giá trị của chủ nghĩa nhân văn châu Âu và những câu chuyện xung quanh quyền con người", - ông nói.

Liệu các biện pháp trừng phạt có được cắt giảm?

Nhưng Osama Danora tin rằng ngay cả những động cơ này cũng có thể là động lực khiến châu Âu giảm dần các lệnh trừng phạt, bao gồm cả các lệnh trừng phạt chống lại Syria.

Damascus - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi EU dỡ bỏ lệnh trừng phạt
"Trong bối cảnh này và với thông điệp như vậy, EU sẽ bắt đầu cắt giảm chính sách trừng phạt của mình, ít ra là bắt đầu với Iran và Syria. Và hoàn toàn có khả năng sau khi kết thúc đại dịch coronavirus, châu Âu sẽ không áp dụng lệnh trừng phạt trở lại, và kết quả là họ có thể thiết lập quan hệ với các quốc gia này. Đúng, đó sẽ là khi EU thực hiện chính sách đối ngoại độc lập nhất định, không cần phải lựa xem Washington có ý kiến gì hay hành động như thế nào", - chuyên gia Syria nói.

Tuy nhiên, còn có những lý do khác để châu Âu muốn giảm thiểu các lệnh trừng phạt chống lại Syria, theo quan điểm của ông Danora.

Ông nói tiếp: "Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo châu Âu hiểu được cái giá mà chính phủ Syria phải trả đề đánh bại những kẻ khủng bố và chấm dứt sự hỗn loạn ở đất nước này. Về vấn đề này, không thể không lưu ý đến những biến đổi đã xảy ra với chính phủ Syria và với toàn bộ nhà nước nói chung".

Theo ông, việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt do sự lây lan của coronavirus sẽ là cơ cấu khởi động cho cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo EU và chính quyền Damascus.

"Không ai trông chờ rằng con đường đối thoại này sẽ nhanh chóng và cực kỳ hiệu quả, nhưng bắt đầu nó cũng là việc rất quan trọng", - chuyên gia tóm tắt.

Trước đó, Tổng thư ký LHQ Guterres đã kêu gọi các quốc gia từ bỏ các lệnh trừng phạt được đưa ra trước đó, ít nhất là trong thời điểm đang diễn ra cuộc chiến chống đại dịch coronavirus.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала