Hoa Kỳ gây thêm áp lực đối với LHQ nhằm chống gia tăng ảnh hướng của Trung Quốc

© Ảnh : U.S. Mission Photo/Eric Bridiers / Jiang DuanNgười đứng đầu phái đoàn Trung Quốc tại văn phòng LHQ ở Geneva, ông Jiang Duan
Người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc tại văn phòng LHQ ở Geneva, ông Jiang Duan - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau cuộc xung đột với WHO, Hoa Kỳ đang cố gắng chính trị hóa các hoạt động của một cơ quan chuyên môn khác thuộc Liên Hợp Quốc. 7 thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thư ký LHQ đình chỉ việc bổ nhiệm đại diện của Trung Quốc vào cơ chế chủ chốt của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc tại văn phòng LHQ ở Geneva, ông Jiang Duan, mới đây vừa được bổ nhiệm là một trong năm đại sứ của Nhóm cố vấn trong Hội đồng Nhân quyền LHQ. Làm việc tại cấu trúc này, ông sẽ đại diện cho lợi ích của đất nước mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong bức thư gửi cho Antonio Guterres, bảy thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa kêu gọi ông can thiệp và ngừng việc bổ nhiệm đại diện Trung Quốc. Trong số đó có những người từng cố gắng khơi dậy các chiến dịch chống Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc và Hoa Kỳ về các vấn đề của Tân Cương, Tây Tạng và Hồng Kông. Trong  bức thư của các thượng nghị sĩ được Fox News trích dẫn có nêu rõ:

Căn cứ hải quân của Mỹ ở Thái Bình Dương. - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao trước những thách thức mới của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương
"Trung Quốc không được giữ vị trí có uy tín hoặc ảnh hưởng đến Hội đồng Nhân quyền LHQ trong khi chính quốc gia này đang vi phạm nhân quyền trong nước và ở hải ngoại".

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cảnh báo Tổng thư ký Liên Hợp Quốc rằng tình trạng của ông Jiang Duan Cảnh sẽ cho Trung Quốc cơ hội đóng vai trò trung tâm trong việc lựa chọn ít nhất 17 chuyên gia nhân quyền độc lập, bao gồm cả những người giám sát quyền tự do ngôn luận, tình trạng biến mất một cách cưỡng chế và bắt giữ tùy tiện, vi phạm nhân quyền.  

Hoa Kỳ rời khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ vào năm 2018 sau những thất bại rõ ràng trong nỗ lực tìm kiếm những người ủng hộ việc chính trị hóa các hoạt động của cấu trúc này. Tuy nhiên, trong vài năm qua, Trung Quốc đã tích cực bảo vệ quyền và lợi ích của các nước đang phát triển trong cấu trúc này của LHQ. Quyết định của các nước châu Á - Thái Bình Dương ủy thác cho Trung Quốc đại diện cho lợi ích của họ trong Nhóm tư vấn là bằng chứng cho thấy uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế đang được gia tăng và củng cố.

Nỗ lực của các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Hoa Kỳ nhằm thổi phồng vụ bê bối xung quanh Trung Quốc trong Hội đồng Nhân quyền được thể hiện ngay lập tức sau cuộc xung đột của Hoa Kỳ với Tổ chức Y tế Thế giới. Vào ngày 7 tháng 4, khi toàn thế giới kỷ niệm Ngày Sức khỏe Thế giới, tổng thống Mỹ lên tiếng đe dọa sẽ ngừng tài trợ cho WHO. Lý do chính mà Donald Trump đưa ra là WHO dường như "luôn đứng về phía Trung Quốc". Về phần mình, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhan Gebreusus đã cáo buộc Hoa Kỳ chính trị hóa đại dịch Covid-19. Ông nói rằng WHO không liên quan đến chính trị, và không cần sử dụng đại dịch để lấy điểm chính trị. Tổng giám đốc WHO cũng bác bỏ cáo buộc rằng tổ chức này ủng hộ Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ và Trung Quốc hợp tác để chống lại đại dịch.

Trí tuệ nhân - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc lần đầu tiên vượt Mỹ về số lượng bằng sáng chế

WHO không có ý định giữ lập trường của Trung Quốc về vấn đề chiến đấu chống đại dịch, nhưng các báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới bị chỉ trích vì những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm chính trị hóa vấn đề này, ông Wang Peng,  chuyên gia từ Đại học Nhân dân Trung Quốc chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

"Một trong những nghĩa vụ chính của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào là tham gia vào các tổ chức quốc tế, bao gồm cả WHO và thanh toán kịp thời các khoản đóng góp. Tuy nhiên, việc một số quốc gia miễn cưỡng tuân thủ quy tắc này không có nghĩa là họ có thể can thiệp vào các quốc gia khác trong việc thực hiện các nghĩa vụ này. Trong vấn đề quyền con người và phòng chống dịch bệnh, lập trường của các tổ chức quốc tế có thể khách quan và công bằng hơn so với ý kiến ​​cá nhân của các quốc gia có chủ quyền về chủ đề này. Vì vậy chúng ta cần lắng nghe các đánh giá được các tổ chức quốc tế đưa ra, cho dù đề cập tới vấn đề quyền con người giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hay là vai trò của hai nước này trong việc ngăn chặn dịch bệnh".

"Một số chính trị gia Hoa Kỳ và các phương tiện truyền thông đã lan truyền những lời buộc tội vô căn cứ về vai trò của Trung Quốc trong việc ngăn chặn đại dịch. Trong khi đó, WHO và một số cơ quan khác của Liên Hợp Quốc đã trình bày các báo cáo của mình. Các tổ chức này không có ý định minh oan hay bảo vệ Trung Quốc. Họ chỉ đơn giản đưa ra kết luận khách quan cho thấy sự vô căn cứ của các cáo buộc chống Trung Quốc. Do đó, phản ứng giận dữ của một số quốc gia và chính trị gia, cuối cùng dẫn đến sự chỉ trích mạnh mẽ đối với các tổ chức quốc tế và thậm chí tấn công trực tiếp Tổng giám đốc WHO Tedros Adanom Gebreyesus. Hành vi như vậy gây quan ngại trong cộng đồng thế giới. Chính trị hóa nhân quyền và các vấn đề nhân đạo khác là thủ thuật phi trung thực mà các quốc gia này thường xuyên sử dụng. Trong bối cảnh cuộc chiến chống dịch bệnh, đem phương pháp này ra áp dụng không khác gì một pha xảo thuật cũ kỹ ".

© AFP 2023 / FABRICE COFFRINITổng giám đốc WHO Tedros Adanom Gebreyesus
Hoa Kỳ gây thêm áp lực đối với LHQ nhằm chống gia tăng ảnh hướng của Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Tổng giám đốc WHO Tedros Adanom Gebreyesus

Trong thời gian xảy ra đại dịch, Trung Quốc đã cho thấy hiệu quả của hệ thống chính trị và chính sách kinh tế của mình, ông Igor Shatrov, người đứng đầu Hội đồng chuyên gia của Quỹ phát triển chiến lược phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. Theo ông, dịch bệnh đã đoàn kết xã hội Trung Quốc thành một khối, không làm lung lay nền tảng của đất nước. Hoa Kỳ thì lại chờ đợi kết quả ngược lại, do đó Washington mới đưa ra những chỉ trích đối với Trung Quốc:

Tân Tổng thư ký của Liên Hợp Quốc António Guterres  - Sputnik Việt Nam
Tổng thư ký LHQ tuyên bố gia tăng bạo lực gia đình trong bối cảnh cách ly chống dịch
"Những tuyên bố và hành động của Hoa Kỳ trong các cấu trúc của Liên Hợp Quốc có thể so sánh với cơn động kinh. Họ đã bỏ lỡ bước đột phá của Trung Quốc và giờ đây đang cố gắng đuổi kịp đối thủ. Đại dịch đã phản ánh cuộc khủng hoảng hệ thống của các giá trị phương Tây, đồng thời củng cố một hệ thống khác mà Trung Quốc là đại diện. Việc bổ nhiệm các đại diện Trung Quốc vào các vị trí lãnh đạo trong các tổ chức quốc tế và các dự án văn hóa toàn cầu nâng cao uy tín địa chính trị của Trung Quốc, vì vậy chúng ta có thể chờ đợi những ví dụ mới cho thấy Mỹ sẽ tìm cách ngăn chặn điều này. Hoa Kỳ nhất định sẽ tiếp tục đường lối chính sách này, vì vậy việc chính trị hóa chính sách của nước này sẽ gia tăng với mức độ chưa từng thấy".

Bình luận về những cáo buộc của Mỹ chống lại WHO, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian tại cuộc họp ngắn ngày 9 tháng 4 đã lưu ý tới tuyên bố được thông qua sau Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của các nhà lãnh đạo G20 mới kết thúc gần đây. Tuyên bố nhấn mạnh sự cần thiết phải ủng hộ và cam kết tăng cường hơn nữa trách nhiệm của WHO trong việc điều phối các hoạt động chống dịch bệnh quốc tế. Trung Quốc vẫn sẽ hành động như mọi lần, tức kiên quyết ủng hộ công việc của WHO và ủng hộ sự lãnh đạo liên tục của WHO trong hợp tác chống dịch toàn cầu. Nhà ngoại giao cũng lưu ý rằng gần đây, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Phi, Pháp, Rwanda, Ethiopia và các quốc gia và chính trị gia khác đã công khai bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với WHO. Họ tin rằng trong bối cảnh hiện tại, cộng đồng quốc tế cần phải tăng cường hợp tác trong việc chống lại dịch bệnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала