Covid-19: Việt Nam đã dạy cho thế giới điều gì?

© Ảnh : Trọng Đạt - TTXVNLực lượng chức năng kiểm tra thân nhiệt mọi công dân vào chợ phường Tân Thịnh - thành phố Hòa Bình.
Lực lượng chức năng kiểm tra thân nhiệt mọi công dân vào chợ phường Tân Thịnh - thành phố Hòa Bình. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam khiến thế giới phải nể phục trong cuộc chiến chống lại coronavirus. Với những nỗ lực không mệt mỏi chống lại dịch SARS-CoV-2, nhiều tổ chức, hãng truyền thông và dư luận quốc tế hết sức ngạc nhiên và bày tỏ khen ngợi những thành công của Việt Nam trong nỗ lực kiểm soát và chặn đứng đại dịch Covid-19.

Bộ Y tế chiều 14/4 công bố thêm một trường hợp mới mắc SARS-CoV-2 liên quan ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai. Việt Nam ghi nhận 266 trường hợp mắc coronavirus, trong đó 169 người đã được chữa khỏi.

Việt Nam mới chỉ có 266 ca mắc Covid-19

Y bác sỹ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cao Bằng đang xét nghiệm mẫu máu của bệnh nhân. - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Chúng tôi sẽ chết nếu không được điều trị ở Việt Nam
Theo bản tin phát lúc 18h ngày 14/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận thêm 1 ca mắc SARS-CoV-2. Đây là người phụ nữ này từng đến thăm và chăm sóc người nhà tại Bệnh viện Bạch Mai. Đồng thời, số ca mắc Covid-19 của Việt Nam đã là 266.

Theo Bộ Y tế, bệnh nhân số 266 là nữ, 36 tuổi, thường trú tại Thường Tín, Hà Nội. Trong các ngày từ 8/3-10/3, bệnh nhân có đến chăm mẹ tại Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai. Đến ngày 12/3 bệnh nhân có biểu hiện ngứa họng.

Từ ngày 30/3, bệnh nhân cách ly tại nhà. Ngày 12/4, bệnh nhân được lấy mẫu  bệnh phẩm và cho kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 14/4. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Trong tổng số 266 ca mắc Covid-19 tại Việt Nam, có 160 người từ nước ngoài chiếm 60,2% và 106 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 39,8%. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) 68.968.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, trong ngày 14/4 đã có thêm 23 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca điều trị khỏi tại Việt Nam lên 169 người. 97 trường hợp còn lại đang được điều trị tại 14 bệnh viện trong đó có 3 ca nặng nguy kịch đang thở máy và lọc máu là bệnh nhân số 20 (bác ruột của bệnh nhân số 17), bệnh nhân số 161 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở hai. Trong đó, nữ bệnh nhân số 20 đã có tiến triển khả quan, dừng được vận mạch, Glassgow 14 điểm.

© Ảnh : Anh Tuấn - TTXVNTrung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho người dân đang cách ly tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Covid-19: Việt Nam đã dạy cho thế giới điều gì? - Sputnik Việt Nam
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho người dân đang cách ly tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Trong khi đó phi công người Anh vẫn đang được tích cực chữa trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương TP.HCM. Bệnh nhân số 91 này không sốt, thở máy, theo dõi rối loạn động đông máu – Hội chứng HIT.

Tin mới về các ca nhiễm Covid-19 nguy kịch của Việt Nam

Bộ Y tế cho biết, chiều nay, ngày 14/4 tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán điều trị Covid-19, các thành viên Tiểu Ban Điều trị, Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm đã cùng thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác điều trị bệnh nhân mắc coronavirus nặng tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu khai mạc.  - Sputnik Việt Nam
Vũ khí tối thượng giúp ASEAN chiến thắng Covid-19

Tham dự hội chẩn tại Trung tâm quản lý điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán điều trị Covid-19, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Giám đốc Trung tâm quản lý, GS.TS Ngô Quý Châu- Quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý BV Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam cùng nhiều chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm trên cả nước.

15 điểm cầu tham gia hội chẩn chiều 14/4 này có các chuyên gia đến từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương với GS.TS Nguyễn Văn Kính- Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, BS CK II Nguyễn Hồng Hà, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực, khoa Cấp cứu của Bệnh viện đang điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.

Về phía Bệnh viện Bạch Mai có GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực cùng các chuyên gia huyết học.

Các chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy gồm PGS.TS Nguyễn Ngọc Thảo- Phó giám đốc Bệnh viện cùng kíp BS hỗ trợ trực tiếp điều trị bệnh nhân số 91 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

Ngoài ra còn có GS.TS Phạm Như Hiệp của Bệnh viện Trung ương Huế, đại diện chuyên gia Bệnh viện Nội tiết trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, Bệnh viện Đa khoa Cần Giờ.

Theo Tiểu Ban Điều trị, hiện có 8 trường hợp bệnh nhân nặng, trong đó có 1 trường hợp phải can thiệp tim phổi nhân tạo (ECMO), 2 trường hợp thở máy và 5 trường hợp thở ô-xy.

Trong số 8 trường hợp nặng này, có 4 bệnh nhân cần được tiếp tục trao đổi và xin ý kiến chỉ đạo, trong đó ngoài 3 bệnh nhân (số 20, 161 và 91) còn có thêm bệnh nhân số 251 từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam chuyển lên.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, hiện bệnh nhân số 91 có một số tín hiệu diễn biến lâm sàng khả quan hơn, dù vẫn dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân đã có những tiến triển chậm, hình ảnh XQ phổi có cải thiện, không sốt, thở máy và ECMO, được theo dõi rối loạn đông máu. Bệnh nhân vẫn được kíp bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ điều trị và theo dõi sát sao.

Việt Nam. Bên trong phố được dán những thông báo, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 - Sputnik Việt Nam
Covid-19 và mệnh lệnh không để Việt Nam vỡ trận của Thủ tướng Việt Nam

Phát biểu tại buổi hội chẩn, Hội đồng chuyên môn chúc mừng các bác sĩ điều trị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã nỗ lực khi đã chuyển bệnh nhân 91 sang giai đoạn mới với nhiều tín hiệu khả quan dù vẫn còn tiên lượng nặng.

Hiện nay, ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở hai còn 3 ca bệnh nặng được Hội đồng chuyên môn tiếp tục chẩn đoán.

Bệnh nhân số 20 sau 29 ngày điều trị đã có thời gian phải can thiệp ECMO, hiện đã có dấu hiệu hồi phục sau 3 lần ngừng tuần hoàn. Bệnh nhân đã dừng được vận mạch, Glassgow 14 điểm,bệnh nhân tỉnh, gọi giao tiếp được được, dấu hiệu sinh tồn khả quan. Đây là bác ruột của nữ bệnh nhân số 17.

Về trường hợp bệnh nhân số 161, 88 tuổi từ Bệnh viện Bạch Mai chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bà đã bị tai biến, xuất huyết não và liệt 1/2 người bên trái, Hội đồng chuyên môn cũng đề nghị xem xét cai máy thở, kiểm soát tăng huyết áp, đái tháo đường cho người bệnh.

Về bệnh nhân số 251, 64 tuổi vừa được chuyển lên từ Bệnh viện Đa khoa Hà Nam, bệnh nhân có tiền sử gout nặng, uống rượu, xơ gan. Ca bệnh này đã được hội đồng chuyên mốn tư vấn trao đổi về vấn đề dinh dưỡng, điều trị gout, xơ gan, chống đông. Những trường hợp nặng đều đang được các bác sĩ Việt Nam, chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về truyền nhiễm nỗ lực cứu chữa, duy trì sự sống.

Số bệnh nhân mắc Covid-19 giảm nhưng nhiều bệnh lý phức tạp

Phát biểu tại buổi hội chẩn, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, Hội đồng chuyên môn là một khối thống nhất và trí tuệ, tất cả vì người bệnh Covid-19.

“Hội đồng chuyên môn đã vượt qua được nhiều thách thực trong công tác chẩn đoán và điều trị người bệnh. Mặc dù, hiện nay số lượng bệnh nhân ở các bệnh viện không nhiều nhưng bệnh nhân nặng, nhiều bệnh lý phức tạp đi kèm”, Giám đốc Trung tâm quản lý điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán điều trị Covid-19 nhận định.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, hiện hệ thống Khám, chữa bệnh đã được nâng cao cấp độ cảnh báo khi tất cả các bệnh nhân đến khám đều coi là F1. Do đó, các cơ sở khám, chữa bệnh phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, sàng lọc, phát hiện sớm người bệnh.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu về hợp tác ứng phó với dịch bệnh COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Không phải ốc đảo tự thân: Việt Nam kêu gọi ASEAN đoàn kết chống đại dịch Covid-19

Đáng chú ý, tại Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, đặc biệt là nghiên cứu sử dụng huyết tương trong điều trị. Hội đồng chuyên môn giao Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương làm đầu mối phối hợp với những đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Hướng dẫn tiếp nhận, lưu trữ, bảo quản và vận chuyển huyết tương của người đã được điều trị khỏi coronavirus.

Đồng thời, Hội đồng chuyên môn tiếp tục giao Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Hướng dẫn sử dụng huyết tương tiếp nhận từ người đã điều trị khỏi bệnh Covid-19 để điều trị cho người bệnh thể nặng, Vấn đề hướng dẫn sử dụng thuốc, sử dụng máy thở trong điều trị bệnh nhân nặng, xây dựng và hoàn thiện các hướng dẫn cho các đối tượng nguy cơ.

Ngoài ra, PGS.TS Lương Ngọc Khuê lưu ý những bệnh nhân ra viện về cộng đồng phải tuyệt đối tuân thủ cách ly sau điều trị. Các cơ sở y tế tiếp tục theo sát bệnh nhân và giao CDC các địa phương theo dõi, xét nghiệm lại.

“Nếu cần thiết phải khẳng định xét nghiệm tại Labo tham chiếu kết quả xét nghiệm để khẳng định”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nêu rõ.
Thế giới học hỏi được gì từ cách Việt Nam ứng phó đại dịch Covid-19?

Những ngày qua, khi số lượng người nhiễm coronavirus tăng chóng mặt, vượt mốc 2 triệu người nhiễm nCoV, Mỹ và châu Âu liên tục hứng chịu những tổn thất nặng nề về số ca tử vong liên quan đến SARS-CoV-2 thì nhiều tổ chức, hãng truyền thông và dư luận quốc tế hết sức ngạc nhiên trước những thành công ban đầu của Việt Nam trong nỗ lực kiểm soát và chặn đứng đại dịch Covid-19.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu về hợp tác ứng phó với dịch bệnh COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Không phải ốc đảo tự thân: Việt Nam kêu gọi ASEAN đoàn kết chống đại dịch Covid-19

Sau tờ Deutsche Welle, đến lượt hãng thông tấn Đức DPA (Deutsche Presse-Agentur) lên tiếng khen ngợi thành công của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Bài viết của hai tác giả Chris Humphrey và Bac Pham mang tên “Không hề có ca tử vong: Thế giới học hỏi được gì từ cách Việt Nam ứng phó với đại dịch do coronavirus?”.

“Mặc dù có biên giới với Trung Quốc, Việt Nam đã tránh được tình cảnh nghiêm trọng như ở châu Âu và Mỹ. Cách phản ứng của Việt Nam đối với khủng hoảng đã nhận được lời khen từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)”, DPA nhận xét.

Việt Nam có tỷ lệ người nhiễm Covid-19 cực kỳ thấp so với Hàn Quốc, Singapore hay Đài Loan, những nơi được truyền thông thế giới ca ngợi là “kiểu mẫu” ứng phó hiệu quả trước đại dịch SARS-CoV-2.

DPA dẫn bình luận của TS. Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, các nước nên học hỏi phương châm 4 tại chỗ của Việt Nam. Đó là “Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”.

Theo đại diện WHO, Việt Nam đã ứng phó dịch sớm và chủ động. Việt Nam lần đầu tiên đánh giá rủi ro vào đầu tháng một, không lâu sau khi các ca nhiễm đầu tiên ở Trung Quốc được báo cáo.

“Việt Nam đã nhanh chóng thành lập ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch dưới sự giám sát của Phó thủ tướng, ngay lập tức triển khai kế hoạch đối phó quốc gia”, ông Park nói thêm.

Theo TS Kidong Park, Việt Nam đã sớm lên kịch bản ứng phó với nguy cơ dịch lây lan từ nước ngoài và lây nhiễm chéo trong cộng đồng.

Yếu tố tiếp theo làm nên thành công trong công tác kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam theo Trưởng Đại diện WHO chính là cách tiếp cận toàn dân của Chính phủ Việt Nam và người dân có sự đồng thuận và niềm tin vào quyết sách của Chính phủ.

Chốt số 7 có 2 lớp hàng rào luôn thường trực các lực lượng chức năng gồm công an, quân đội, nhân viên y tế, dân quân tự vệ... làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ nhất cử nhất động ra vào khu cách ly. - Sputnik Việt Nam
Có nhân viên Samsung Bắc Ninh mắc Covid-19: Ổ dịch Hạ Lôi, chợ hoa Mê Linh phức tạp

Mặc dù có số ca mắc rất thấp, nhưng Việt Nam đã thực hiện biện pháp cách ly toàn xã hội bắt đầu từ ngày 1/4, một phản ứng nhanh và quyết liệt hơn nhiều so với Anh hoặc Italy – những nước đã phải chứng kiến hàng nghìn người mắc bệnh trước khi ban hành lệnh phòng tỏa.

“Ở một số nơi khác, chính phủ các nước phải áp đặt lệnh phong tỏa để đối phó với dịch bệnh đang hoành hành. Còn ở Việt Nam, thực hiện cách ly toàn xã hội để tránh một cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn quốc”, DPA khẳng định.

Cũng theo đại diện WHO, Việt Nam đã đầu tư rất nhiều để nâng cấp năng lực của ngành y tế, hệ thống phòng thí nghiệm, khả năng phản ứng trước các tình huống cụ thể của các bệnh viện.

“Chúng tôi hiện chưa thể đưa ra dự đoán, nhưng có thể nói rằng diễn biến của đại dịch sẽ được định đoạt bởi chuỗi quyết sách và hành động mà các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, hiện đang thực hiện”, TS Kidong Park nhấn mạnh.

Phần lớn thành công của Việt Nam nằm ở sự đoàn kết xã hội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây cho rằng các nỗ lực của Việt Nam trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 giống như một “Cuộc Tổng tấn công mùa Xuân 2020”, liên tưởng đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, kêu gọi toàn bộ hệ thống chính trị và người dân phát huy tinh thần “chống dịch như chống giặc”, quyết tâm chiến thắng Covid-19.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ngoài Trung Quốc phát hiện ca nhiễm SARS năm 2003 và cũng là quốc gia đầu tiên WHO xác nhận kiềm chế được dịch.

Nể phục thành công chống Covid-19 của Việt Nam

Trang Diễn đàn Đông Á (East Asia Forum) cũng có bài viết nhận định Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á thành công nhất trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19.

“Việt Nam là một trong những nước đầu tiên áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt, ngay cả khi dịch Covid-19 vẫn chỉ giới hạn trong phạm vi Trung Quốc. Với việc huy động các nguồn lực sẵn có để tiến hành cách ly các trường hợp nghi nhiễm và truy tìm các đối tượng tiếp xúc với người mang bệnh, Việt Nam hy vọng sẽ sớm khống chế được đại dịch - như đã làm với dịch SARS và H5N1, đồng thời ngăn chặn nguy cơ quá tải hệ thống y tế vốn còn nhiều bất cập, và thiếu thốn”, EAF phân tích.

Theo Diễn đàn Đông Á, việc Việt Nam kiềm chế đại dịch thành công có thể thu hút số lượng lớn giới đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế truyền thống của như nguồn lao động giá rẻ, nền tảng chính trị ổn định và vị trí địa lý gần với Trung Quốc.

Đo nhiệt độ cho công nhân tại phòng y tế Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc Việt Nam (TAL), khu công nghiệp Bá Thiện 2 (huyện Bình Xuyên). - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế công bố thêm 2 ca mắc Covid-19 tại ổ dịch Hạ Lôi

Chẳng hạn, Tập đoàn Samsung hiện đang kinh doanh sản xuất rất thuận lợi tại Việt Nam với một nửa tổng sản phẩm điện thoại di động cung ứng trên toàn cầu của hãng này được sản xuất tại Việt Nam, cũng đã quyết định chuyển một phần sản xuất điện thoại nội địa sau khi dịch bệnh bùng phát ở Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, chế độ giãn cách xã hội cũng đang giúp Việt Nam thúc đẩy quá trình chuyển đổi đất nước sang nền kinh tế kỹ thuật số, vốn luôn được chính phủ coi là trụ cột tăng trưởng bền vững.

Với những gì đã thể hiện, việc Chính phủ Việt Nam đạt tín nhiệm cao nhất với 62% niềm tin và sự ủng hộ, tin tưởng của người dân vào quyết sách của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị là minh chứng rõ ràng nhất cho những nỗ lực tuyệt vời trong cuộc chiến đầy cam go đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

© SputnikKhẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Covid-19: Việt Nam đã dạy cho thế giới điều gì? - Sputnik Việt Nam
Khẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала