Liệu khẩu trang Việt Nam có chinh phục được thế giới?

© Ảnh : Lê Huy Hải - TTXVNĐoàn viên CĐCS Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang may khẩu trang tặng cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới, biển đảo.
Đoàn viên CĐCS Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang may khẩu trang tặng cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới, biển đảo. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong khi cả thế giới quay cuồng chống Covid-19, cũng như nhiều lĩnh vực khác, ngành dệt may chịu khủng hoảng chưa từng có. Tuy nhiên, đại dịch do coronavirus lại mở ra một hướng mới với cơ hội chưa có trong tiền lệ đối với ngành dệt may Việt Nam - trở thành đại công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới.

Tuy vậy, cần phải nhìn nhận thực tế, dù Việt Nam có đủ năng lực trở thành một quốc gia, công xưởng sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới, thì theo đánh giá của Bộ Công thương, có nên coi đây là ngành sản xuất chiến lược, lâu dài hay không thì còn cần cân nhắc nhiều yếu tố. Để đưa khẩu trang Việt Nam chinh phục thế giới, doanh nghiệp cần làm nhiều hơn nữa.

Bộ Công thương cảnh báo việc xuất khẩu ồ ạt khẩu trang sang châu Âu, Mỹ

Ngày 14/4, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU) trưc thuộc Bộ Công thương đã đưa ra một số cảnh báo về việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam ồ ạt xuất khẩu trang sang Đức và nhiều quốc gia trong khối EU.

Theo đó, Bộ Công thương cho biết, hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển hướng đẩy mạnh sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ y tế, để tìm kiếm nguồn đơn hàng, cơ hội kinh doanh trong mùa dịch Covid-19 với thực tế ảm đạm của ngành dệt may thời gian qua.

Sản xuất khẩu trang nano sử dụng nhiều lần tại TNG.  - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam có thể có một ngành công nghiệp mang tên khẩu trang trong tương lai?

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động liên hệ tìm đối tác và xuất khẩu khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế sang các quốc gia châu Âu, thông qua hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các nước thành viên EU liên hệ tìm đối tác.

400 triệu khẩu trang là đơn hàng trị giá 52 triệu USD mà Tổng Công ty May 10 đã ký kết với đối tác giao hàng trong tháng 7. Việt Nam cũng nhận đơn hàng mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần từ Mỹ và một đối tác Đức đặt mua 2 triệu khẩu trang vải, 6 triệu khẩu trang y tế.

Ngoài May 10, một số công ty khác cũng nhận được đơn hàng xuất khẩu lớn, trong đó có Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG). Đơn vị này cho biết trước nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế tăng cao dẫn đến khả năng khan hiếm mặt hàng này, TNG đã tiến hành sản xuất khẩu trang với năng lực dự kiến 50.000-60.000 chiếc/ngày. TNG cũng đã xuất những lô hàng khẩu trang đi châu Âu gần một tháng nay. Hàng triệu chiếc khẩu trang vải nano kháng khuẩn đã có mặt tại Pháp, Bỉ, Đức. Ông Nguyễn Văn Thời - Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG khẳng định, cánh cửa sang Mỹ của khẩu trang vải kháng khuẩn cũng đang rộng.

Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU (Bộ Công thương) cũng lưu ý, để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU, các doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng tiêu chuẩn của châu Âu về mặt hàng này.

Bộ Công thương lấy ví dụ như tiêu chuẩn dán nhãn CE (theo quy định của EU) hoặc đáp ứng bộ tiêu chuẩn mà EU đang phối hợp cùng các nước thành viên đưa ra trong trường hợp chưa có nhãn CE để xuất khẩu đến từng quốc gia cụ thể.

“Do vậy, việc sản xuất đại trà khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế mà không theo tiêu chuẩn kỹ thuật nào thì rất có thể sẽ không xuất khẩu được vào EU và gây dư thừa, thiệt hại về kinh tế nếu không tiêu thụ được ở các thị trường khác”, Bộ Công thương nhấn mạnh.

Việt Nam phải tỉnh táo: Khẩu trang chỉ mang tính thời vụ giữa dịch Covid-19

Gác lại kỳ vọng trở thành “đại công xưởng” sản xuất khẩu trang của thế giới, Việt Nam còn phải tính đường dài rất nhiều dù những đơn hàng sản xuất mặt hàng trang thiết bị bảo hộ y tế có thể giảm bớt phần nào áp lực cho ngành dệt may.

Trả lời câu hỏi liệu Việt Nam có thể trở thành công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới, không chỉ trong mùa dịch Covid-19 này mà cả trong tương lai hay không, Bộ Công thương khẳng định, Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới.

Công nhân Xí nghiệp may 1, Công ty Cổ phần May Chiến Thắng sản xuất khẩu trang vải dệt kim kháng khuẩn - Sputnik Việt Nam
Bộ Công Thương thông tin về việc sản xuất và xuất khẩu khẩu trang

Cụ thể, năng lực sản xuất khẩu trang vải phòng dịch của Việt Nam là rất lớn. Theo thông tin từ Bộ Công Thương, chỉ tính riêng 50 doanh nghiệp đã có báo cáo với Bộ, năng lực sản xuất khẩu trang đã lên đến 8 triệu chiếc/ngày, tương đương 200 triệu chiếc mỗi tháng. Nếu tính trên quy mô cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều.

Thêm nữa, nguyên liệu sản xuất khẩu trang về cơ bản không quá khắt khe. Trước đây, doanh nghiệp phải nhập khẩu vải kháng khuẩn hoặc hóa chất để sản xuất ra vải kháng khuẩn. Nhưng hiện nay một số doanh nghiệp, điển hình như Công ty Dệt lụa Nam Định, đã có thể tự sản xuất vải kháng khuẩn hoàn toàn từ nguyên liệu sinh học trong nước. Do vậy, nếu có thị trường, có khách hàng thì năng lực sản xuất khẩu trang hiện nay còn có thể nâng cao hơn nữa.

Tuy nhiên, để coi đây là một ngành sản xuất lâu dài thì vẫn cần tính đến một số yếu tố liên quan khác, đặc biệt là trên thị trường thế giới, “khẩu trang” thường phổ biến là khẩu trang y tế, thói quen sử dụng khẩu trang vải chưa phổ biến.

Việt Nam cần có thêm thông tin, quảng bá rộng rãi để người dùng nhận biết được lợi ích của khẩu trang vải và chuyển sang sử dụng loại khẩu trang này.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhấn mạnh, trong công tác xúc tiến thương mại, tìm khách hàng cần được đẩy mạnh trong bối cảnh nhiều khách hàng nước ngoài chưa biết về khả năng sản xuất khẩu trang vải của Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần hiểu một thực tế là khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang trở thành một mặt hàng thiết yếu. Nhưng khi dịch bệnh qua đi, nhu cầu về khẩu trang cũng sẽ giảm xuống. Do vậy, đây là một mặt hàng có tính thời vụ, tính ổn định không cao.

Khẩu trang thêu tay của nhà thiết kế Việt Nam Đỗ Quyên Hoa - Sputnik Việt Nam
Cái đẹp chống COVID-19: Nhà thiết kế Việt Nam tạo mẫu khẩu trang thêu độc đáo

Chính vì vậy, Bộ Công thương cho rằng, các doanh nghiệp dệt may có thể tranh thủ khai thác thị trường tại thời điểm này, nhưng để coi đây là một sản phẩm lâu dài, đầu tư quy mô lớn thì cần thận trọng. Đã có một vài doanh nghiệp thông báo nhận được đơn hàng dài hạn về khẩu trang, nhưng con số này còn rất ít.

Phát biểu về vấn đề này, chuyên gia Huỳnh Thế Du cho rằng thiết bị y tế có thể là cơ hội của Việt Nam nhưng cần tận dụng nhanh chóng, coi chừng rơi vào tình trạng “trâu chậm uống nước đục”, tức là khi mình chuẩn bị xong thì dịch đã qua, nhu cầu không còn cấp thiết nữa. Vì thế, đây là mặt hàng có tính thời vụ và tính ổn định không cao.

TS. Quách Mạnh Hào, đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu chính sách và kinh tế Việt Nam - Anh quốc tại Đại học Lincoln (Vương quốc Anh) cũng nhận định, xuất khẩu khẩu trang, đồ bảo hộ là một trong những cơ hội của Việt Nam thời điểm này cần tận dụng, giảm bớt khó khăn cho ngành dệt may và đỡ áp lực vấn đề thất nghiệp. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, đây không phải là cơ hội mang tính chiến lược mà Việt Nam nên hướng đến.

“Chúng ta có thể sản xuất và thậm chí đẩy mạnh xuất khẩu ở hiện tại nhưng đó không nên là một chiến lược tương lai. Không ai biết khi nào dịch xảy ra. Lấy một nhu cầu ngắn hạn để làm cơ sở cho một chiến lược dài hạn là một sai lầm”, TS. Quách Mạnh Hào nêu quan điểm.

Làm sao để khẩu trang Việt Nam tiến ra thế giới?

Theo Cục Xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải cần lưu ý, thị trường các nước phát triển thường đòi hỏi yêu cầu cầu cao về chất lượng, tính an toàn với người sử dụng. Do vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ về các tiêu chuẩn này để đáp ứng, xin các giấy chứng nhận phù hợp để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Sản lượng sản xuất vải của Việt Nam năm 2019 đạt 5 triệu m2/năm. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có thể thành công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới?

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, Việt Nam có đủ năng lực để có thể trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới. Tuy nhiên, để coi đây là một ngành sản xuất lâu dài thì cần tính đến một số yếu tố khác...

Khẩu trang là một sản phẩm đơn giản, nhưng không có nghĩa là đòi hỏi chất lượng thấp. Mà ngược lại, đây là sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đường hô hấp của người dùng nên đòi hỏi chất lượng phải cao hơn sản phẩm dệt may thông thường.

 “Các doanh nghiệp cần quan tâm đảm bảo chất lượng trong quá trình lựa chọn nguyên liệu, tổ chức sản xuất và làm thử nghiệm, xin giấy chứng nhận ở các tổ chức đánh giá có uy tín để đảm bảo khẩu trang được người dùng trong và ngoài nước chấp nhận. Đó là yếu tố hàng đầu để cho khẩu trang có thể sản xuất được lâu dài”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Cũng bàn về vấn đề này, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam cho rằng, việc sản xuất khẩu trang chỉ là phương án tạm thời, giúp các doanh nghiệp duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động trong bối cảnh thiếu đơn hàng, còn xuất khẩu là vấn đề phải tính kỹ lưỡng.

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý một việc, ví dụ xuất khẩu đi một số thị trường, như sang châu Âu, người ta cũng có những quy định rất khắt khe đối với các tiêu chuẩn khẩu trang nên khi làm việc với đối tác thì cần phải tìm hiểu rất cụ thể.

“Nếu chúng ta xuất khẩu sang mà không đạt tiêu chuẩn sẽ rất phiền phức, còn ban đầu từ khi xuất khẩu khẩu trang thì các doanh nghiệp cũng gặp một số vướng mắc như Hải quan, người ta cũng chưa phân biệt rõ khẩu trang y tế với khẩu trang vải kháng khuẩn thông thường, cho nên cũng có những khó khăn cho doanh nghiệp”, ông Trương Văn Cẩm nêu rõ.

Mặt nạ phòng độc. - Sputnik Việt Nam
Bác sĩ giải thích lợi thế của khẩu trang y tế so với khẩu trang có van thở
Khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã cử đoàn công tác đến làm việc ngay với các doanh nghiệp dệt may, nắm bắt tình hình và quy mô sản xuất khẩu trang vải. Đồng thời, Bộ cũng đã tổ chức kết nối các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải với các doanh nghiệp phân phối, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị lớn để đẩy mạnh tiêu thụ khẩu trang vải ở trong nước.

Hiện nay, trước tình hình năng lực sản xuất khẩu trang vải được mở rộng trong khi thị trường trong nước đang dần bão hòa, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các đối tác doanh nghiệp ở nước ngoài để giúp tiêu thụ sản phẩm khẩu trang vải. Các thông tin này Bộ Công Thương đã đưa lên Cổng thông tin của Bộ để doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải có thể đăng ký tham gia kết nối với các Thương vụ và nhận thông tin về người nhập khẩu nước ngoài.

Trong khi đó, tại cuộc họp ngày 13/4, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 cũng khẳng định chỉ khuyến khích xuất khẩu mặt hàng này sau khi đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала