Cạnh tranh chưa lành mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam: Phó Thủ tướng chỉ đạo

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNGạo được phát miễn phí tại cổng trường và Trung tâm Văn hoá quận Hai Bà Trưng.
Gạo được phát miễn phí tại cổng trường và Trung tâm Văn hoá quận Hai Bà Trưng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo bức xúc, gửi đơn lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu làm rõ việc mở tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu gạo lúc nửa đêm mang dấu hiệu cạnh tranh chưa lành mạnh.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo xử lý việc triển khai đăng ký mở tờ khai xuất khẩu gạo của cơ quan Hải quan gây khó khăn cho thương nhân, yêu cầu làm rõ nhiều bất cập và đảm bảo tính công khai, minh bạch. Bộ Công thương đã có văn bản hỏa tốc đề nghị Bộ Tài chính công bố công khai những thương nhân đã đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu gạo trong tháng 4/2020.

Phó Thủ tướng chỉ đạo khẩn vụ mở tờ khai xuất khẩu gạo lúc nửa đêm

Những ngày qua, dư luận phản ánh về việc phần mềm khai báo điện tử hải quan có vấn đề khi trong tối ngày 11/4, nhiều doanh nghiệp luôn trực sẵn để được mở tờ khai cho những lô hàng xuất khẩu gạo dang dở từ ngày 24/3 nhưng phần mềm này vẫn không mở hoặc không có thông tin tiếp nhận tờ khai từ khi nào. Ấy thế mà đến sáng 12/4, hệ thống lại công bố “đã tiếp nhận đủ tờ khai với số lượng 400.000 tấn gạo xuất khẩu như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho phép trước đó. Câu hỏi đặt ra là, những thương nhân nào đã kịp hoàn thành tờ khai hải quan xuất khẩu gạo lúc nửa đêm? Có hay không những bất cập, lỗ hổng trong phần mềm khai điện tử của cơ quan Hải quan?

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh.  - Sputnik Việt Nam
Bộ Công Thương công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo

Sau khi không kịp tham gia đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo lúc nửa đêm từ 11/4-12/4, các doanh nghiệp rất bức xúc và liên tiếp có đơn cầu cứu gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, đề nghị xem xét lại việc mở tờ khai hải quan. Theo đó, thiệt hại của doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn chưa lường hết.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công thương báo cáo rõ về những phản ánh của các doanh nghiệp.

Theo văn bản thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng, vừa qua trên một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc triển khai đăng ký mở tờ khai xuất khẩu gạo của cơ quan Hải quan và việc một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo không nhận được đầy đủ thông tin trong việc mở tờ khai xuất khẩu gạo, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4.

Cụ thể, trong báo cáo, Bộ Tài chính phải nêu cụ thể về quy trình, cách làm, danh sách các doanh nghiệp, thời gian mở tờ khai hải quan và số lượng gạo xuất khẩu của từng doanh nghiệp đã đăng ký thành công trên hệ thống, công tác phối hợp với Bộ Công Thương về việc này.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo việc mua dự trữ lương thực theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Đối với Bộ Công thương, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu báo cáo về công tác phối hợp với Bộ Tài chính để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung nêu trên trước ngày 18/4/2020.

Cạnh tranh chưa lành mạnh: Doanh nghiệp ‘cầu cứu’ lên Thủ tướng

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) trước đó đã có báo cáo của doanh nghiệp phản ánh về việc có dấu hiệu cạnh tranh chưa lành mạnh trong giao dịch thương mại liên quan đến hạn ngạch xuất khẩu 400.000 tấn gạo theo sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ thời gian qua.

Theo ghi nhận và phản ánh của nhiều doanh nghiệp, chỉ trong khoảng 3 tiếng đồng hồ từ 0h ngày 12/4, hạn ngạch 400.000 tấn gạo xuất khẩu đã được lấp đầy một cách khó tin, trong khi đó, biết bao nhiêu doanh nghiệp đã túc trực để chờ hệ thống mở, cho phép điền tờ khai điện tử xuất khẩu gạo.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu xem xét kỹ lưỡng việc xuất khẩu gạo

Không ít doanh nghiệp (chủ yếu là đơn vị vừa và nhỏ) cho rằng việc mở tờ khai hải quan lúc nửa đêm, không thông báo trước là không minh bạch khiến nhiều doanh nghiệp “không kịp trở tay”.

Theo lý giải của các doanh nghiệp, việc xuất khẩu bị ngưng trệ nhưng các chi phí sản xuất, chi phí quản lý, tiền lương vẫn phát sinh và thậm chí mỗi một ngày trôi qua chất lượng hàng hóa đó cũng bị ảnh hưởng.

Trên thực tế, thiệt hại là khó lường vì nếu các lô hàng hóa không được thông quan và xuất khẩu, các thương nhân sẽ bị thiệt hại nặng nề lên tới hàng tỷ đồng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng, nếu không thông quan và xuất khẩu được gạo trong tháng 5  thì một số thương nhân không còn tiền để trả nợ ngân hàng, ảnh hưởng uy tín. Do vậy phía thương nhân kiến nghị, cần giải tỏa toàn bộ lượng gạo hàng hóa đã sẵn sàng tại các cảng, và cho thông quan hết toàn bộ số lượng gạo hàng hóa đã nằm trên cảng trong thời gian sớm nhất có thể, ước tính số lượng thực tế không vượt quá 300.000 tấn.

Đồng thời, đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng góp ý, Cơ quan Hải quan nên xem xét tạo điều kiện phân luồng xanh và luồng vàng cho những lô hàng đã sẵn sàng ở cảng khi khai báo hải quan để được thông quan nhanh chóng.

Đối với hạn ngạch 400 ngàn tấn gạo mà Thủ tướng cho phép, Hiệp hội Lương thực Việt Nam kiến nghị tiến hành kiểm hóa thực tế đối với các thương nhân đã truyền tờ khai, kiểm tra số container, số niêm phong thực tế của container hàng có đúng với số lượng đã truyền qua mạng để mở tờ khai hay không. Vừa kiểm tra vừa xuất hàng thực tế bị tồn đọng tải cảng, vừa phát hiện được thương nhân khai báo khống nhằm giữ hạn ngạch.

Gạo Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Có hay không việc bãi bỏ chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo sau một ngày?
Đặc biệt, Hiệp hội Lương thực đề nghị Tổng cục Hải quan công khai minh bạch về thời gian mở hệ thống cho khai điện tử hải quan, có văn bản triển khai cụ thể để Cục Hải quan các địa phương thực hiện đồng bộ.

Hiệp hội nêu rõ, ngoài việc nhiều doanh nghiệp không nhận được thông tin chính thức nào từ phía cơ quan có trách nhiệm về thời gian mở hệ thống đăng ký tờ khai thì vấn đề cập nhật thông tin tờ khai trên hệ thống hải quan cũng có vấn đề. Bên cạnh đó, các tờ khai đăng ký hải quan kể từ thời điểm 0 giờ ngày 11/4, đã có số tờ khai và đã phân vào luồng đỏ. Tuy nhiên, đến ngày 13/4, sau khi tái kiểm tra trên hệ thống hải quan cập nhật thì ngày đăng ký của các tờ khai này tự động bị lùi về thời điểm 10/4. Thậm chí, có cả trường hợp các tờ khai hải quan đã có số tờ khai nhưng chưa phân luồng, đã được ghi nhận trước đó, đến thời điểm sáng 14/4 lại bị mạng hải quan xóa bỏ trong khi chưa hết 15 ngày theo quy định.

Liên quan đến thực trạng này, mới đây, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Cần Thơ đã gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương “cầu cứu” bởi hàng ngàn tấn gạo đã nằm tại cảng, đội đủ thứ chi phí phát sinh, chưa kể đến việc mất uy tín với đối tác khi thực hiện giao hàng đúng thời hạn.

Theo tường thuật của đại diện Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP.Cần Thơ, những lô hàng đang chờ xuất đi khai dở dang từ ngày 24/3. Doanh nghiệp không thể thực hiện mở tờ khai, trong khi hệ thống phần mềm Hải quan điện tử lại thông báo đã đủ hạn ngạch chỉ sau mấy tiếng đồng hồ lúc nửa đêm. Nỗi bức xúc của doanh nghiệp này cũng là tình huống chung của rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo khác khi “chầu trực” bao ngày rồi chỉ sau một đêm, 400.000 ngàn tấn gạo được chốt đủ hạn ngạch. Không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra.

Bộ Công thương đề nghị công khai ai đã đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo

Trước tình trạng bất cập nêu trên, Bộ Công thương đã nhận được rất nhiều văn bản của các doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu gạo phản ánh về việc đăng ký tờ khai hải quan có nhiều bất cập.

Ngày 15/4, Bộ Công thương có công văn hỏa tốc đề nghị Bộ Tài chính công khai danh sách những doanh nghiệp, thương nhân đã đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu gạo tháng 4 này.

Nông dân trên ruộng lúa, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ xuất khẩu gạo sang Hàn Quốc

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương nghiên cứu tổng hợp kiến nghị của UBND các tỉnh Long An, An Giang, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang báo cáo tình hình xuất khẩu gạo tháng 4/2020 và đề xuất phương án điều hành xuất khẩu gạo tháng 5/2020, Bộ Công Thương gửi văn bản hỏa tốc gửi Bộ Tài chính về việc thực hiện hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4/2020.

Công văn của Bộ Công thương đề nghị Bộ Tài chính công bố công khai danh sách các thương nhân đã đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu theo hạn ngạch 400.000 tấn trong tháng 4/2020.

Bộ Công thương cho biết, những ngày qua Bộ đã nhận được nhiều văn bản của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phản ánh việc đăng ký tờ khai hải quan xuất hiện một số bất cập như thương nhân không được thông báo về thời gian bắt đầu tiếp nhận tờ khai xuất khẩu nên không đăng ký được kịp thời hoặc không tiếp cận được hệ thống (báo lỗi), cá biệt có trường hợp đã đăng ký được nhưng sau đó lại bị mất tờ khai trên hệ thống. Do đó, Bộ Công thương đề nghị cung cấp rõ, cụ thể về tên, số lượng, thị trường xuất khẩu, cảng hay cửa khẩu xuất đến thời điểm hiện nay để các doanh nghiệp có thể nắm rõ hơn quy trình triển khai nghiệp vụ khải quan và nắm thông tin chi tiết hơn về việc thực hiện tờ khai hải quan xuất khẩu gạo.

“Để có cơ sở tổng hợp báo cáo Thủ tướng về phương án điều hành xuất khẩu gạo trong tháng 5/2020 đúng thời hạn, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính cung cấp số liệu xuất khẩu gạo về Bộ Công Thương định kỳ trước 17 giờ hàng ngày, từ nay đến hết ngày 25/4 thông qua Cục xuất nhập khẩu”, văn bản hỏa tốc của Bộ Công thương nhấn mạnh.
Tổng Cục Hải quan nói gì vụ mở tờ khai xuất gạo lúc nửa đêm?

Trước đó, Tổng Cục Hải quan lên tiếng lý giải về việc “mở tờ khai lúc nửa đêm” cho biết, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (VNACCS/VCIS) do Chính phủ Nhật Bản viện trợ hoạt động theo nguyên tắc xử lý tự động. Để thực hiện quyết định của Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan cần có thời gian để thiết lập các chỉ tiêu thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Theo ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan, kể từ 24 giờ ngày 11/04/2020, hệ thống đã được thiết lập để hoạt động tự động theo nguyên tắc tự động tiếp nhận, tự động trừ lùi số lượng gạo xuất khẩu trong hạn ngạch được phép xuất khẩu theo nguyên tắc tờ khai đăng ký trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước, ngay sau khi người khai hải quan gửi thông tin tờ khai hải quan đến hệ thống, không có sự can thiệp của công chức hải quan.

Hoạt động nghiên cứu giống lúa của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời tại Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.  - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam có vượt Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới?

Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động dừng tiếp nhận thông tin đăng ký tờ khai hải quan nếu số lượng đăng ký chạm mốc hạn ngạch được phép xuất khẩu trong tháng 4 (là 400.000 tấn) thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh, hạn hán, xâm nhập mặn.

 “Qua theo dõi, thống kê của Tổng cục Hải quan trong thời gian từ 24 giờ ngày 11/4/2020 đến 19 giờ 34 phút ngày 12/4/2020 đã có 40 doanh nghiệp đăng ký tờ khai tại 13 chi cục hải quan với tổng số lượng gạo đã đăng ký xuất khẩu 399.999,73 tấn”, Tổng Cục Hải quan cho biết.

Theo lý giải của cơ quan này, thương nhân đăng ký tờ khai hải quan trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước. Số lượng khai trên tờ khai hải quan đã đăng ký sẽ được trừ lùi vào số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4. Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan cho tới khi tổng số lượng đăng ký xuất khẩu của các tờ khai chạm mốc 400.000 tấn (tờ khai hải quan có số lượng vượt quá mốc 400.000 tấn sẽ không có giá trị làm thủ tục hải quan).

Nếu tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4.

Tổng Cục Hải quan đồng thời cũng mở thêm phần thông tin thống kê về tình hình đăng ký xuất khẩu gạo trên trang chủ cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và người dân sẽ được cập nhật từng 60 phút về số lượng gạo đã được mở tờ khai đăng ký xuất khẩu trong tháng, lượng gạo thực tế đã xuất trong tháng cũng như hạn ngạch xuất khẩu còn lại trong tháng này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала