Việt Nam thêm 2 ca mắc Covid-19: Còn quá sớm để vui mừng?

© Ảnh : Thanh Tùng - TTXVNQuang cảnh cuộc họp.
Quang cảnh cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Y tế Việt Nam chiều ngày 24 tháng 4 công bố thêm hai trường hợp nhiễm chủng mới virus corona, nâng tổng số ca nhiễm của cả nước lên thành 270. Hai ca nhiễm Covid-19 mới này đều là du học sinh trở về từ Nhật Bản và được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị người dân vui mừng nhưng đúng mức vì nguy cơ dịch bệnh vẫn còn. Dù không còn cách ly xã hội nhưng mỗi người hãy hạn chế tối đa đi ra ngoài, hạn chế tối đa tiếp xúc, tự bảo vệ mình và chung sức cùng cộng đồng chống dịch.

Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long thông tin về sức khỏe bệnh nhân số 91, phi công người Anh đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, đây là ca bệnh mắc SARS-CoV-2 nặng nhất của Việt Nam với nhiều yếu tố kỳ lạ. cũng theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, có thể vẫn còn người mang virus SARS-CoV-2 trong cơ thể mà chưa được phát hiện trong cộng đồng.

Hai ca mắc Covid-19 mới của Việt Nam trở về từ Nhật Bản

Theo bản tin lúc 18h chiều nay 24/4, của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam ghi nhận thêm hai ca mắc SARS-CoV-2 mới – là du học sinh trở về từ Nhật Bản. Kể từ thời điểm ghi nhận ca dương tính đầu tiên với coronavirrus (23/1/2020) đến nay, Việt Nam đã có tất cả 270 ca nhiễm Covid-19.

Cán bộ bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa túc trực bên khu cách ly tại bệnh viên. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có 249 ca mắc Covid-19: Bộ Y tế ra thông báo khẩn liên quan bệnh nhân số 243

Bộ Y tế thông báo cụ thể về hai trường hợp mắc coronavirus mới nhất chiều 24/4 cho biết, các bệnh nhân số 269 và 270 mới này đều được cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Thái Bình ngay sau khi nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn.

“Cả 2 trường hợp mắc mới đều là du học sinh, từ Nhật Bản về Việt Nam ngày 22/4 trên chuyến bay VN311. Ngay sau nhập cảnh tại Sân bay Vân Đồn, họ được cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Thái Bình”, Bộ Y tế Việt Nam cho biết.

Ca bệnh số 269 là du học sinh nam, 23 tuổi, địa chỉ ở Hương Mai, Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Trong khi đó ca mắc Covid-19 số 270 là nữ bệnh nhân 22 tuổi, địa chỉ ở Đông Thắng, Tiến Dũng, Yên Dũng, Bắc Giang.

Bộ Y tế thông tin cho biết, ngày 22/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Bình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm sàng lọc, kết quả nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2. CDC Thái Bình đã chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, đồng thời triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch, lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm khẳng định.

Đến ngày 24/4, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm cho thấy kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Nhân viên y tế đo thân nhiệt người ra vào thành phố Hồ Chí Minh tại chốt kiểm dịch. - Sputnik Việt Nam
Tin tức Covid-19: Việt Nam cách ly hàng trăm chuyên gia công ty Goertek Trung Quốc

Cả hai bệnh nhân 269 và 270 hiện đã được chuyển về cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở hai.

Về tình hình cách ly theo dõi sức khỏe, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho hay, hiện, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) 68.890.

Về tình hình điều trị, số ca xét nghiệm âm tính lần đầu với coronavirus là 15 trường hợp, có 2 người đã ít nhất hai lần âm tính với SARS-CoV-2 trở lên.

Như vậy, đến thời điểm này, Việt Nam đã có 225 ca khỏi bệnh/xuất viện (chiếm 83% tổng số ca bệnh tại Việt Nam). Số ca bệnh còn lại là 45 trường hợp đang được điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị nhiều bệnh nhân nhất. Đa số tình trạng các bệnh nhân đều ổn định.

Phi công người Anh mắc Covid-19 có nhiều yếu tố kỳ lạ

Cũng trong ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long thông tin về sức khỏe bệnh nhân số 91, phi công người Anh đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, đây là ca bệnh nặng, có nhiều yếu tố kỳ lạ.

“Xét về y học thì khả năng sống sót của người bệnh là rất thấp. Tuy nhiên, sau thời gian điều trị, nhờ sự cố gắng nỗ lực của các bác sĩ, bệnh nhân thoát khỏi cơn nguy kịch và có diễn biến khả quan”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay.

Lực lượng cán bộ y tế lên xe về địa điểm công tác.  - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế đề nghị cán bộ y tế không đi xa, đi du lịch trong thời gian dịch COVID-19
Hôm nay, 24/4, bệnh nhân đã âm tính lần thứ hai với SARS-CoV-2.

Theo đại diện Bộ Y tế, kết quả này hoàn toàn khác so với tình trạng trước đó. Ngay từ khi nhập viện, phi công người Anh liên tục trải qua nhiều ngày nguy kịch. Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân diễn biến nhanh, suy hô hấp tăng dần, tổn thương phổi nặng, phải hỗ trợ hô hấp thở oxy mũi, sau đó thở oxy mask, thở máy xâm lấn và phải can thiệp tim phổi nhân tạo (ECMO). Những ngày tiếp theo, tình trạng bệnh người này tiếp tục diễn biến nặng, có lúc nguy kịch.

Theo các chuyên gia y tế, đây là ca mắc Covid-19 nặng nhất Việt Nam. Đối với nam phi công người Anh, có hai vấn đề lớn nhất chính là rối loạn đông máu trầm trọng, kháng thuốc đông máu và phản ứng miễn dịch dữ dội.

Nhằm cứu tính mạng người bệnh, Bộ Y tế quyết định đặt mua thuốc trị đông máu từ Đức (thuốc hiếm, hiện trong nước chưa có) về để điều trị. Đến nay, sau thời gian dài điều trị, vài ngày gần đây tình trạng bệnh nhân bắt đầu có tiến triển khá hơn.

Bộ Y tế Việt Nam cho biết, bệnh nhân 91 là nam, quốc tịch Anh, 43 tuổi, trú tại quận 2, TP.HCM. Đây là phi công hãng hàng không Vietnam Airlines. Ngày 8-3, bệnh nhân là hành khách từ London (Anh) về Việt Nam trên chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines số hiệu VN10, số ghế 5K.

Ngày 16/3, bệnh nhân là phi công trên chuyến bay VN272 từ TP.HCM đi Hà Nội và VN607 chiều từ Hà Nội - TP.HCM trong cùng ngày. Từ ngày 13 đến 18/3 bệnh nhân lưu trú tại TP.HCM và tới một số địa điểm ăn uống, giải trí, trong đó có quán bar Buddha. Ngày 17/3, bệnh nhân khởi phát sốt, ho và đến chiều 18/3 tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM khám, nhập viện với tình trạng X-Quang có tổn thương nhu mô phổi phải.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM xét nghiệm dương tính vào khuya ngày 18/3. Mẫu bệnh phẩm tại Viện Pasteur TP.HCM dương tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày 20/3.

Bộ Y tế lên tiếng về người mang virus corona tồn tại trong cộng đồng

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 sáng ngày 24/4, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế cho biết, có mấy vấn đề đặt ra về chuyên môn với những trường hợp người lành mang bệnh hoặc trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gây Covid-19 rồi lại dương tính trở lại

Mỗi người dân cần tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch trong cuộc sống hàng ngày. - Sputnik Việt Nam
Hết cách ly xã hội, nhưng Việt Nam vẫn bỏ sót ca mắc Covid-19?

Thứ nhất có thể người bệnh chưa khỏi bệnh hoàn toàn, chưa đào thải hết mầm bệnh sau khi điều trị, virus vẫn còn trong cơ thể, đặc biệt là trong tế bào niêm mạc phổi.

Thứ hai là có thể những người đã khỏi bệnh nhưng đang trong quá trình đào thải virus ở dạng bất hoạt - xác virus. Khi thực hiện việc khuếch đại gen, chúng ta xác định được gen của virus. Với trường hợp này, mặc dù người đó đào thải ra mầm bệnh nhưng mầm bệnh không hoạt động được.

Thứ ba là người lành mang trùng (hiện ghi nhận một trường hợp). Cho đến lúc này chúng ta chưa khẳng định được chắc chắn có phải người lành mang trùng không nhưng nó ở dạng như vậy. Điều này có khả năng xảy ra khi cơ thể con người chưa sản xuất đủ kháng thể để có thể khống chế, kiểm soát và tiêu diệt được virus này.

“Chúng tôi đã yêu cầu với các cơ quan, với tất cả các trường hợp có xét nghiệm âm sau đó xét nghiệm dương thì giao cho 2 labo tiến hành nuôi cấy virus. Nếu virus đó sống, phát triển thì chứng tỏ cơ thể người đó chưa khỏi bệnh”, - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ phương án giải quyết vấn đề trên.

Ngoài ra, sắp tới ngành y tế sẽ tiến hành lấy mẫu tất cả những trường hợp đã điều trị để làm xét nghiệm kháng thể trung hòa, để xem kháng thể đó có thể tiêu diệt được virus hay không.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, có trường hợp các bác sĩ dự đoán kháng thể đó không thể tiêu diệt được virus. Và như vậy virus sẽ tồn tại một thời gian rất dài trong cơ thể.

© Ảnh : Thanh Tùng - TTXVNThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu.
Việt Nam thêm 2 ca mắc Covid-19: Còn quá sớm để vui mừng? - Sputnik Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu.

Để thực hiện công tác này, phải thực hiện trong labo an toàn sinh học cấp 3. Bộ Y tế đã giao cho 2 labo là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh thực hiện hai kỹ thuật này để sớm có câu trả lời khoa học.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, nhiều chuyên gia cho rằng mặc dù Việt Nam không còn hoặc có rất ít ca bệnh mới nhưng vẫn có thể có mầm bệnh, có người mang virus vì qua tổng kết cho thấy có nhiều trường hợp mặc dù đã nhiễm Covid-19 nhưng lại không có triệu chứng lâm sàng hoặc những triệu chứng lâm sàng rất mờ nhạt, chỉ đau mỏi cơ thể, triệu chứng giống với cảm cúm, dấu hiệu rất mơ hồ nên dễ bỏ qua...

Ấn phẩm thông tin đồ họa của Thông tấn xã Việt Nam góp phần tuyên truyền mạnh mẽ tới người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an bắt Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, Việt Nam sống chung với Covid-19

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, có thể tồn tại một số trường hợp người lành mang virus trong cộng đồng nhưng không phát hiện ra được. Do hiện tại chưa có miễn dịch cộng đồng nên khả năng lây nhiễm trở lại là rất lớn.

“Chúng tôi rất lo ngại làn sóng thứ 2 đối với dịch Covid-19. Bài học từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Sinapore, bị làn sóng thứ 2 xâm nhập vào và tồn tại phát triển trong một cộng đồng mà không biết được. Đến khi xảy ra trên diện rất lớn thì lúc đó mới phát hiện ra. Nếu chúng ta cũng như vậy thì lúc đó hệ thống y tế của ta sẽ trong tình trạng rất khó khăn”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ.

Chính vì vậy, cần phải kiên quyết ngăn chặn “nhập khẩu” bệnh qua đường hàng không, kiểm soát chặt chẽ từng chuyến bay, từng hành khách nhập cảnh vào Việt Nam cũng như nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong công tác phòng chống dịch. Nếu không, rất dễ để xảy ra làn sóng thứ 2.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, cơ quan chuyên môn đã điều chỉnh lại vấn đề xét nghiệm đối với cộng đồng. Cụ thể, tất cả những trường hợp có triệu chứng mơ hồ hoặc liên quan bệnh cúm thông thường thì đều lập tức xét nghiệm. Tiếp đến là tập trung vào một số đối tượng có nguy cơ như khu công nhân, khu nhà trọ công nhân, khu tập trung nhiều lao động tự do, người yếu thế.

PTT Vũ Đức Đam: Nguy cơ dịch bệnh còn, người dân vui mừng nhưng đúng mức

Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 ngày 24/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, tuyệt đối không được chủ quan, nhất là những thời điểm chúng ta kiểm soát tốt dịch bệnh.

“Đây là lúc chúng ta tuyệt đối không được chủ quan. Chúng ta vui mừng vì những con số biết nói cho thấy đến giờ phút này dịch bệnh được kiểm soát tốt, nhiều địa phương được nới lỏng cách ly, học sinh sắp quay trở lại trường nhưng trên thế giới, mỗi ngày vẫn ghi nhận khoảng 50.000 người nhiễm mới, 5.000 người tử vong. Nhiều nơi tưởng chừng đã kiểm soát được tình hình nhưng dịch bệnh đã bùng phát trở lại”, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam nêu rõ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho hay, virus corona rất biến ảo. Nhiều người nhiễm không có triệu chứng. Nhiều người có thời gian ủ bệnh rất lâu. Không ít người đã xét nghiệm âm tính rồi lại dương tính nhiều lần. Các chuyên gia đều cho rằng tất cả mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều có rủi ro người mang mầm bệnh trong cộng đồng.

© Ảnh : Thanh Tùng - TTXVNPhó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp.
Việt Nam thêm 2 ca mắc Covid-19: Còn quá sớm để vui mừng? - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp.

Trước tình hình này, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo khẩn trương có những hướng dẫn hết sức chi tiết với từng lĩnh vực quản lý như giao thông, đi lại, sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đi học trở lại tới đây sao cho an toàn nhất có thể.

Kết luận cuộc họp, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 Vũ Đức Đam nhấn mạnh, chúng ta vui mừng vì kết quả phòng, chống dịch Covid-19 đến hôm nay. 

Mật độ người tham gia giao thông đông trở lại trên phố Đại Cồ Việt, trong thời gian giãn cách xã hội (ảnh chụp chiều 21/4/2020). - Sputnik Việt Nam
Covid-19 ở Việt Nam: Có tiếp tục cách ly xã hội?
Chúng ta vui mừng, lạc quan, tin tưởng vì có sự lãnh đạo đúng đắn, thực thi đúng đắn và hiệu quả. Nhưng không được quên chúng ta mới chỉ thắng từng trận đánh, từng chiến dịch, vẫn chưa thắng hoàn toàn cả cuộc chiến.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị người dân vui mừng nhưng “đúng mức vì nguy cơ dịch bệnh vẫn còn”.

“Chúng ta cố gắng đưa cuộc sống trở lại bình thường trong điều kiện vẫn còn nguy cơ dịch bệnh rình rập. Vì sức khoẻ của bản thân mình, vì cộng đồng, mỗi người dân, các lực lượng phòng, chống dịch phải tiếp tục thực hiện thật tốt lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia; hướng dẫn của ngành y tế”, đồng chí Vũ Đức Đam khẳng định.

“Dù không còn cách ly xã hội nhưng mỗi người hãy hạn chế tối đa đi ra ngoài, hạn chế tối đa tiếp xúc. Nếu phải ra ngoài thì luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, rửa tay thường xuyên, sạch sẽ. Điều này không hề thừa bởi nguy cơ dịch bệnh vẫn còn xung quanh chúng ta”, Phó Thủ tướng nhắc nhở.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала