Như bao lần trong lịch sử, Việt Nam sẽ chiến thắng kẻ thù hung tàn

© REUTERS / Nguyen Huy KhamNgười dân tại chùa Ngọc Sơn bên hồ Hoàn Kiếm tại Hà Nội, Việt Nam
Người dân tại chùa Ngọc Sơn bên hồ Hoàn Kiếm tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam nới lỏng giãn cách xã hội, suốt tuần lễ không xuất hiện những ca bệnh mới, và không ngẫu nhiên khi chủ đề chính trong các bài viết và thông tin về đất nước này trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài là phân tích bí quyết thành công của Việt Nam.

Sputnik giới thiệu với các bạn chuyên mục tổng quan hàng tuần của chúng tôi – «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Kinh nghiệm vô giá dành cho các nước đang phát triển

«Việt Nam là điểm sáng hiếm có và đáng ngạc nhiên trong cơn đại dịch COVID-19», - tờ Los Angeles Times nhận định. Các chuyên gia của báo Mỹ lưu ý đánh giá những bước đi sớm và cương quyết của Việt Nam: cấm gần như toàn bộ các chuyến đi từ Trung Quốc, đóng cửa trường học vào giữa tháng 1, ngay từ khi cả nước còn chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nhiễm bệnh nào, cách ly tập trung hàng chục nghìn người và theo dõi các tiếp xúc của bệnh nhân nhiễm coronavirus với những người khác. Đồng thời, tờ báo dẫn lời các chuyên gia từ các Trung tâm Hoa Kỳ về tình hình kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Việt Nam, công nhận tính xác thực của những số liệu mà chính quyền Việt Nam thông báo.

Một người đàn ông đi xe máy tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Giữa thời đại dịch Việt Nam bình tĩnh và có tổ chức
Trang Marketplace dành bài viết chi tiết chỉ ra rằng, bộ máy an ninh hùng mạnh ở Việt Nam và hệ thống chính quyền địa phương hiệu quả đã được huy động vào việc đảm bảo cung cấp thông tin ngay lập tức về tình hình dịch bệnh và cách ly ở mọi nơi cần thiết. Sớm nhận thấy không thể áp dụng cách xét nghiệm đại trà như Đức và Hàn Quốc tiến hành, Việt Nam đã chọn phương thức phù hợp với ngân sách của mình hơn để chống đại dịch. Chính trong lựa chọn này hàm chứa nguyên nhân thành công cơ bản là chiến lược của Chính phủ gồm ba giai đoạn với những hoạt động sau. Thứ nhất: kiểm tra nhiệt độ và xét nghiệm, trong đó bộ dụng cụ test kiểm tra nhanh và đáng tin cậy đã do chính người Việt Nam tạo ra. Thứ hai: Cách ly 14 ngày từ giữa tháng 2 đối với tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài vừa nhập cảnh vào lãnh thổ đất nước. Thứ ba: phối hợp truyền thông mau lẹ giữa chính quyền và các công dân, qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội và áp-phích để tuyên truyền tích cực về kiến thức vệ sinh phòng chống dịch. Việt Nam cung cấp những bài học quan trọng, bởi COVID-19 còn lây lan hoành hành ở các nước đang phát triển, - tác giả kết luận.

Tờ báo Nga Kommersant cũng dành bài viết lớn và công phu nghiên cứu kinh nghiệm thành công của Việt Nam, lưu ý đến quyết định chia 63 địa phương của đất nước thành nhiều khu vực - với xếp loại mối đe dọa coronavirus ở mức cao, mức trung bình và thấp, từ đó có những biện pháp tương ứng về giãn cách xã hội khá đa dạng. Việc phân loại rủi ro đã tính đến một số yếu tố chủ chốt: vị trí địa lý của khu vực, số lượng và mật độ cư dân, sự hiện diện của các doanh nghiệp công nghiệp và chủ thể cơ sở hạ tầng, nơi nhiều người nước ngoài tạm trú, cũng như khả năng của hệ thống chăm sóc sức khỏe và tiềm lực ứng phó với đại dịch. Bài báo cũng ghi nhận yếu tố không kém phần quan trọng dẫn đến thành công là vai trò lãnh đạo và quản lý của Đảng Cộng sản, biết kêu gọi nhân dân đoàn kết và xác định tiêu chí nhận thức độc đáo, coi cuộc chiến chống đại dịch như cuộc đối đầu với giặc ngoại xâm, để lại một lần nữa, như từng có trong lịch sử, toàn Việt Nam lại trụ vững và chiến thắng.

Việt Nam đang bắt đầu hồi phục

Sau 22 ngày gián đoạn do coronavirus, Honda Vietnam đã công bố rằng từ ngày 23 tháng 4 sẽ nối lại sản xuất ô tô và xe máy, - như phản ánh của The Star Online. Cũng báo này viết về dự định của Chính phủ Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% năm nay và không để xảy ra tình trạng tăng giá phi mã.

Lực lượng biên phòng trực chốt 24/24 tại cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Sputnik Việt Nam
Ngày càng nhiều nước chú ý đến cách Việt Nam chống Covid-19

Báo chí Nga thông báo rằng chính quyền Việt Nam khôi phục lịch tiếp người nước ngoài để giải quyết vấn đề gia hạn visa. Argumenty i fakty đưa tin có thêm 3 doanh nghiệp Nga nhận được giấy phép xuất khẩu thịt lợn sang Việt Nam, và bây giờ tổng số các cơ sở có quyền như vậy đã tăng đến 9.

Tờ báo Mongabay có bài viết dài hơi và minh họa phong phú kể về số phận của Khu bảo tồn sinh quyển Cần Giờ ở gần TP Hồ Chí Minh. Vùng rừng ngập mặn này đã bị phá hủy gần như hoàn toàn trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và hiện là một trong những khu vực phục hồi rừng ngập mặn lớn nhất thế giới. Ngày nay, rừng là lá chắn bảo vệ thành phố khỏi những trận bão và tích lũy lượng lớn carbon dioxide, mặc dù kế hoạch phát triển đô thị và nuôi trồng thủy sản đang là mối đe dọa đối với «sức khỏe» của chính khu bảo tồn sinh quyển.

Hồi ức lịch sử

Hai ấn phẩm của Nga dành những bài viết thú vị tái hiện lịch sử cuộc kháng chiến kiên cường của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược. Tờ Argumenty i fakty nói về khoảng thời gian từ 21 đến 30 tháng 4 năm 1975 - những ngày sau chót trước khi cáo chung của chế độ Sài Gòn. Còn tờ Voennoe obozrenie so sánh các vũ khí mà bộ đội Việt Nam và lính Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала