Những kẻ hại nước, hại dân là tai họa cho Đảng

© Ảnh : Hoàng Hà/ZingTổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn cán bộ, bởi trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, ở bất kỳ lĩnh vực, địa phương nào, cán bộ bao giờ cũng đóng vai trò quyết định.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn cán bộ, bởi trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, ở bất kỳ lĩnh vực, địa phương nào, cán bộ bao giờ cũng đóng vai trò quyết định. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu ra những yêu cầu đặc biệt quan trọng trong công tác nhân sự, mà hạt nhân là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt của Đảng. Theo đó Ban Chấp hành Trung ương Trung ương khóa XIII phải quy tụ những người có Đức, có Tài, trong đó Đức là gốc.

Nhấn mạnh việc để lọt vào vào Ban Chấp hành Trung ương Trung ương Đảng hay lực lượng cán bộ những kẻ bất tài, hại nước hại dân là tai họa cho Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu kiên quyết không để lọt cán bộ thiếu đạo đức, tự diễn biến, tự chuyển hóa, vi phạm nhiều khuyết điểm, chạy chức chạy quyền, tham nhũng, cánh hẩu, bè phái, những kẻ giàu nhanh bất thường, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản không rõ nguồn gốc.

Việt Nam đã kỷ luật gần 100 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý

Trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII, trong đó đưa ra nhiều tiêu chuẩn cho Ủy viên Trung ương khóa XIII với nhan đề “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chúc mừng các Đại sứ nhân dịp nhận nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Nhà báo luôn đồng hành cùng dân tộc

Trong bài viết này, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã nêu ra các yêu cầu chủ yếu nhằm xây dựng Ban Chấp hành Trung ương mà hạt nhân là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt của Đảng.

Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII phải là một tập thể thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất cao ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, tất cả các cán bộ Ban chấp hành Trung ương khóa XIII phải có tầm nhìn chiến lược, có trí tuệ, tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về tính chiến đấu, tính kỷ luật, gắn bó mật thiết với nhân dân, quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân. Đặc biệt, phải đủ uy tín, năng lực lãnh đạo đất nước trong giai đoạn phát triển mới.

Cùng với đó, lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh, cần có số lượng và cơ cấu hợp lý cho Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tăng cường số lượng Uỷ viên Trung ương Đảng ở các vị trí, địa bàn, lĩnh vực công tác trọng yếu. Phải bảo đảm tính kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển liên tục.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII của Đảng phát biểu chỉ đạo cuộc họp.  - Sputnik Việt Nam
Văn kiện Đại hội Đảng và Chỉ đạo của Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, việc giới thiệu nhân sự phải trên cơ sở quy hoạch, giữ vững nguyên tắc, quy chế, quy định, phát huy trách nhiệm, dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan trong đánh giá, giới thiệu, lựa chọn nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ tới.

“Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ các mặt, uy tín và hiệu quả công tác sẽ đóng vai trò là căn cứ và tiêu chí cơ bản để đánh giá, lựa chọn, bố trí cán bộ phù hợp với công việc. Đi kèm với đó phải kiên quyết chống các biểu hiện cơ hội, tham vọng quyền lực, vận động cá nhân, cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ tiêu chí lựa chọn cán bộ.

Ngoài ra, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cần phải cảnh giác với những âm mưu, thủ đoạn phá hoại, gây rối nội bộ của các thế lực thù địch.

Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý, thậm chí có một số cán bộ đã bị xử lý hình sự.

Ủy viên Trung ương khóa XIII phải vừa có Đức vừa có Tài, trong đó Đức là gốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ, tiêu chuẩn cụ thể đối với Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII phải là những đồng chí tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác, bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ.

Đoàn viên, thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế tham gia hiến máu. - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kêu gọi toàn dân tham gia hiến máu

Trong số đó, cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau: Thứ nhất, có tinh thần yêu nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của quốc gia - dân tộc.

“Có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện nguyên tắc, kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nói đi đôi với làm, gắn bó mật thiết với nhân dân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định.

Thứ hai, có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm. Có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết, tận tuỵ với công việc, bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng; không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi.

“Có ý thức giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, gương mẫu chấp hành sự phân công và nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, công minh, công bằng trong đánh giá, sử dụng cán bộ”, lãnh đạo tối cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam bày tỏ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19
Thứ ba, có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược và kiến thức tương đối toàn diện để tham gia hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương. Có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới tại lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công, qua thực tiễn tỏ rõ là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, có năng lực sáng tạo, nhiệt huyết, làm việc có hiệu quả, có “sản phẩm” cụ thể, rõ rệt, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đoàn kết, quy tụ, phát huy được đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực, địa bàn được phân công. Có ý thức, trách nhiệm và khả năng tham gia thảo luận, đóng góp vào các quyết định chung của Ban Chấp hành Trung ương, đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ.

Tóm lại, như Tổng bí thư nhấn mạnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII là các đồng chí vừa có Đức vừa có Tài, trong đó Đức là gốc (như cha ông vẫn thường nói “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”).

Không để lọt vào Trung ương những kẻ hại dân, hại nước

Cũng trong bài viết của mình, bên cạnh những tiêu chí đặt ra, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh, kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII những người có một trong 6 khuyết điểm sau: Thứ nhất, bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cho cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm, thiếu chính kiến, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chúc mừng các Đại sứ nhân dịp nhận nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chống tham những: Thêm quyền cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Thứ hai, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, không công bằng, công minh trong đánh giá, sử dụng cán bộ, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình.

Thứ ba, để nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc để xảy ra tham nhũng, thất thoát, vụ việc tiêu cực lớn ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

Thứ tư, không chịu nghiên cứu học hỏi, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm, ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút.

Đặc biệt, trước thực tiễn thời gian qua, khi ngày càng nhiều cán bộ “làm giàu bất thường”, Tổng Bí thư nêu khuyết điểm thứ năm, theo đó, tuyệt đối không sử dụng những người kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc, bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính. Thứ sáu, vi phạm quy định về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.

“Để những người đó lọt được vào cương vị lãnh đạo là tai họa cho Đảng, là tạo điều kiện cho họ càng hại nước, hại dân nhiều hơn”, đồng chí Nguyễn Phú Trọng khẳng định.
“Công tác cán bộ nói chung và công tác nhân sự đại hội nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhưng cũng cực kỳ phức tạp, khó khăn, vì nó liên quan đến con người, là ‘công tác con người”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Do đó, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ, công tác nhân sự Đại hội phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự công tâm, thật sự trong sáng, khách quan, đặc biệt phải “có con mắt tinh đời” trong việc đánh giá, giới thiệu, lựa chọn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam là hình mẫu: Bí quyết thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đề cập và lưu ý nhiều vấn đề, nhưng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng cho rằng trong quá trình lựa chọn, bố trí, sắp xếp nhân sự cụ thể, cần thống nhất quan điểm là không quá cầu toàn, không quá tuyệt đối hoá.

“Các cụ ta đã có câu nhân vô thập toàn, con người ta ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu, điều quan trọng là phải biết phân biệt, đánh giá chính xác bản chất, mức độ các điểm mạnh, điểm yếu đó để không chọn nhầm người và phải có cách bố trí, sắp xếp nhân sự sao cho phù hợp để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu”, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cho hay.

Mục đích, trách nhiệm được người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh là phải xây dựng được một Ban Chấp hành Trung ương mạnh, một Bộ Chính trị mạnh, một Ban Bí thư mạnh, thật sự đoàn kết, thống nhất cao xung quanh người đứng đầu để đủ sức gánh vác trọng trách vinh quang nhưng rất nặng nề, là lãnh đạo hoàn thành sứ mạng lịch sử, nhiệm vụ chính trị để xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, đất nước ngày càng phát triển, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

ĐBQH Lê Thanh Vân: Không làm gì cả cũng là phá hoại

Chia sẻ về tiêu chí đánh giá, lựa chọn nhân sự, mà theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, đừng thấy đỏ mà tưởng chín, cùng đừng để động tác giả đánh lừa, ĐBQH Lê Thanh Vân, Ủy ban Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội chia sẻ trên TPO cho hay, tiêu chuẩn về cán bộ thì các văn bản của Đảng đã quy định, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng đã đề cập rất sâu sắc việc này. Công cụ có rồi nhưng việc sử dụng như thế nào lại phụ thuộc vào người đứng đầu, cơ quan tham mưu về tổ chức.

Ông Vân nhắc lại, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng đã nhấn mạnh, lần này phải gắn với trách nhiệm của người giới thiệu cán bộ. Đặc biệt trách nhiệm ở đây là phải xử lý, trừng trị nghiêm khắc, chứ không phải chỉ đứng lên “tôi xin chịu trách nhiệm” rồi xong.

“Bây giờ chọn cán bộ phải dựa vào thực chứng, chứ không phải những tiêu chí hình thức chung chung, bị cái mã bên ngoài che đậy cái sơ sài bên trong. Cái mã bên ngoài là bằng cấp, phiếu tín nhiệm. Bằng cấp thì mua được, mượn được. Còn tín nhiệm thì cũng dễ mua phiếu trá hình hay “tắt điện kiểm phiếu”, ĐBQH Lê Thanh Vân khẳng định.

Theo Ủy viên Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách Quốc hội nêu rõ, khi lựa chọn cán bộ phải có thực chứng ở từng vị trí cụ thể. Chẳng hạn là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì anh hiến kế gì cho Quốc hội, cho Hội đồng nhân dân? Còn ở cương vị quản lý lãnh đạo thì sản phẩm điều hành quản lý của anh là gì?

Vị ĐBQH phân tích thêm, trong cả một khóa làm chủ tịch tỉnh, nhưng anh lại chẳng làm được cái gì cả. Quy hoạch trước đó nhiều năm anh không làm được, nhiệm vụ quản lý tài chính đất đai không làm được, cứ để thời gian trôi qua, gây tổn hại, thất thoát về nguồn lực.

“Không làm gì cả cũng là phá hoại. Đó là sản phẩm của anh. Cứ ngồi ì ra, không làm gì hết, rồi đến lúc lấy phiếu lại tín nhiệm cao, như vậy đâu phản ánh đúng bản chất vấn đề. Đó chính là cái sơ sài bên trọng, là sự rỗng tuếch về trí tuệ, năng lực, phẩm chất. Không ít cán bộ trong đầu rỗng tuếch về tri thức, trí tuệ nhưng mưu hèn, kế bẩn lại rất nhiều”, ông Lê Thanh Vân bày tỏ.
“Cái đầu thì như vậy, còn trong cái bụng thì không có đất nước, không có nhân dân, mà chỉ có gia đình, dòng họ, lợi ích nhóm, bè phái với nhau. Đó chính là nhóm mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói là hại nước hại dân, cần phải loại bỏ ra khỏi dự kiến nhân sự”, ĐBQH Lê Thanh Vân nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала