Khi nào Việt Nam hết dịch Covid-19?

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNKhu vực cổng vào bệnh viện có chốt trực 24/24, kiểm soát, đo thân nhiệt cho những người vào bệnh viện.
Khu vực cổng vào bệnh viện có chốt trực 24/24, kiểm soát, đo thân nhiệt cho những người vào bệnh viện. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam đã qua đỉnh dịch Covid-19 hay chưa? Khi nào Việt Nam có thể công bố hết dịch SARS-CoV-2? Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Việt Nam khó có làn sóng thứ hai bùng phát dịch do coronavirus, nhưng nếu chủ quan thì nguy cơ vỡ trận, dịch sẽ bùng lên.

Cập nhật tình hình dịch Covid-19: Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 thông tin cho biết, sáng nay ngày 28/4, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm coronavirus mới nào. Đã 12 ngày liên tục không có ca mắc SARS-CoV-2 mới trong cộng đồng.

Khu vực sàng lọc, khai báo y tế điện tử cho khách vào bệnh viện.  - Sputnik Việt Nam
Xét nghiệm Covid-19: Việt Nam có tỷ lệ phát hiện dương tính cao hàng đầu thế giới

Sáng nay 28/4 Bộ Y tế cũng cho biết, kết quả xét nghiệm mới nhất của bệnh nhân 52 và 149 ở Quảng Ninh, bệnh nhân số 36 ở Bình Thuận đã âm tính với nCoV sau khi bị tái dương tính với SARS-CoV-2.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 27/4 đã gửi lời cảm ơn Việt Nam cùng một số quốc gia, tổ chức và cá nhân khác vì những đóng góp vừa qua cho Kế hoạch Ứng phó và Chuẩn bị chiến lược của WHO trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Việt Nam không có ca nhiễm Covid-19 mới, xử nghiêm sai phạm mua sắm y tế

Theo tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính từ 6h sáng 16-4 đến 6h sáng 28/4, đã qua 12 ngày, Việt Nam không ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.

Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Quân đội Việt Nam chống Covid-19: Đề nghị cách chức, cho xuất ngũ Thượng tá ăn nhậu

Trước đó, Việt Nam ghi nhận 2 ca mắc Covid-19 ngày 24/4, đều là du học sinh từ Nhật Bản về, được cách ly ngay khi nhập cảnh, do đó, không có yếu tố lây nhiễm trong cộng đồng. Đồng thời, tính đến 6h sáng 28/4, Việt Nam có 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Hiện tổng số ca mắc Covid-19 tại nước ta vẫn là 270 trường hợp.

Về tình hình điều trị, Tiểu Ban Điều trị đã điều chỉnh lại số ca khỏi bệnh/ra viện, theo đó, Việt Nam đã có 222 trường hợp khỏi bệnh, 48 bệnh nhân còn đang đang được cách ly, theo dõi, điều trị tích cực tại 9 cơ sở khám chữa bệnh.

Trong đó, 38 người đang điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương, 8 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh và hai trường đang điều trị ngay tại bệnh viện tuyến huyện.

Đồng thời, đã có 6/48 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 từ hai lần trở lên và 8 người đã âm tính lần đầu với nCoV.

Đối với các ca bệnh nặng, Tiểu Ban Điều trị cho biết, sức khoẻ của các bệnh nhân mắc coronavirus nặng hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù vẫn nguy kịch nhưng đang có nhiều dấu hiệu tiến triển lâm sàng tốt hơn.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho người dân đang cách ly tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Hai ngày liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19

Hai bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh đang tập cai máy thở.

Trong đó bác ruột của bệnh nhân số 17 đang tập phục hồi chức năng, giao tiếp tốt hơn, tình trạng oxy hoá máu đã cải thiện, huyết áp ổn định, tri giác tốt. Còn bệnh nhân số 161, tim mạch bình thường, huyết áp bình thường, chỉ điểm nhiễm trùng giảm so với ngày trước đó, bệnh nhân hiện không có biểu hiện xuất huyết, thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt.

Riêng về phi công người Anh, bệnh nhân số 91 đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM dù vẫn đang nguy kịch nhưng đã có 4 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp với nCoV. Siêu âm tim, phổi co bóp tốt. Bệnh nhân vẫn đang được hỗ trợ ECMO.

Hiện tổng số cách ly, người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 45.466, trong đó, 323 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 8.459 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 36.684 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Đồng thời, trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý vi phạm trong sử dụng kinh phí phòng, chống dịch Covid-19.

Cụ thể, xem xét đề nghị của Bộ Công an về tình hình vi phạm trong việc sử dụng kinh phí chống dịch Covid-19 tại một số địa phương, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thẩm định lại và thanh tra việc thực hiện các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc chữa bệnh phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhất là các gói thầu mua sắm hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, máy thở, khẩu trang y tế, hóa chất vật tư tiêu hao.

“Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, Thủ tướng khẳng định.

Ba bệnh nhân tái dương tính lại âm tính với SARS-CoV-2

Bộ Y tế sáng ngày 28/4 cho biết, kết quả xét nghiệm mới nhất của bệnh nhân 52 và 149 ở Quảng Ninh, bệnh nhân số 36 ở Bình Thuận (trước đó tái dương tính với SARS-CoV-2 sau khi âm tính nhiều lần và công bố khỏi bệnh), đến sáng nay đều  hoàn toàn âm tính với nCoV.

vắc-xin - Sputnik Việt Nam
WHO công nhận bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam

Theo đó, sáng ngày 28/4, Sở Y tế Quảng Ninh thông tin cho biết, bệnh nhân số 52 và bệnh nhân số 149, những người có kết quả tái dương tính với SARS-CoV-2 ngày 21/4 vừa qua, hiện đã có kết quả xét nghiệm lại âm tính với coronavirus.

Trước đó, bệnh nhân số 52 và số 149 sau 3 lần có kết quả xét nghiệm âm tính liên tiếp đã được Bệnh viện số 2 Quảng Ninh công bố khỏi bệnh ngày 16/4, tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện.

Đến ngày 21/4 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho cả 2 bệnh nhân, kết quả dương tính trở lại sau 5 ngày công bố khỏi bệnh.

Hôm nay, Sở Y tế Quảng Ninh cũng xác nhận, hiện hai bệnh nhân này vẫn đang được theo dõi, cách ly tại bệnh viện số 2 tỉnh Quảng Ninh. Các bệnh nhân được điều trị nâng cao thể trạng, sức khỏe ổn định, không sốt, không ho.

Khu kiểm tra thân nhiệt tại sân bay Nội Bài. - Sputnik Việt Nam
Phi công người Anh dương tính trở lại với Covid-19

Về trường hợp bệnh nhân số 36 ở Bình Thuận, Bộ Y tế cũng cho hay, kết quả xét nghiệm mới nhất của viện Pasteur Nha Trang cũng cho thấy bệnh nhân đã âm tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân và cộng đồng, trường hợp này sẽ tiếp tục được theo dõi, điều trị tại cơ sở điều trị Covid-19 của tỉnh. Cứ mỗi 3 ngày, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu gửi đi xét nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang để kiểm tra có dương tính trở lại với nCoV hay không.

Bệnh nhân số 36 được công bố khỏi bệnh ra viện vào ngày 10/4 và được tiếp tục cách ly 14 ngày tại một cơ sở y tế tập trung của tỉnh Bình Thuận. Tại đây, bệnh nhân được xét nghiệm 2 lần âm tính nữa và xét nghiệm lần 3 để chuẩn bị kết thúc 14 ngày cách ly thì có kết quả dương tính trở lại vào chiều 24/4.

Ngay khi tiếp nhận kết quả xét nghiệm khẳng định từ Viện Pasteur Nha Trang, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cần thiết để đảm bảo dịch bệnh không lây lan ra cộng đồng. Bên cạnh đó, CDC Bình Thuận cũng thông tin khẳng định tất cả các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh số 36 đều đã cho kết quả xét nghiệm âm tính.

Băng-rôn chào mừng trên đường Điện Biên Phủ, phía trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Hệ thống do Hồ Chí Minh tạo ra giúp đánh bại Covid-19 tại Việt Nam

Liên quan đến tình trạng Việt Nam ghi nhận 8 ca tái dương tính sau nhiều lần âm tính liên tiếp và được công bố khỏi bệnh, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Tiểu Ban điều trị đã có công văn số 507 về việc theo dõi xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người bệnh Covid-19 đã ra viện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các Bệnh viện được phân công điều trị. Theo đó, yêu cầu kiểm tra, quản lý, theo dõi tình trạng sức khoẻ của người bệnh mắc SARS-CoV-2 sau khi ra viện.

“Khi kết thúc 14 ngày cách ly tại nhà của người bệnh Covid-19 kể từ ngày ra viện, bệnh viện đã điều trị người bệnh phù hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương, cơ quan y tế và đơn vị liên quan nơi người bệnh cư trú tiến hành làm lại xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người bệnh (kỹ thuật RT PCR)”, Cục Quản lý Khám chữa bệnh nêu rõ và yêu cầu các Sở Y tế, Bệnh viện khẩn trương báo cáo kết quả xét nghiệm của các bệnh nhân về Tiểu Ban Điều trị theo quy định.

Việt Nam khó có làn sóng dịch Covid-19 thứ hai?

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng của Bộ Y tế, cố vấn cấp cao Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam đã có những trao đổi với Zing về tình hình dịch bệnh Covid-19 sắp tới của Việt Nam, đặc biệt là lo ngại nguy cơ “làn sóng thứ hai dịch coronavirus” sau khi chúng ta đã thắng những “trận” vừa qua.

Các bệnh nhân được công bố khỏi bệnh ngày 25/4/2020 - Sputnik Việt Nam
Thêm 5 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh

Theo đó, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng của Bộ Y tế cho biết, sắp tới, Việt Nam có thể có thêm những ca mắc Covid-19 từ người nhập cảnh. Việt Nam theo chính sách bảo hộ công dân nên tiếp tục có người nhập cảnh, từ đó tiếp tục phát hiện người dương tính trong số nhập cảnh này. Hoặc những người vào nước theo đường bộ, lối mòn. Dù có ca dương tính song không đáng ngại vì đã cách ly được số lượng này ngay từ đầu. Do đó, nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng là rất thấp.

PGS.TS Trần Đắc Phu phân tích thêm về nguy cơ thứ hai của Việt Nam - lây nhiễm ngoài cộng đồng. Vị chuyên gia cho rằng, cần phải xác định vẫn còn có thể có những ca dương tính ngoài cộng đồng. Với các ổ dịch từng đối phó như Sơn Lôi, bar Buddha, Bạch Mai, Hạ Lôi, một khi phát hiện, đã được phong tỏa, kiểm soát chặt từ F0, kể cả F1, F2, cách ly triệt để, hạn chế cho tiếp xúc với nhau nên đã kiểm soát tốt. Các ổ dịch được phong tỏa 28 ngày, những ai có dấu hiệu đều đã được phát hiện.

“Phần lớn chúng ta quản lý được các ổ dịch. Nhưng ở cộng đồng thì khác, dù có thực hiện giãn cách xã hội cũng không thể quản được 100%. Một đất nước cả 100 triệu dân, vẫn còn đi lại, gặp nhau, hơn nữa, có nhiều người mắc không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Do đó, nguy cơ còn ca mắc ngoài cộng đồng là vẫn luôn có”, PGS.TS Trần Đắc Phu thẳng thắn chỉ rõ.

Điều khiến vị cố vấn cấp cao Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam lo ngại chính là hiện tượng “vượt biên, đi qua đường mòn, lối mở”, ví dụ như ca nhiễm coronavirus ở Đồng Văn, Hà Giang - điển hình của việc giao lưu với nước ngoài, ngay sát biên giới. Nhưng theo vị chuyên gia, cơ bản cũng không đáng ngại vì diện tiếp xúc của số này không rộng.

Bộ sinh phẩm (tests-KIT) real-time RT-PCR phát hiện virus SARS-CoV-2 thuộc đề tài “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và realtime RT-PCR phát hiện chủng mới của virus Corona” do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện.  - Sputnik Việt Nam
Quảng Ninh: Thanh tra việc mua sắm trang thiết bị phòng, chống dịch Covid-19

Liên quan đến những lo ngại sau khi xuất hiện 8 ca dương tính trở lại với nCoV, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, về cơ bản chúng ta cũng đã phát hiện và cách ly được những người này. Về lý thuyết, việc tái dương tính có thể lây song thực tế, chưa ghi nhận sự lây nhiễm từ những người này.

“Qua đây để thấy ngươi dân không nên chủ quan, chứng tỏ virus này có những diễn biến bất thường”, ông Phu lưu ý.

Nói về nguy cơ làn sóng dịch Covid-19 thứ hai ở Việt Nam, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, khả năng này xảy ra ở trong nước là rất thấp.

“Tôi nghĩ Việt Nam sẽ làm tốt được việc ngăn chặn, phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch, nên khó có nguy cơ này. Sắp tới, chúng ta có thể có những ổ dịch nhưng sẽ không lớn, rải rác và sẽ kiểm soát được”, cố vấn cấp cao Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khẳng định.

Mặc dù vậy, ông vẫn nhấn mạnh, người dân không nên chủ quan. Nếu không làm tốt, dịch sẽ bùng lên như các nước. Điển hình là Singapore bị vỡ trận, số mắc rất cao, từ một nước từng được đánh giá cao về chống dịch.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng ban hành Chỉ thị 19 về phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới

Theo nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng của Bộ Y tế, tính đến thời điểm này, Việt Nam có một số thành công. Đầu tiên, những người nhập cảnh đã được cách ly hết, phát hiện các ca dương tính, gần nhất là 2 người từ Nhật Bản trở về (được Bộ Y tế công bố nhiễm coronavirus hôm 24/4).

Tiếp đến là các ổ dịch đều đã được kiểm soát. Mới nhất là ổ dịch Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội), nếu không có gì thay đổi, tới ngày 5/5, ổ dịch này sẽ được gỡ phong tỏa. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng đã đồng ý về việc này. Thứ 3, theo vị chuyên gia, nhiều ngày qua, Việt Nam không phát hiện các ca ngoài cộng đồng.

“Những thành công này một phần lớn là bởi chúng ta thực hiện giãn cách xã hội đúng lúc và quyết liệt. Còn bây giờ, nếu chủ quan sẽ rất nguy hiểm”, PGS.TS Trần Đắc Phu lưu ý.
Khi nào Việt Nam có thể công bố hết dịch Covid-19?

Quang cảnh cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thêm 2 ca mắc Covid-19: Còn quá sớm để vui mừng?
Nhận định về việc “Việt Nam đã qua đỉnh dịch Covid-19 hay chưa”, vị chuyên gia nhấn mạnh, Việt Nam chưa có đỉnh dịch và nếu khống chế tốt thì làm gì có đỉnh dịch. Người ta vẫn hay nói là làm thẳng đường cong.

“Có đỉnh dịch hay không phụ thuộc vào việc chống dịch. Nếu chúng ta thỉnh thoảng có một vài ca thì không đáng lo”, ông Phu cho biết.

Đối với điều kiện công bố hết dịch, PGS.TS Trần Đắc Phu cũng cho rằng, để công bố hết dịch thì về quy định phải đáp ứng điều kiện không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định. Đối với bệnh Covid-19 là 28 ngày, được tính từ ngày trường hợp mắc bệnh gần nhất được cách ly tại cơ sở y tế.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại khu dân cư. - Sputnik Việt Nam
LHQ tôn vinh Việt Nam là nước đầu tiên chiến thắng Covid-19?

Đồng thời, các biện pháp chống dịch phải triển khai đầy đủ theo luật bệnh truyền nhiễm, đảm bảo dịch không còn nguy cơ.

“Hiện nay, dịch ở quốc tế rất phức tạp, chúng ta phải xác định duy trì phòng, chống dịch. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói phải sống với dịch an toàn là vì thế”, PGS.TS Trần Đắc Phu nêu rõ.

Bên cạnh đó, theo ông, người dân cần thực hiện các biện pháp chống dịch như đeo khẩu trang, tránh giao tiếp gần, giãn cách xã hội, tránh tụ tập đông người, hạn chế ra đường, nhất là người cao tuổi hay người có bệnh lý nền, khử khuẩn, rửa tay xà phòng, sát khuẩn. Đồng thời, tiến hành khai báo y tế, đặc biệt là những người bị ho, sốt, có triệu chứng nghi vấn hay có yếu tố dịch tễ.

“Nếu chủ quan là rất nguy hiểm. Người dân cần thực hiện triệt để 5 biện pháp này. Tôi thấy những ngày gần đây người dân đã rất chủ quan khi đi tắm biển, ngồi ăn gần nhau. Người dân cứ cho rằng dịch đã hết, điều này rất đáng lo ngại. Sắp tới là kỳ lễ 30/4, tôi khuyến cáo người dân tuyệt đối không được lơ là các biện pháp phòng, chống dịch đã được khuyến cáo”, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Covid-19: WHO cảm ơn Việt Nam

Mỗi người dân cần tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch trong cuộc sống hàng ngày. - Sputnik Việt Nam
Hết cách ly xã hội, nhưng Việt Nam vẫn bỏ sót ca mắc Covid-19?
Việt Nam được nhắc đến trong cuộc họp báo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại Geneva hôm 27/4 vì những đóng góp cho Kế hoạch ứng phó và Chuẩn bị cheién lược của WHO trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

“Tôi xin cảm ơn Trung Quốc, Bồ Đào Nha và Việt Nam vì những đóng góp gần đây của họ cho Kế hoạch Ứng phó và Chuẩn bị chiến lược của WHO”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định và cũng đồng thời gửi lời cảm ơn tới 280 ngàn cá nhân, tập đoàn, tổ chức đã đóng góp cho Quỹ phản ứng đoàn kết của WHO.

Đồng thời, trên tài khoản Twitter, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng cảm ơn chính phủ Việt Nam vì đã đóng góp 50.000 USD hỗ trợ Quỹ ứng phó Covid-19 của WHO.

© AFP 2023 / Fabrice CoffriniTổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus
Khi nào Việt Nam hết dịch Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus
“Cảm ơn Việt Nam vì đã đóng góp vào Quỹ ứng phó Covid-19. Cùng chung tay!”, lãnh đạo WHO bày tỏ.

Đại diện WHO tại Việt Nam, TS. Kidong Park đánh giá Việt Nam là nước đang đi đầu trong lĩnh vực ngoại giao y tế, đồng thời bày tỏ lòng cảm ơn tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam về sự giúp đỡ chân thành, quý báu dành cho Quỹ ứng phó Covid-19 của WHO.

© SputnikKhẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Khi nào Việt Nam hết dịch Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Khẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала