Vì sao Việt Nam thắng lợi trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975?

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNLễ thượng cờ trên quảng trường Ba Đình, Hà Nội kỷ niệm 45 năm thống nhất đất nước
Lễ thượng cờ trên quảng trường Ba Đình, Hà Nội kỷ niệm 45 năm thống nhất đất nước - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đâu là bí mật chiến thắng, sức mạnh nào của dân tộc Việt Nam đánh bại mọi kẻ thù cho dù chúng mạnh hơn ta về mọi mặt? Việt Nam long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020) trong không khí và tâm thế vô cùng đặc biệt.

Năm nay, mọi hoạt động vẫn được chuẩn bị chu đáo, kỹ càng, thấm đẫm tinh thần dân tộc, nhưng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, toàn quân và nhân dân Việt Nam vừa tự hào mừng ngày vui của đất nước vừa không quên cuộc chiến mới mang tên Covid-19.

Sáng 30/4, tại Quảng trường Ba Đình, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn với công lao của Bác Hồ đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam.

Chiều 29/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, làm việc với Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Nhằm thẳng quân thù mà bắn: Phòng Không – Không quân Việt Nam khiến kẻ thù phải khiếp sợ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Ngô Xuân Lịch khi nói về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng đã khẳng định, đây là thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn khát vọng hòa bình, độc lập và tự do.

Bí mật về sức mạnh dân tộc Việt Nam – yếu tố làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975 chính là việc phát huy sức mạnh tổng hợp, sự đoàn kết quân với dân đồng lòng, cùng chung một ý chí. Đây cũng là nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam làm nên chiến thắng vang dội trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNĐội tiêu binh diễu hành trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vì sao Việt Nam thắng lợi trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975? - Sputnik Việt Nam
Đội tiêu binh diễu hành trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong thời đại mới, thông qua hợp tác, hòa bình, Việt Nam đang nỗ lực xây dựng lòng tin, tạo thế cân bằng chiến lược, đan xen lợi ích, xử lý hài hòa mối quan hệ với các nước lớn, không để bị hiểu lầm, nghi kỵ giữa Việt Nam với các nước và giữa các nước với nhau, qua đó, tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại quốc phòng nhất quán, đúng đắn, rộng mở của Hà Nội.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Lăng Bác nhân 45 năm thống nhất đất nước

Sáng nay, 30/4, nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu xem trưng bày vũ khí và khí tài. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam là một trong 5 Quân đội thiện chiến nhất thế giới?

Đồng thời, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện Nghi lễ thượng cờ trên quảng trường Ba Đình nhân sự kiện quan trọng của đất nước. Đây là nghi thức thiêng liêng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc nơi mỗi người Việt Nam và sâu thẳm trong mỗi người, vừa là sự kính trọng dành cho những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc, vừa là khát khao mạnh mẽ, đưa Việt Nam tiến lên, trở thành quốc gia phát triển, thịnh vượng, người dân được hưởng những gì tốt đẹp nhất, “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng 30/4 gồm có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng và lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVN3 chiến sĩ hồng kỳ nghiêm trang bước lên bục chuẩn bị thực hiện nghi thức thượng cờ.
Vì sao Việt Nam thắng lợi trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975? - Sputnik Việt Nam
3 chiến sĩ hồng kỳ nghiêm trang bước lên bục chuẩn bị thực hiện nghi thức thượng cờ.
Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng của dân tộc Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thành kính bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với công lao của Người đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam.

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cho nhân dân, cho đất nước, dẫn dắt, soi đường chỉ lối cho Đảng, cho nhân dân làm nên những thắng lợi vẻ vang.

Thực hiện di nguyện thiêng liêng của Bác Hồ, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, để đất nước được như ngày nay.

Phải khẳng định, ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, một trang sử hào hùng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương duyệt đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam (ảnh tư liệu). - Sputnik Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng: 75 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng
Từ mốc son ấy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam có thể tập trung sức lực và trí tuệ để hàn gắn vết thương chiến tranh, tích cực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện.

Sau khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới đặt vòng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Trong không khí trang nghiêm, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước bày tỏ lòng tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc đã không tiếc máu xương, dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Dòng chữ trên vòng hoa của Đoàn viết: "Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sỹ."

Sau khi viếng Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dâng hương tại thềm rồng điện Kính Thiên, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long và thăm di tích cách mạng Nhà và Hầm D67.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNĐoàn đại biểu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vì sao Việt Nam thắng lợi trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975? - Sputnik Việt Nam
Đoàn đại biểu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lý giải thắng lợi của Việt Nam trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis - Sputnik Việt Nam
Tàu sân bay Mỹ vào Việt Nam: trước là kẻ thù, sau sẽ là đối tác

Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi. Từ đây, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam đã tập trung sức lực và trí tuệ vượt qua những mất mát đau thương của chiến tranh, tích cực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên mọi mặt trận từ chính trị ngoại giao, kinh tế, quân sự quốc phòng đến văn hóa tinh thần.

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trả lời phỏng vấn TTXVN về chủ đề phát huy sức mạnh của ý chí thống nhất đất nước, nhìn từ chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975 đến những thách thức “phi truyền thống” trong thời đại hiện nay.

Chia sẻ cảm nghĩ trong vai trò vừa là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, vừa là người đã trực tiếp tham gia chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã có những nhận định sâu sắc về ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và vai trò của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong quá trình giải phóng hoàn toàn đất nước.

Theo đó, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là cuộc đấu trí, đấu lực quyết liệt nhất giữa ta và địch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và cuối cùng chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang.

Những người lính vượt sông trong Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Nét độc đáo nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ kính yêu, sự chỉ đạo, điều hành, tổ chức, chỉ huy mưu lược, trí tuệ, sáng tạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân cả nước đã anh dũng, kiên cường, chiến đấu, hy sinh, lập nên những chiến công oanh liệt, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào,” kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tạo ra một kỳ tích lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.

“Đây là thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn - của khát vọng hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất đất nước, đánh dấu một mốc son chói lọi, viết tiếp trang sử hào hùng trong chặng đường dựng nước và giữ nước qua hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam anh hùng”, Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định.

Theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng như những gì lịch sử đã chứng minh, chiến thắng mùa Xuân năm 1975 đã giải phóng nhân dân miền Nam thoát khỏi ách thống trị của đế quốc và tay sai, kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt việc các cường quốc thế giới can thiệp quân sự trực tiếp vào Việt Nam trong suốt hơn 100 năm.

© AP Photo / J.T. WolkerstorferSự kiện 30 tháng 4 năm 1975
Vì sao Việt Nam thắng lợi trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975? - Sputnik Việt Nam
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã lật đổ chế độ đế quốc và tay sai, mở đường cho sự hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp cách mạng dân chủ nhân dân, là một sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc, mở ra một thời kỳ mới, đưa cả nước vững bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

“Đối với thế giới, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã đập tan cuộc phản kích lớn nhất vào các lực lượng của tên đế quốc đầu sỏ, phá vỡ phòng tuyến ngăn chặn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực Đông Nam Á, góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ”, đồng chí Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đánh giá: Đây là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc và dân chủ tiến bộ trên thế giới, tiếp tục chứng minh chân lý của thời đại rằng, một dân tộc kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc có đường lối lãnh đạo đúng đắn, có sự đồng tình giúp đỡ của quốc tế nhất định sẽ giành được thắng lợi.

Nói về vai trò của Quân đội Nhân dân Việt Nam đối với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho là rất to lớn.

“Bởi đây là lực lượng nòng cốt, chủ yếu, luôn sát cánh cùng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước”, đồng chí Bộ trưởng lý giải nhận định của mình.

Thực tế, bằng sức mạnh hiệp đồng quân chủng, binh chủng tiến công dũng mãnh, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng của các quân đoàn, sư đoàn chủ lực kết hợp với lực lượng vũ trang tại chỗ và sự nổi dậy của quần chúng nhân dân, chúng ta đã lần lượt tiến hành ba đòn tiến công chiến lược và giành thắng lợi trong các chiến dịch: Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng và Sài Gòn-Gia Định.

Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh - Sputnik Việt Nam
Đại tướng Lê Đức Anh - một trong những Tướng chỉ huy của Chiến dịch Hồ Chí Minh

Đặc biệt, trong trận quyết chiến chiến lược mang tên Bác Hồ kính yêu-Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, năm cánh quân hùng dũng của Quân đội ta đã “thần tốc, táo bạo,” đồng loạt tiến công mãnh liệt, đập tan các tuyến phòng thủ, tiêu diệt cơ quan đầu não của địch.

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ của Quân giải phóng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập - sào huyệt cuối cùng của chính quyền và quân đội Sài Gòn, báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

© AP PhotoSự kiện 30 tháng 4 năm 1975
Vì sao Việt Nam thắng lợi trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975? - Sputnik Việt Nam
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975
“Chiến công này đã đi vào lịch sử dân tộc như một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh, là niềm tự hào chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta”, Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh.

Nhận định về yếu tố tối quan trọng tạo nên chiến thăng vang dội, chấn động địa cầu của nhân dân Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975 – cụ thể là việc phát huy sức mạnh đoàn kết “quân với dân một ý chí”, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nêu rõ, việc xác định phương thức tiến hành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã khái quát đầy đủ nội hàm của việc phát huy sức mạnh đoàn kết “quân với dân một ý chí”.

chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Chiến dịch Hồ Chí Minh và sự thất bại của Cục Tình báo trung ương Mỹ

Để giành thắng lợi vang dội trên các chiến trường, ngoài yếu tố quyết định là sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền tảng tạo nên sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi đó là sự đoàn kết quân và dân.

“Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ, dù bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, cán bộ, chiến sĩ Quân đội luôn gắn bó mật thiết với nhân dân”, Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định.

Theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng, ý chí đoàn kết đó thể hiện quyết tâm, khát vọng giành bằng được độc lập, tự do, thống nhất đất nước của quân và dân ta.

Theo Đại tướng, phương thức tác chiến kết hợp các đòn tiến công địch bằng sức mạnh của các binh đoàn cơ động chủ lực với sự nổi dậy của quần chúng nhân dân giành quyền làm chủ ở các địa phương đã tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn đánh thắng địch.

“Cần khẳng định thêm rằng, nếu không có các cơ sở cách mạng của ta trong nội đô và sự đùm bọc, che chở của nhân dân thì việc giành thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là rất khó khăn”, đồng chí Bộ trưởng tái khẳng định.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh, việc phát huy sức mạnh tổng hợp, sự đoàn kết “quân với dân một ý chí” là nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam làm nên chiến thắng vang dội trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Việt Nam tạo thế cân bằng chiến lược, không gây hiểu lầm nghi kỵ

Nói về triển vọng hợp tác quốc phòng song phương và đa phương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nêu rõ, Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng theo phương châm “Tích cực, chủ động, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả.” Do vậy, “thống nhất, hòa bình, ổn định” không chỉ là mục tiêu, điều kiện cần, mà còn là điều kiện đủ để đất nước ta mở rộng hợp tác quốc tế theo xu thế phát triển của thời đại, trong đó, hợp tác quốc phòng cũng cần những điều kiện cơ bản đó.

Авианосец USS Carl Vinson в порту Дананг, Вьетнам - Sputnik Việt Nam
Đây là sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ sau năm 1975?

Cụ thể, với quyết tâm chính trị và tinh thần chủ động, sáng tạo, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân triển khai đồng bộ, toàn diện các mặt công tác đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới- trước bối cảnh thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, đã và đang tác động không nhỏ đến hoạt động đối ngoại của đất nước nói chung và công tác đối ngoại quốc phòng nói riêng.

Theo Đại tướng Lịch, công tác đối ngoại quốc phòng biên giới được đẩy mạnh, các cuộc gặp giữa lãnh đạo Bộ Quốc phòng với các nước được tăng cường, với sự đồng thuận về nhận thức, bàn thảo các giải pháp hóa giải những vấn đề còn tồn tại.

“Đồng thời, tận dụng tốt các diễn đàn đa phương, nhất là các diễn đàn trong khuôn khổ ASEAN, như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị an ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) để vừa hợp tác, vừa đấu tranh, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với việc giữ vững chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc”, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam nêu rõ.

Theo Bộ trưởng Lịch, thời gian tới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trên thế giới, cùng với việc giữ vững sự ổn định tình hình trong nước sẽ là môi trường thuận lợi để Việt Nam thực hiện thắng lợi các mục tiêu về công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế.

Đồng thời, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy các quan hệ, hợp tác về quốc phòng, an ninh với các đối tác chủ chốt, phù hợp với quan hệ song phương theo các khuôn khổ của đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác hợp tác toàn diện, tập trung vào những lĩnh vực phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phân tán nguồn lực.

“Trong đó, ưu tiên quan hệ, hợp tác quốc phòng với các nước láng giềng, củng cố tình hữu nghị, xây dựng đường biên giới hòa bình, tạo vành đai an ninh, an toàn, ổn định trên tuyến biên giới phía Bắc và phía Tây, Tây Nam của đất nước”, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết.

Như đã thấy, thời gian qua, Việt Nam chủ động thúc đẩy quan hệ, hợp tác quốc phòng với các nước lớn và các nước ASEAN trên cơ sở những văn bản đã ký kết, chú trọng lĩnh vực mà ta đang cần tăng cường năng lực như an ninh biển, an ninh mạng, đào tạo, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả chiến tranh.

chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Cuộc tổng tấn công năm 1968 đã định đoạt Đại thắng năm 1975

Đặc biệt, theo Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, năm 2020, Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, sẽ là điều kiện thuận lợi để công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước nói chung và đối ngoại quốc phòng nói riêng thêm khởi sắc, khẳng định rõ hơn vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

“Thông qua hợp tác, xây dựng lòng tin, tạo thế cân bằng chiến lược, đan xen lợi ích, xử lý hài hòa mối quan hệ với các nước lớn, không để bị hiểu lầm, nghi kỵ giữa nước ta với các nước và giữa các nước với nhau, qua đó, tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại quốc phòng nhất quán, đúng đắn, rộng mở của Việt Nam”, Đại tướng Ngô Xuân Lịch nêu rõ.

Theo Bộ trưởng, với các nước bạn bè truyền thống, tiếp tục duy trì quan hệ, củng cố lòng tin, tạo sự ủng hộ về chính trị đối với Việt Nam. Đồng thời, phát huy kết quả trong hội nhập quốc tế về quốc phòng thông qua việc ký với Liên minh châu Âu (EU) về thiết lập khuôn khổ Việt Nam tham gia các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU (FPA) và việc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan và triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 thay thế, tiếp tục chuẩn bị triển khai Đội Công binh làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình theo yêu cầu của Liên hợp quốc, đóng góp vào nền hòa bình và ổn định chung của khu vực cũng như thế giới.

Xây dựng Quân đội tinh, gọn: Lực lượng tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch chia sẻ, với bề dày truyền thống hơn 75 xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ một đội quân với 34 cán bộ, chiến sỹ cùng trang bị vũ khí thô sơ, nhưng chưa đầy một năm sau Quân đội Nhân dân Việt Nam đã cùng toàn dân tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa làm nên thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á.

Sài Gòn - Sputnik Việt Nam
Giải phóng Miền Nam: Cú đánh hiểm, bất ngờ, Mỹ và VNCH không kịp trở tay

Tiếp đó, đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, giành độc lập, tự do thu non sông về một mối. Sau ngày đất nước thống nhất, Quân đội Việt Nam đã cùng toàn dân tiến hành thắng lợi hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

“Trong cuộc trường chinh vĩ đại đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam không chỉ hoàn thành nhiệm vụ cách mạng đối với dân tộc mà còn hoàn thành nghĩa vụ quốc tế vẻ vang, góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới”, Bộ trưởng Lịch khẳng định.

Theo Đại tướng Lịch, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều giải pháp xây dựng Quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng.

Cụ thể, trước hết là tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tạo nền tảng vững chắc nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, đảm bảo cho Quân đội luôn giữ vững phương hướng, mục tiêu chiến đấu, tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới.

tàu tên lửa - Sputnik Việt Nam
Giải mã bất ngờ chiếc tàu tên lửa tham gia giải phóng miền Nam

Đồng thời, trong toàn quân đẩy mạnh hoạt động công tác dân vận, nhất là phong trào “Quân đội chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Quân đội chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” như tâm niệm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

“Toàn quân tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2021, bảo đảm vũ khí, trang bị đến năm 2025, tích cực sắp xếp, điều chỉnh tổ chức, biên chế theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết.

Theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng, toàn quân đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, giáo dục, đào tạo, rèn luyện kỷ luật, thể chất, xây dựng chính quy, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực, tiêu biểu;” tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 765 của Quân ủy Trung ương về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo. Đồng thời, chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp huấn luyện, diễn tập theo phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc,” coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, sát nhiệm vụ, thực tế chiến đấu, đối tượng tác chiến và tổ chức biên chế, trang bị, yêu cầu tác chiến trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao.

“Đặc biệt, tập trung tạo sự chuyển biến về chất lượng huấn luyện làm chủ vũ khí, trang bị thể hệ mới, hiện đại, huấn luyện, diễn tập tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng, diễn tập đối kháng trong các môi trường và tác chiến khu vực phòng thủ, làm cơ sở để nâng cao trình độ, năng lực tác chiến của Quân đội”, Đại tướng Ngô Xuân Lịch bày tỏ.

Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân cần chủ động phát huy thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam, khoa học và công nghệ quân sự, công nghiệp quốc phòng, thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình hiện đại hóa Quân đội.

“Trước hết là các lực lượng được xác định tiến thẳng lên hiện đại, tạo bước chuyển mới, mang tính đột phá về trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu của quân đội, xứng đáng là công cụ sắc bén, lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, bảo vệ  vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
“Phát huy tinh thần và hào khí của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, tôi tin tưởng rằng, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала