Không bóng người, hòa quyện với thiên nhiên. Dịch bệnh là cơ hội mới cho động vật hoang dã

© REUTERS / Carl RecineDê hoang ở thành phố Llandudno thuộc xứ Wales
Dê hoang ở thành phố Llandudno thuộc xứ Wales - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những con nai ở xuất hiện trung tâm thành phố, rùa dạo chơi trên bãi biển, cá heo bơi gần bờ. Trong khi mọi người ngồi ở nhà thì động vật được thỏa thích đi dạo ở bất kỳ nơi nào chúng muốn. Đây là phản ứng của thiên nhiên với dịch bệnh. Bài báo của Sputnik kể về lợi ích của dịch bệnh đối với một số cư dân trên hành tinh.

Trở về nơi chốn quen thuộc

Hồi tháng 3, cả thế giới được chiêm ngưỡng đoạn video quay bầy nai đang đi dạo bộ ở trung tâm Nara, cố đô của Nhật Bản. Trước khi dịch bệnh xảy ra không thể nhìn thấy cảnh này vì nơi đây luôn tấp nập khách du lịch. Còn vào tháng Tư, trong Công viên Yarkon ở Tel Aviv, các nhiếp ảnh gia đã chớp được khoảnh khắc lũ chó rừng đói bụng tranh nhau thức ăn mà người dân địa phương để cho chó.

Trong bối cảnh cách ly, động vật lại một lần nữa cảm thấy mình là chủ nhân của các vùng lãnh thổ mà con người đã tước đi của chúng ngày nào.

Kỳ nghỉ biển

Trên một bãi biển của đảo Phuket (Thái Lan), các nhà sinh thái học đã đếm được 11 tổ rùa da, mặc dù trong suốt 5 năm qua họ không nhìn thấy bất kỳ tổ rùa nào. Ở Florida, trên quãng bờ biển kéo dài 15 km, số tổ rùa phát hiện được là 76, nhiều hơn đáng kể so với lượng tổ rùa thường gặp vào thời điểm này trong năm.

Rùa da là loài rùa lớn nhất trên thế giới, chúng sống ở mọi nơi trừ các vùng cực, nhưng chúng bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Những bãi biển vắng người, không có rác (đặc biệt là nhựa), đây chính là những điểm tuyệt vời mà loài rùa rất ưa thích.

© REUTERS / Mongkhonsawat Leungvorapan Rùa da sơ sinh ở Thái Lan
Không bóng người, hòa quyện với thiên nhiên. Dịch bệnh là cơ hội mới cho động vật hoang dã - Sputnik Việt Nam
Rùa da sơ sinh ở Thái Lan

Các nhân viên của Công viên Quốc gia Hàng hải Thái Lan chụp từ máy bay không người lái một đàn dugong gồm ba mươi con ở gần đảo Libong. Loài động vật có vú to lớn và chậm chạp này rất dễ bị tổn thương và phải chịu nhiều thiệt thòi do đại dương bị nhựa và các loại rác khác làm ô nhiễm.

Vào cuối tháng 4, người ta phát hiện thấy bầy cá heo đang chơi đùa ở eo biển Bosphorus, Istanbul. Trước đây, cá heo không đến gần bờ vì ngư dân quá đông, nhưng giờ đây chúng trở nên mạnh dạn hơn. Cá heo tới gần bờ để tìm cá, trong bối cảnh tàu bè đi lại ít, cá trở nên sẵn hơn.

Cảnh báo của các nhà khoa học

Tuy nhiên, sự tự do bỗng có này cũng có mặt trái của nó, như nhận định của các thành viên ban biên tập tạp chí Biological Conservation. Các lãnh thổ được bảo vệ thông thường kiếm được tiền từ khách du lịch, số tiền này được chi để cứu các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Giờ đây những thu nhập này không còn nữa, nghiên cứu thực địa phải tạm dừng, thực hành môi trường và các chương trình tình nguyện bị gián đoạn.

Ngoài ra, có những lo ngại rằng ngay sau khi các biện pháp kiểm dịch bắt đầu được nới lỏng, người dân sẽ đổ tới các công viên và vùng ngoại ô để ngắm cây xanh và hít thở không khí trong lành. Điều này sẽ gây ra căng thẳng lớn cho thiên nhiên hoang dã.

Dịch bệnh hiện nay đã làm bộc lộ một vấn đề khác - nguy cơ truyền bệnh nguy hiểm từ động vật hoang dã sang người. HIV, Ebola, Nipah, SARS, MERS, H5N1 - tất cả các loại virus này từng được truyền từ các khu bào tồn thiên nhiên sang quần thể dân cư và gây ra dịch bệnh. Mặc dù khoa học chưa chứng minh, nhưng có lẽ SARS-CoV-2 cũng đến với chúng ta từ động vật hoang dã - dơi hoặc tê tê.

Lợn rừng vào thăm sân trong một ngôi nhà ở Haifa, Israel - Sputnik Việt Nam
Công bên quầy bar và heo rừng trong nhà: những láng giềng mới của con người trong đại dịch
Mối nguy cơ gia tăng do con người đang ngày càng tích cực khai thác những vùng lãnh thổ trước đây là nơi sinh sống của động vật hoang dã ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, và bằng cách này con người tiếp xúc với động vật hoang dã một cách trực tiếp và gián tiếp. Một yếu tố khác là thị trường rộng lớn cho việc buôn bán bất hợp pháp các loài quý hiếm để phục vụ nhu cầu tiêu thụ đặc sản của người giàu, thói quen quốc gia và y học cổ truyền.

Các nhà khoa học tại Đại học ẩm thực Pollentsi (Ý) đã nêu ví dụ tê tê, động vật có vú nhỏ sống về đêm, cư ngụ ở châu Á và châu Phi. Từ thời cổ đại, cư dân địa phương đã dùng tê tê làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh. Đây là loài động vật bán chạy nhất trên thế giới.

Ở Trung Quốc, tình trạng săn bắt tê tê để lấy thịt làm món đặc sản và lấy vảy tê tê làm thuốc chữa bệnh đã đưa loài động vật này đến bên bờ vực tuyệt chủng. Xét rằng những loài này có thể là vật chủ trung gian của coronavirus chủng mới, chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa tất cả các chợ bán động vật hoang dã và đưa ra lệnh cấm vĩnh viễn bắt tê tê làm thức ăn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала