Mỹ tiếp tục dùng “lá bài Đài Loan” để gây áp lực lên WHO và Trung Quốc

© Fotolia / SeanPavonePhotoĐài Loan
Đài Loan - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hai quốc gia đề nghị xem xét sự tham dự của Đài Loan tại Hội nghị thường niên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thông tin này đã được công bố vào ngày 4 tháng 5 tại một cuộc họp báo trực tuyến ở Geneva. Như dự kiến, hội nghị sẽ được tổ chức vào những ngày 18 - 19 tháng 5 theo hình thức trực tuyến.

Ông Steven Solomon, cố vấn pháp lý của WHO, thông báo rằng, hai quốc gia đề nghị để Đài Loan tham dự hội nghị thường niên của WHO với tư cách quan sát viên. Ông không cho biết ở đây nói về hai quốc gia nào. Đồng thời, ông Solomon nhắc nhở rằng, WHO công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như “một đại diện hợp pháp của Trung Quốc”, phù hợp với chính sách của LHQ kể từ năm 1971, và câu hỏi liên quan tới việc Đài Loan tham dự dành cho 194 nước thành viên của WHO.

Người dân đeo mặt nạ bảo vệ tại một ga tàu điện ngầm ở Đài Bắc, Đài Loan. - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ dùng "bài" Đài Loan để tăng cường chiến dịch chống Trung Quốc tại WHO

Quan chức cấp cao của WHO đưa ra tuyên bố này ngay sau khi người phát ngôn cơ quan ngoại giao Đài Loan Joanne Ou phàn nàn rằng chính quyền Đài Loan vẫn chưa nhận được lời mời từ WHO. Cô ấy nói rằng Đài Bắc vẫn đang chờ đợi một lời mời để phái đoàn Đài Loan có thể tham dự hội nghị với tư cách quan sát viên và chia sẻ kinh nghiệm của hòn đảo trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Thông tin của Steven Solomon, cố vấn pháp lý của WHO thu hút sự chú ý đến vấn đề này, vì ông không nêu tên quốc gia nào khác ngoài Hoa Kỳ ủng hộ việc Đài Loan chiếm ghế quan sát viên trong WHO. Trước đó, vào ngày 1 tháng 5, phái bộ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đưa lên mạng dòng Tweet, trong đó kêu gọi khôi phục vị trí thành viên của Đài Loan trong WHO. Sau đó, bà Kelly Craft, đại diện thường trực của Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc, cũng chia sẻ bản tweet này.

Mỹ đã mở chiến dịch vận động để Đài Loan gia nhập WHO ngay sau khi họ đình chỉ đóng góp tài chính cho tổ chức này và cáo buộc WHO quá thân thiết với Bắc Kinh. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Oleg Matveychev, nhà khoa học chính trị và giáo sư tại trường Kinh tế Cao cấp của Nga, chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa hai cuộc tấn công vào WHO:

“Trong trường hợp này Trump cũng hành động “theo thói quen”. Đầu tiên, gây áp lực, phô trương sức mạnh, tạo ra một số vấn đề cho đối tác, sau đó mới ngồi vào bàn đàm phán. Trước đây Trump đã sử dụng chiến thuật này khi tiến hành đàm phán thương mại với Trung Quốc. Cuộc tấn công vào WHO là một hành động dọa dẫm để sau đó WHO đồng ý thực hiện các mệnh lệnh của Mỹ. Trên thực tế, Hoa Kỳ đặt WHO trước sự lựa chọn - hoặc Mỹ tước nguồn tài trợ và bảo các quốc gia khác cũng làm như vậy, làm suy yếu uy tín của WHO, hoặc WHO làm những gì mà Hoa Kỳ nói với họ, kể cả về vấn đề Đài Loan”.
Hoa Kỳ và Đài Loan - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ Đài Loan trong bối cảnh đại dịch coronavirus

Mục tiêu chính của tất cả những hành động này là gây áp lực lên Trung Quốc. Đồng thời, Đài Loan đóng vai trò “tàu sân bay của Mỹ” gần bờ biển Trung Quốc đại lục. Để nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ trong vấn đề gia nhập WHO, Đài Loan sẵn sàng thực hiện các mệnh lệnh của Mỹ”, chuyên gia lưu ý.

Khi đưa tin về việc Đài Loan kêu gọi WHO “thoát” sự kiểm soát của Trung Quốc, hãng Reuters trích dẫn các nguồn tin trong chính quyền và giới ngoại giao của hòn đảo phải thừa nhận rằng, Đài Loan hầu như không có cơ hội tham gia hội nghị thường niên của WHO vì Trung Quốc giữ vị trí mạnh mẽ trong tổ chức này.

Chiến dịch “Tweet cho Đài Loan” của phái bộ Mỹ đã gây ra phản ứng gay gắt của Bắc Kinh. Phía Trung Quốc nhấn mạnh rằng, bản Tweet này của Mỹ vi phạm nghiêm trọng Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc và ba Thông cáo chung Trung - Mỹ, can thiệp nghiêm trọng vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, cũng như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

Bản Tweet của phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc là một đòn giáng mạnh vào một trong những nguyên tắc cơ bản trong mối quan hệ Mỹ-Trung - nguyên tắc một Trung Quốc, đây là một sự can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, chuyên gia Oleg Matveychev nhận xẽt:

Thiết bị y tế và giường trong bệnh viện dã chiến ở Công viên Trung tâm New York - Sputnik Việt Nam
WHO cảnh báo về khả năng xảy ra đợt coronavirus thứ hai
“Rõ ràng, đây không phải là cuộc tấn công cuối cùng của Hoa Kỳ vào Trung Quốc. Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh lạnh với Bắc Kinh và họ sẽ hành động trên tất cả các mặt trận, họ sẽ tấn công Trung Quốc cả trong IOC và bất kỳ tổ chức quốc tế nào khác. Cuộc tấn công của Mỹ có quy mô lớn, và nguyên nhân của nó là ảnh hưởng chính trị và kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc trên thế giới".

Các chuyên gia lưu ý rằng, Mỹ có ảnh hưởng rất lớn tới WHO. Đồng thời, lập trường của WHO trong cuộc tranh luận với Hoa Kỳ là rất đáng chú ý. Ví dụ, vào ngày thứ hai, tại cuộc họp báo trực tuyến ở Geneva, Tiến sĩ Mike Ryan, chuyên gia về các vấn đề khẩn cấp hàng đầu của WHO, đã gọi những tuyên bố gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về đại dịch chỉ là "mang tính suy đoán". Ông Pompeo đã nói rằng có "những bằng chứng rõ ràng" cho thấy virus corona bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc, nhưng, không hiểu tại sao ông không bình luận về kết quả điều tra của tình báo Mỹ với kết luận "virus corona không phải do con người tạo ra”.

Về vấn đề này, Tiến sĩ Mike Ryan nói rằng, WHO chưa hề thấy có "bằng chứng cụ thể nào" từ chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến nguồn gốc được cho là nhân tạo của virus. Nhà khoa học cho rằng, khoa học chứ không phải chính trị nên là trọng tâm chú y trong cuộc trao đổi quan điểm với các học giả Trung Quốc về vấn đề này, ông cảnh báo không nên gây hấn khi làm sáng tỏ vấn đề này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала