"Ngôn từ thù hằn" : Tại sao Hoa Kỳ mô phỏng một cuộc tấn công nhiệt hạch vào Moskva

© Flickr / The Official CTBTO PhotostreamMỹ thử nghiệm vũ khí hạt nhân năm 1952
Mỹ thử nghiệm vũ khí hạt nhân năm 1952 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ấn phẩm Mỹ suy đoán về sự hủy diệt sẽ xảy ra như thế nào khi một quả bom nhiệt hạch được thả xuống Moskva. Nhà phân tích chính trị Ivan Meziuho trong cuộc phỏng vấn với Sputnik đã nhận xét về bài báo này.

Điều gì sẽ xảy ra nếu một quả bom nhiệt hạch tấn công Moskva? Câu hỏi này được đặt ra trên án bản Mỹ «We Are The Mighty».

Và họ trả lời: khi một quả bom như vậy được thả xuống trái tim Liên Xô, nó sẽ "đầu độc các vùng lãnh thổ rộng lớn ở Tây Âu và có lẽ cả Hoa Kỳ".

ngày tận thế  - Sputnik Việt Nam
Báo chí Mỹ giả lập đòn tấn công nhiệt hạch vào Moskva

Người tạo ra bom nhiệt hạch hạt nhân của Mỹ, Edward Teller, đã sáng tạo ra vũ khí này trong thế kỷ trước. Bài báo lưu ý Hoa Kỳ từ bỏ việc phát triển vũ khí có sức mạnh như vậy, vì việc sử dụng dẫn đến sự chết chóc của hàng triệu người dân vô tội. Ngoài ra, kho vũ khí hạt nhân Mỹ đã "đủ lớn để phá hủy thế giới nhiều lần. Chúng ta có thực sự cần đến một quả bom có khả năng này hay không?" - tác giả bài báo đặt câu hỏi.

Trình mô phỏng giả lập bom NukeMap, thiết kế với công suất tối đa 100 megatons, cho thấy rằng nếu một quả bom có sức công phá 100 lần yếu hơn so với vũ khí của Teller, được thả xuống Moskva, sẽ dẫn đến đám mây hạt nhân lan xa khoảng cách khoảng 1,5 nghìn km, nhưng không bay tới lãnh thổ  Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu thả quả bom công suất 10 nghìn megatons, hiệu ứng có thể mạnh hơn gấp trăm lần, ấn phẩm kết luận.

Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà phân tích chính trị Ivan Mezyuho đã bình luận về bài báo này.

"Việc công bố các bài báo như vậy cho thấy, thật không may, báo chí Mỹ vẫn có những huyền thoại và từ ngữ sáo rỗng chống lại Nga. Các phương tiện truyền thông Mỹ sử dụng ngôn ngữ của sự thù địch và tiếp tục phân tán các tài liệu không giúp ích cho việc đưa Moskva và Washington xích lại đến gần nhau, để thiết lập mối quan hệ bình thường. Nó nhắc nhở chúng ta về thời Chiến tranh Lạnh, với xu hướng không lành mạnh. Chúng ta có thể nói bài viết này thể hiện triệu chứng, xuất hiện do những khó khăn trong quan hệ Nga - Mỹ. Những năm gần đây, chúng ta đã quen với việc các chính trị gia Hoa Kỳ cáo buộc Nga can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, về tất cả các tội lỗi có thể, và tất cả những cáo buộc này đều không có bằng chứng nào, nhưng nếu theo logic trong chính trị thực tế, thì không có gì đáng ngạc nhiên khi xuất hiện những tài liệu như vậy trên truyền thông", - ông Ivan Mezyuho nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала