Các nhà khoa học dự báo mực nước biển sẽ dâng cao đến mức thảm họa

CC0 / Pixabay / Tan băng
Tan băng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Một nhóm các nhà khoa học quốc tế do nhóm nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore đứng đầu phát hiện ra rằng mực nước biển dâng trong thế kỷ này sẽ nhiều hơn so với dự báo trước đây.

Người ta dự đoán rằng điều này sẽ dẫn đến hậu quả đến mức thảm họa rất cho các quốc đảo và các khu dân cư miền duyên hải. Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ trên tạp chí Climate and Atmospheric Science.

Các tác giả đã phỏng vấn 106 chuyên gia về khí hậu từ khắp nơi trên thế giới, những người đánh giá sự thay đổi mực nước biển trung bình theo hai kịch bản khác nhau. Nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 2 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp hóa, thì mực nước biển sẽ tăng thêm nửa mét vào năm 2100 và 0,5-2 mét vào 2300. Nếu thế giới nóng hơn 4,5 độ C, thì mức nước biển tăng sẽ là 0,6-1,3 mét vào cuối thế kỷ này và 1,7-5,6 mét vào năm 2300.

Mặt trời  - Sputnik Việt Nam
Dự báo sẽ có tình trạng nắng nóng đến mức thảm họa

Dự báo này vượt quá mức ước tính của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Một trong những tiêu chí để lựa chọn các chuyên gia tham gia khảo sát tùy thuộc vào số lượng bài báo và công trình khoa học của họ về sự thay đổi mực nước biển được đăng trên các tạp chí nghiên cứu hàng đầu (ít nhất được đăng sáu bài báo kể từ năm 2014).

Các chuyên gia gọi dải băng Greenland và Nam Cực là các biểu hiện chỉ thị cơ bản phản ảnh tình trạng biến đổi khí hậu và động lực khiến mực nước biển dâng cao, vì các quan sát từ vệ tinh cho thấy chúng đang tan chảy với tốc độ ngày càng tăng. Trong khi đó vẫn tồn tại một số vấn đề chưa xác định được về việc lớp băng ở những dải băng này bắt đầu tan nhanh như thế nào vào cuối thế kỷ này và các thế kỷ tiếp theo. Theo các nhà khoa học, việc giảm lượng khí thải carbon trong khí quyển sẽ giúp cải thiện dự báo khoa học.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала