Trung Quốc lại chỉ trích Việt Nam liên quan lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

© Ảnh : TTXVN phátTrong ảnh: Hai tàu cá khai thác giã cào trái phép trên vùng biển tỉnh Thừa Thiên- Huế. Ảnh: TTXVN phát
Trong ảnh: Hai tàu cá khai thác giã cào trái phép trên vùng biển tỉnh Thừa Thiên- Huế. Ảnh: TTXVN phát - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 11/5 cho biết Việt Nam không có quyền bình luận về lệnh cấm đánh bắt cá của Bắc Kinh ở Biển Đông vì biện pháp này thuộc quyền hành chính của Trung Quốc.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khẳng định, việc Trung Quốc tạm ngừng đánh bắt cá đối với những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông là hoàn toàn không có giá trị. 

Về những căng thẳng thời gian qua trên Biển Đông, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), giáo sư M.Taylor Fravel cho rằng, không phải đại dịch Covid-19 tạo ra cơ hội mới cho Trung Quốc gia tăng hoạt động gần đây tại Biển Đông, mà thực chất Bắc Kinh chỉ đang tiếp tục chiến lược vốn có bao nhiêu lâu nay của mình. Trung Quốc không muốn thể hiện sự yếu đuối ở Biển Đông.

Trung Quốc chỉ trích việc Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời trực tuyến các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không làm phức tạp tình hình Biển Đông
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) hôm thứ Hai, ngày 11/5 nêu quan điểm cho rằng, Hà Nội không có quyền bình luận về lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè của Bắc Kinh.

“Việt Nam không có quyền bình luận về lệnh cấm đánh bắt cá của Bắc Kinh ở Biển Đông vì biện pháp này thuộc quyền hành chính của Trung Quốc”, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên nêu rõ.

Phát biểu của ông Triệu Lập Kiên được đưa ra sau khi phía Việt Nam lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Bắc Kinh và yêu cầu Trung Quốc và đề nghị Bắc Kinh không làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

© AP Photo / Andy WongPhát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian)
Trung Quốc lại chỉ trích Việt Nam liên quan lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian)
“Không thể chối cãi rằng Quần đảo Xisha (Tây Sa) là một phần của lãnh thổ Trung Quốc”, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên nhấn mạnh đồng thời nêu rõ Bắc Kinh có quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển tranh chấp này trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế và “luật pháp trong nước” của Trung Quốc.
“Việt Nam không nên khuyến khích ngư dân xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như làm suy yếu sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ở ngư trường rộng lớn này”, phát ngôn viên Triệu Lập Kiến bày tỏ.

Phản ứng của Việt Nam trước lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc

Mark Esper - Sputnik Việt Nam
Biển Đông và coronavirus: Mỹ nói Trung Quốc toàn đạo đức giả
Trước đó, về việc Trung Quốc ban hành thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 1/5-16/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh hôm 8 tháng 5.

Theo đại diện Bộ Ngoại giao, là quốc gia ven Biển Đông và thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của mình được xác lập phù hợp Công ước đồng thời cũng được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác trên biển theo quy định của Công ước.

“Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc không có giá trị ở vùng biển Việt Nam

Trong khi đó, ngày 12 tháng 5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cũng vừa có văn bản gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển về việc Trung Quốc thông báo cấm bắt đánh cá có thời hạn. Theo đó, Bộ NN&PTNT khẳng định việc Trung Quốc tạm ngừng đánh cá đối với những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông là không có giá trị.

Quần Đảo Trường Sa  - Sputnik Việt Nam
Khiêu khích Việt Nam, Trung Quốc muốn viết lại luật lệ Biển Đông

Văn bản nêu rõ, cơ quan quản lý nghề cá Trung Quốc ban hành quyết định tạm ngừng đánh bắt cá có thời hạn từ 12h ngày 1/5/2020 - 12h ngày 16/8/2020 trên các vùng biển. Trong đó, có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.

Trước sự việc trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển thông báo cho ngư dân biết về việc này, đồng thời khẳng định lệnh cấm của Trung Quốc là không có giá trị đối với những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.

Các tỉnh, thành phố tiếp tục động viên ngư dân bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam, bên cạnh đó, hướng dẫn tổ chức thành đoàn, đội khi đi sản xuất để hỗ trợ nhau trên biển. Lưu ý, đối với tàu cá có Giấy phép đánh bắt trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ năm 2019-2020 không sang khai thác tại vùng biển phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường quản lý, giám sát hoạt động khai thác hải sản của tàu cá trên các vùng biển, đặc biệt phối hợp quản lý chặt chẽ việc xuất bến của tàu cá hoạt động trong thời gian này.

Nếu có vụ việc đột xuất phát sinh trên biển đối với tàu cá và ngư dân, các địa phương kịp thời thông báo về đường dây nóng của Cục Kiểm ngư, số điện thoại 024 62737323.

Không phải Covid-19: Trung Quốc không muốn thể hiện sự yếu đuối ở Biển Đông

Giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), giáo sư M.Taylor Fravel phát biểu với Báo quốc tế- cơ quan ngôn luận Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, không phải đại dịch Covid-19 tạo ra cơ hội mới cho Trung Quốc gia tăng hoạt động gần đây tại Biển Đông, mà thực chất Bắc Kinh chỉ đang tiếp tục chiến lược vốn có bao nhiêu lâu nay của mình. Theo ông, có 4 nguyên nhân chính cho điều này.

Quần đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng về tình hình Biển Đông

Thứ nhất, chiến lược Biển Đông của Trung Quốc là vẫn như vậy không có gì thay đổi. Trước Covid-19, Trung Quốc đã có những động thái nhằm tìm cách khẳng định các quyền lịch sử sai trái của nước này tại Biển Đông. Sau khi bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài PCA đưa ra hồi năm 2016, Trung Quốc càng quyết tâm hơn bằng cách đưa ra một tuyên bố hiếm thấy để công khai khẳng định rằng, nước này có các quyền lịch sử ở Biển Đông.

Mặc dù vẫn chưa định nghĩa nội hàm của những quyền này, chuyên gia cho rằng có thể chúng bao gồm quyền đánh bắt cá, quyền đi lại hàng hải và các quyền được ưu tiên khai thác tài nguyên.

Trong những năm qua, để khẳng định cái gọi là quyền lịch sử này, Trung Quốc đã sử dụng ba căn cứ tác chiến mà nước này đã xây dựng trên các bãi đá ngầm ở khu vực Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đi kèm với hoạt động cải tạo quy mô lớn trong năm 2014-2015, nhằm tăng cường sự hiện diện tại khu vực này.

Thứ hai, những tranh cãi mới nhất đã có từ trước khi dịch bệnh bùng phát. Tháng 12/2019, Bắc Kinh và Jakarta đã đối đầu trực tiếp khi một đội tàu cá của Trung Quốc đánh bắt gần đảo Natuna của Indonesia ở khu vực cực Tây Nam Biển Đông.

Quần Đảo Trường Sa  - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tố Việt Nam xâm lược Biển Đông: Tây Sa và Nam Sa chỉ là khởi đầu

Thế đối đầu giữa hai nước kéo dài đến cuối tháng 1/2020, khi tàu hải cảnh của Trung Quốc hộ tống các tàu cá của nước này và lực lượng vũ trang của Indonesia cũng thể hiện quyết tâm bảo vệ vùng biển của mình. Cuộc đối đầu trên chỉ là ví dụ mới nhất cho thấy sự cạnh tranh kéo dài liên quan tới việc đánh bắt cá ở vùng biển này, vốn đã gia tăng từ năm 2016. Phía Trung Quốc coi khu vực đó là ngư trường truyền thống của nước này, trong khi Indonesia coi vùng biển này thuộc EEZ của mình.

Thứ ba, những căng thẳng mới thường xảy ra trong đợt đánh bắt cá mùa xuân. Ngày 2/4, một tàu cá của ngư dân ở Quảng Ngãi, Việt Nam đang hoạt động gần đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa thì bị tàu hải cảnh của Trung Quốc đâm chìm. Những sự việc như vậy thường xảy ra ở khu vực xung quanh quần đảo này, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm của mùa đánh bắt cá mùa xuân. Trước đó, hồi tháng 3/2019, một tàu cá khác của Việt Nam đã bị đâm chìm vì đụng độ với một tàu chấp pháp của Trung Quốc gần Đá Lồi. Có thể thấy, vụ đụng độ mới nhất hồi tháng trước chỉ phản ánh những biến động có tính chu kỳ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực này, và quyết tâm của Bắc Kinh.

Thứ tư, Trung Quốc vẫn hay can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí của các nước khác. Hồi tháng 4, tàu Hải dương Địa chất 8 của nước này đã bắt đầu hoạt động trong EEZ của Malaysia với sự hộ tống của các tàu hải cảnh. Điều này vốn cũng không phải là mới.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở Biển Đông

Trước đó, năm 2017 và 2018, Trung Quốc từng gây sức ép liên quan đến các hoạt động khai thác gần Bãi Tư Chính. Năm 2019, Trung Quốc điều tàu hải cảnh đi xung quanh và quấy rối hoạt động khoan thăm dò trong EEZ của Việt Nam và Malaysia. Cũng chính tàu Hải dương Địa chất 8 này đã từng xâm phạm khi có hoạt động bên trong vùng EEZ của Việt Nam từ đầu tháng 7 tới cuối tháng 10/2019.

Giáo sư M.Taylor Fravel cho rằng, có thể Bắc Kinh coi việc gia tăng tranh chấp chủ quyền của họ quan trọng hơn việc tạm ngưng một thời gian để tập trung vào đối phó với đại dịch Covid-19 hay cải thiện quan hệ với các nước khác trong khu vực.

Bên cạnh đó, vì cân nhắc sự tương quan giữa bất ổn trong nước với các thách thức bên ngoài, Trung Quốc có thể không chấp nhận tạm dừng hành động trên Biển Đông, với lo ngại đây sẽ là tín hiệu về sự yếu đuối hay thay đổi chiến lược của giới lãnh đạo nước này trong chiến lược tranh chấp tại Biển Đông.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала