Độc đáo của Hội nghị Trung ương 12

© Ảnh : Trí Dũng –TTXVNToàn cảnh Phiên bế mạc Hội nghị.
Toàn cảnh Phiên bế mạc Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dù ai giữ chức “Tứ trụ” và ai giữ những chức lãnh đạo hàng đầu trong bộ máy Đảng và nhà nước sau Đại hội XIII, thì cuộc chiến chống tham nhũng vẫn sẽ tiếp tục, bởi vì cuộc chiến này hợp với lòng dân, là mong đợi của dân, bởi vì tệ nạn tham nhũng đe dọa sự tồn tại của chế độ.

Từ ngày 11/5 đến ngày 14/5/2020, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã họp Hội nghị lần thứ 12. Công tác nhân sự cho bộ máy Đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam sau đại hội XIII là chủ đề trọng tâm của Hội nghị này. Hội nghị được đánh giá là độc đáo và mang tính lịch sử.

5 điểm “lần đầu tiên” có tại Hội nghị Trung ương 12

Những ai theo dõi Hội nghị Trung ương 12 khóa XII đều nhận thấy sự độc đáo của công tác nhân sự. Công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam có một số điểm khác biệt, độc đáo với các kỳ đại hội trước đây.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị - Sputnik Việt Nam
Khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Lần đầu tiên có sự chuyển giao thế hệ giữa hai lớp người có hoàn cảnh sinh trưởng và phát triển khác nhau.

“Đặc điểm chi phối lớn nhất là việc chuẩn bị nhân sự của đại hội lần này có ý nghĩa như một cuộc chuyển giao thế hệ, giữa thế hệ cán bộ đã kinh qua các cuộc kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, phần lớn được đào tạo ở các nước XHCN cho thế hệ cán bộ kế cận lớn lên trong hòa bình, được đào tạo chủ yếu ở trong nước và một số nước ngoài khác”, - Nhà phân tích những vấn đề chính trị  của Việt Nam Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Lần đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam công khai hóa các phiên khai mạc và bế mạc một hội nghị Ban Chấp hành trung ương bàn việc chuẩn bị nhân sự cho một đại hội nhiệm kỳ. Trước đây, kết luận bế mạc các hội nghị bàn về nhân sự thường không công khai trên thông tin đại chúng mà chỉ phổ biến trong nội bộ Đảng.

© Ảnh : Trí Dũng –TTXVNToàn cảnh Phiên bế mạc Hội nghị.
Độc đáo của Hội nghị Trung ương 12 - Sputnik Việt Nam
Toàn cảnh Phiên bế mạc Hội nghị.

Lần đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam công khai những tiêu chuẩn cơ bản nhất để lựa chọn cán bộ tham gia Ban Chấp hành trung ương khóa tới. Các tiêu chuẩn ("3 có 7 không" - 3 tiêu chuẩn cần có và 7 khuyết điểm không được mắc) được Tổng bí thư công bố đều rất cụ thể, chi tiết. Đó là những tiêu chuẩn liên quan với phẩm chất đạo đức, lập trường quan điểm, bản lĩnh chính trị… cho từng cấp cán bộ lãnh đạo và ở từng lĩnh vực công tác. Trung ương cũng quy định rõ những trường hợp có sai phạm hoặc bất minh nhất quyết không được đưa vào Ban Chấp hành trung ương, kể cả các trường hợp bị người nhà lợi dụng ảnh hưởng để làm việc bất chính; không chung chung, đại thể như trước đây.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Sau sáu ngày làm việc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã bế mạc

Lần đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam gắn trách nhiệm của cá nhân và tổ chức giới thiệu đảng viên tham gia Ban Chấp hành trung ương phải chịu trách nhiệm về việc giới thiệu, đề cử của mình.

Và cũng lần đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam gắn công tác nhân sự của một kỳ Đại hội Đảng với công tác nhân sự của một kỳ bầu cử Quốc hội theo nhiệm kỳ để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ.

5 điểm “lần đầu tiên” nêu trên thể hiện mong muốn đổi mới về con người, về tư duy, về phương pháp lãnh đạo, việc công khai hóa công tác nhân sự và tiêu chuẩn cán bộ.

“Việc gắn trách nhiệm của người giới thiệu, đề cử với người được giới thiệu, đề cử là để chống tệ con ông cháu cha, tệ nể nang, tệ trả ơn trả huệ, tệ vô trách nhiệm, tệ cánh bè và mọi biểu hiện lợi ích nhóm. Hiện tượng cua cậy càng, cá cậy vây” đang làm chia rẽ nội bộ Đảng, phá hoại khối đoàn kết trong Đảng”, - Nhà báo Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.

Theo đánh giá chung, việc gắn công tác nhân sự của Đảng với công tác nhân sự của Quốc hội là để bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, xuyên suốt. Điều này là sáng suốt.

Liệu có đủ nhân sự đạt yêu cầu cho những vị trí lãnh đạo mới?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp.  - Sputnik Việt Nam
Hôm nay, khai mạc Hội nghị Trung ương 11
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn được thực hiện trong toàn bộ nhiệm kỳ khóa XII. Trong những năm qua, hàng chục lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn cấp chiến lược, hàng trăm lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn từ cao cấp đến cơ sở đã được tổ chức. Song song, việc luân chuyển cán bộ từ trung ương xuống địa phương và ngược lại, để tham gia các hoạt dộng gắn với thực tế, nắm chắc thực tiễn ở tầm vi mô cũng như làm quen với công tác lãnh đạo, điều hành ở tầm vĩ mô cũng được thực hiện. Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước, Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ lực lượng cho nhân sự Ban Chấp hàng Trung ương khóa XIII cũng như các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.

“Trong diễn văn bế mạc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói về hoạt động sàng lọc những cán bộ không đủ tiêu chuẩn theo 7 điểm quy định. Nó đã được thực hiện từ sớm bằng việc xem xét lại tất cả các quyết định bổ nhiệm, đề bạt, tuyển dụng từ tháng 12 năm 2017 đến nay. Điều này cho thấy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương đã làm việc nghiêm túc và có hiệu quả, giúp cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có nhiều cơ sở dữ liệu chuẩn xác, khách quan, khoa học để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII”, - Nhà báo Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII - Sputnik Việt Nam
Chiêu trò xuyên tạc Hội nghị Trung ương 10 về phòng, chống tham nhũng
Đủ nhân sự “đạt yêu cầu” cho những vị trí lãnh đạo mới. Điểm này có thể nhận thấy, nếu chiếu theo tiến trình làm việc và kết quả của Hội nghi Trung ương 12. Nhưng cũng nhiều ý kiến trong giới trí thức cho rằng,  ít người trong lớp lãnh đạo Việt Nam hiện nay đảm bảo được những tiêu chuẩn "3 có 7 không" mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra.

“Rất nhiều điều còn phải giải quyết. Xã hội phát triển càng nhanh thì càng xuất hiện nhiều vấn đề mới, cả tốt và xấu. Theo tôi, điều quan trọng nhất là tính thượng tôn pháp luật”, - Nhà báo Nguyễn Hoàng nêu quan điểm của mình với Sputnik.

Ai có thể làm “tứ trụ” trong tương lai không xa?

Quang cảnh Hội nghị Trung ương 7 - Sputnik Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XII tại Hà Nội
Do yêu cầu “cứng” về việc các chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội phải là người đã kinh qua chức danh Ủy viên Bộ Chính trị ít nhất một nhiệm kỳ, nên các chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước chỉ có thể được trao cho các uỷ viên Bộ Chính trị khóa XII.

“Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hiện đang có uy tín rất cao ở trong và ngoài Đảng, trong và ngoài nước, rất có khả năng sẽ tiếp tục đảm nhận cả hai chức vụ này hoặc ít nhất là một trong hai chức vụ (Chủ tịch nước hoặc Tổng bí thư) với điều kiện có đội ngũ cán bộ kế cận đủ năng lực hỗ trợ Tổng bí thư”, - Nhà phân tích chính trị của Việt Nam Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Theo các chuyên gia trong nước, khả năng thứ hai là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chỉ giữ chức vụ Chủ tịch nước. Chức vụ Tổng bí thư sẽ do một cán bộ cấp chiến lược trong Bộ Chính trị có uy tín cao trong Đảng và trong nhân dân, có phẩm chất đạo đức tốt và bản lĩnh, năng lực, nếu không hơn thì ít nhất cũng phải ngang bằng với Tổng bí thư hiện nay.

Theo nguồn tin đáng tin cậy của Sputnik, hoàn toàn có khả năng 12 vị trí đầu tiên sẽ như sau:

  1. Trần Quốc Vượng, sinh năm 1953, Thái Bình, Tồng bí thư;
  2. Nguyễn Xuân Phúc, sinh năm 1954, Quảng Nam, Chủ tịch nước;
  3.  Trương Thị Mai, sinh năm 1958, Quảng Bình, Chủ tịch quốc hội;
  4. Trương Hòa Bình, sinh năm 1955, Long An, Thủ tướng;
  5. Phạm Minh Chính, sinh năm 1958, Thanh Hóa, Thường trực Ban bí thư;
  6. Tô Lâm, sinh năm 1957, Hưng Yên, Trường ban tổ chức trung ương;
  7. Nguyễn Văn Bình, sinh năm 1961, Phú Thọ, Phó thủ tướng;
  8. Phạm Bình Minh, sinh năm 1959, Nam Định, Phó thủ tướng;
  9.  Vương Đình Huệ, sinh năm 1959, Nghệ An, tiếp tục bí thư Hà Nội;
  10. Võ Văn Thưởng, sinh năm 1970, Vĩnh Long, tiếp tục Trưởng ban tuyên giáo;
  11.  Vũ Đức Đam, sinh năm 1964, Hải Dương, tiếp tục Phó thủ tướng;
  12.  Lương Cường, sinh năm 1957, Phú Thọ, Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
“Hai ứng viên nặng ký vào ghế số 1 đều quá tuổi. Nếu áp dụng tiền lệ khoá trước chỉ cho phép một trường hợp ở lại (và nắm ghế số 1), thì theo tôi, phương án khác sẽ là: Số 1 sẽ là ông Trần Quốc Vượng, số 2 -Tô Lâm hoặc Phạm Bình Minh, số 3 – Vương Đình Huệ hoặc Nguyễn Văn Bình, số 4 – Trương Thị Mai. Nếu vậy, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ nghỉ”, - Một nguồn tin khác tại Việt Nam nói với Sputnik.
“Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam, Nguyễn Văn Bình là 3 ứng viên sáng giá cho ghế thủ tướng. Tôi cho rằng, một trong 3 người này làm thủ tướng thì kinh tế sẽ ổn định và phát triển. Họ có tầm nhìn về kinh tế”, - Một nguồn tin khác bình luận với Sputnik.

Theo bình luận chung, cho dù ai giữ chức “Tứ trụ” và ai giữ những chức lãnh đạo hàng đầu trong bộ máy Đảng, nhà nước, quốc hội  và chính phủ sau Đại hội XIII, thì  cuộc chiến chống tham nhũng vẫn sẽ tiếp tục, bởi vì chính cuộc chiến chống tham nhũng hợp với lòng dân, là mong đợi của dân, bởi vì tệ nạn tham nhũng đe dọa  sự tồn tại của chế độ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала