Hồ Chí Minh và đội ngũ trí thức Nga

© Sputnik / S.Ryabokon / Chuyển đến kho ảnhĐại diện Hội Hữu nghị Việt-Xô trao bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thủy thủ đoàn của con tàu Xô-viết "Hồ Chí Minh" tại cảng Vladivostok
Đại diện Hội Hữu nghị Việt-Xô trao bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thủy thủ đoàn của con tàu Xô-viết Hồ Chí Minh tại cảng Vladivostok - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 19 tháng 5 là ngày kỷ niệm 130 năm ngày sinh của người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập - Hồ Chí Minh. Nhiều người Liên Xô đã từng gặp gỡ với Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm đại diện của tầng lớp trí thức sáng tạo. Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã để lại dấu vết nào trong ký ức của họ?

Nhà thơ nhận xét về bài thơ

Có lẽ một trong người đầu tiên trong số các đại diện của trí thức sáng tạo Liên Xô gặp gỡ với Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà thơ Osip Mandelstam. Tên tuổi của ông không được người đọc Việt Nam biết đến nhiều như Yesenin hay Pushkin. Không có gì lạ về điều đó - thơ ca của Mandelstam rất khó để dịch sang tiếng nước ngoài.

Áp phích chào mừng 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình.  - Sputnik Việt Nam
130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam

Vào mùa đông năm 1923, anh đã gặp gỡ với người thanh niên Việt Nam Nguyễn Ái Quốc không phải trên tư cách là một nhà thơ, mà với tư cách phóng viên của tạp chí "Ngọn lửa nhỏ" (Ogonek). Khi đó Người vừa mới đến Matxcơva. Thoạt nhìn, đối với anh, Hồ Chí Minh là "một thanh niên nhỏ nhắn, mỏng mảnh nhưng rất linh hoạt trong chiếc áo khoác len". Hồ Chí Minh kể cho Mandelstam về bọn thực dân Pháp bóc lột nhân dân, người An Nam bị xem là nông nô. Mandelstam nhìn thẳng vào khuôn mặt của người An Nam duy nhất ở Matxcơvam, như anh viết, và nhận thấy một điều gì đó có ý nghĩa lớn hơn nhiều: "Qua phong thái thanh cao, giọng nói trầm ấm của anh, tôi như thấy được ngày mai, như thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương".

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch nước Việt Nam DCCH đang làm việc, năm 1958
Hồ Chí Minh và đội ngũ trí thức Nga - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch nước Việt Nam DCCH đang làm việc, năm 1958

Một nhà thơ Liên Xô khác Pavel Antokolsky đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tại Hà Nội vào tháng 11 năm 1958. Chủ đề của cuộc trò chuyện là tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh vừa đăng trên báo chí Việt Nam. Pavel Antokolsky rất quan tâm đến tác phẩm này (sau này tập thơ xuất bản ở Liên Xô, bản dịch ra tiếng Nga của Pavel Antokolski), nhưng Hồ Chí Minh cười: "Thật là một nhà thơ tôi ... ở Việt Nam mọi người đều viết thơ".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Khánh thành Đền thờ Gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An

Nhưng nhà thơ Liên Xô lại nghĩ khác: "Trước mắt chúng ta là hơn một trăm bài thơ tứ tuyệt có sức thuyết phục lớn lao đối với lòng người và có sức mạnh nghệ thuật ghê gớm". Đây là cách đánh gía của nhà thơ Pavel Antokolsky về tác phẩm này. Ông gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là "một hiệp sĩ thực thụ, ngay từ thời trẻ, Người đã muốn đấu tranh chống lại sự không trung thực và những điều xấu nhất trên thế giới".

Nhà thơ Liên Xô Konstantin Simonov, tác giả của bài thơ “Đợi anh về” nỏi tiếng và được nhiều người biết đến ở Việt Nam, đã đánh giá cao tập thơ "Nhật ký trong tù": "Khi đọc những câu thơ này, bạn luôn cảm thấy rằng, Hồ Chí Minh không muốn nhắc bạn về bản thân, về quy mô của sự nghiệp cách mạng mà ông tham gia”. Simonov không có dịp gặp gỡ trực tiếp với Hồ Chí Minh, nhưng, chúng ta không thể không tin lời ông nói: “Bản thân trong con người của Hồ Chí Minh đã chứa đựng chất thơ. Người đồng thời là lãnh tụ của nhân dân mình, nhà cách mạng quốc tế kiên định, một con người có kiến thức sâu rộng".

Người cách mạng phải biết tiếng nói của Lênin!

Pavel Antakolsky hồi tưởng lại, Chủ tịch Việt Nam đã viết trong cuốn sổ tay của ông một dòng chữ bằng tiếng Nga "Lời chúc anh em. Hồ Chí Minh".

Diễn viên Liên Xô / Nga Lev Durov cho biết rằng, trong một chuyến đi đến Matxcơva, Hồ Chí Minh đã tham dự buổi biểu diễn tại Nhà hát Thiếu nhi Trung ương. Sau buổi biểu diễn Chủ tịch Việt Nam đã nói chuyện với các diễn viên bằng tiếng Nga rất thạo.

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch Hồ Chí Minh, nhà quay phim Roman Karmen và Vladimir Yeshurin, năm 1954
Hồ Chí Minh và đội ngũ trí thức Nga - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà quay phim Roman Karmen và Vladimir Yeshurin, năm 1954

Nhà làm phim tài liệu nổi tiếng của Liên Xô Roman Karmen đã tới Việt Nam khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chưa kết thúc. Ông đã quay phim về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Bộ phim này rất quan trọng để mang sự thật đến toàn thế giới về những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến đoàn làm phim của Roman Karmen. Các nhà điện ảnh Liên Xô và Chủ tịch Việt Nam đã nói chuyện cả ngày. Và toàn bộ cuộc trò chuyện bằng tiếng Nga! Trả lời câu hỏi của các bạn Liên Xô: Ông có khó học tiếng Nga không? Chủ rịch Hồ Chí Minh trả lời: "Người cách mạng phải biết tiếng nói của Lênin!".

Vladimir Lenin tại phòng làm việc ở Horki, năm 1922. - Sputnik Việt Nam
Nhân 150 năm ngày sinh Lênin: 5 sự thật ít biết về nhà cách mạng Nga

Bằng con mắt tinh tường của người quay phim, Karmen nhìn thấy nhiều thứ đang ẩn náu trong những ngày đó trong Hồ Chí Minh: "Chủ tịch đã trải qua năm thứ tám của cuộc chiến tranh, Người đã 64 tuổi. Nhưng ngồi trước mặt chúng tôi là một con người tràn đầy nghị lực, trẻ trung. Trong suốt thời gian cuộc diện kiến, chúng tôi luôn bị hấp dẫn bởi đôi mắt màu nâu sẫm với những tia lửa ánh vàng tươi tắn".

Và một nhà văn khác của Liên Xô / Nga - Teodor Gladkov cũng để lại cho chúng tôi những ký ức về Hồ Chí Minh. Vào năm 1968, vị khách Liên Xô đã tham dự cuộc họp trọng thể tại Hà Nội nhân dịp ngày lễ 1/5. Và đây là câu chuyện của ông về Chù tịch Việt Nam: "Trên lễ đài, một ông già với nụ cười hiền hậu, trong bộ quần áo vải thường đã cũ, đi đôi dép cao su. Người đứng đó và mỉm cười. Hơi bối rối tí chút, như có vẻ ngượng ngùng trước những tràng pháo tay vang động suýt phá vỡ các bức tường của lễ trường. Mọi người trong gian phòng không chỉ vỗ tay mà nhiều người còn không nén nổi nước mắt vì sung sướng".

Có lẽ vào những ngày này chúng ta nên tưởng nhớ tới Hồ Chí Minh như là một chính trị gia, một vị lãnh tụ của toàn dân, nhà lý luận cách mạng giàu thực tiễn. Nhưng tôi muốn để tất cả chúng ta nhìn về con người này qua đôi mắt của những người Xô Viết trước hết nhận thấy những đức tính tốt đẹp nhất của Hồ Chí Minh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала