Phi hành gia người Nga nói sống thế nào trong khoảng thời gian tự cô lập

© Sputnik / Press service of Roskosmos / Chuyển đến kho ảnhHai phi hành gia của Roskosmos: Anton Shkaplerov và Alexandr Misurkin trong thời gian bước vào khoảng không vũ trụ
Hai phi hành gia của Roskosmos: Anton Shkaplerov và Alexandr Misurkin trong thời gian bước vào khoảng không vũ trụ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhà du hành vũ trụ người Nga Andrei Borisenko đã nói làm thế nào để sống qua chế độ tự cô lập. Theo ông, sự cô lập trên không gian, thông thường kéo dài hơn sáu tháng - từ 180 đến 220 ngày, do đó ông có kinh nghiệm sống trong một không gian chật hẹp với cùng một vài người.

Kinh nghiệm của nhà du hành vũ trụ - sống thế nào trong thời gian tự cô lập?

Ông Borisenko nói, dựa trên kinh nghiệm bản thân, trước hết bạn nên tìm ra hoạt động cho chính mình và những người xung quanh. Ví dụ như có thể bắt đầu sắp xếp mọi thứ ngăn nắp trong nhà.

Anastasia Salamatina, người hướng dẫn các chương trình nhóm tại câu lạc bộ thể hình Grand Arena, trong khi ghi lại một khóa đào tạo trực tuyến - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia cho biết những điều không nên làm sau khi kết thúc cách ly

Ngoài ra, phi hành gia lưu ý, bạn có thể tự phát triển và đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Ông Borisenko cũng khuyên nên coi trọng thời gian rảnh mà hiện giờ có thể dành cho gia đình, và đề nghị nhớ lại trong thời gian bình thường trước đây đã không bao giờ đủ.

«Có thể giao tiếp gần gũi và hiệu quả với người thân và bạn bè sống cùng. Thật vậy, đôi khi nhịp điệu cuộc sống chúng ta bận rộn đến mức chỉ nhìn thấy nhau trong cuộc sống hàng ngày vào buổi sáng, buổi tối, và không còn thời gian để giao tiếp», - ông nhấn mạnh.

Andrei Borisenko là phi công vũ trụ Liên bang Nga, thành viên đội phi hành gia của Trung tâm đào tạo phi công vũ trụ mang tên Gagarin, anh hùng nước Nga. Đến nay, Borisenko đã thực hiện hai chuyến bay tới trạm quốc tế ISS, tổng thời gian trên vũ trụ là hơn 337 ngày.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала