Việt Nam trong cuộc đua trở thành công xưởng mới của thế giới

© AFP 2023 / Toru YamanakaPanasonic
Panasonic  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam được cho là hưởng nhiều lợi thế từ căng thẳng thương mại Mỹ -Trung, được các nhà đầu tư tin tưởng, chọn mặt gửi vàng khi dòng vốn FDI liên tục đổ về mạnh mẽ. Đặc biệt, Việt Nam còn được đánh giá là nền kinh tế nổi bật nhất, kiên cường nhất trong khủng hoảng Covid-19.

Mới đây, tờ Nikkei của Nhật đưa tin cho biết, Panasonic sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất thiết bị gia dụng ở Bangkok, Thái Lan trong thời gian tới và chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam hợp nhất tạo thành một cơ sở lớn hơn. Điều này càng chứng tỏ xu thế chuyển dịch sản xuất, biến Việt Nam thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng rõ nét. Cùng với các nước Đông Nam Á, chắc chắn, Việt Nam đã sẵn sàng để trở thành công xưởng mới của thế giới.

Trong một động thái liên quan, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach cho biết Mỹ ủng hộ một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, đóng góp vào an ninh quốc tế đồng thời tin tưởng quan hệ Việt - Mỹ sẽ vững mạnh hơn.

Panasonic chuyển dây chuyền sản xuất từ Thái Lan sang Việt Nam

Ngày 20/5, tờ Asian Nikkei Review của Nhật Bản đưa tin cho biết, hãng Panasonic dự định đóng cửa một nhà máy lớn chuyên sản xuất đồ gia dụng (tủ lạnh, máy giặt) ở ngoại ô Bangkok Thái Lan vào đầu mùa thu này để chuyển sang Việt Nam trong nỗ lực cắt giảm chi phí, tăng tính hiệu quả và tiếp cận thị trường tiềm năng hơn.

Công đoàn Công ty TNHH ngành gỗ Thiên An Việt Nam tại Yên Bái vẫn hỗ trợ lương, phụ cấp cho công nhân tạm nghỉ việc hoặc nghỉ luân phiên do ảnh hưởng dịch COVID-19.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có thể thay Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới?

Theo Nikkei, hãng Panasonic có kế hoạch dừng nhà máy sản xuất máy giặt vào tháng 9 và cơ sở chuyên sản xuất tủ lạnh vào tháng 10 tới đây tại Thái Lan để dời sang Việt Nam. Đồng thời, toàn bộ hệ thống công xưởng này của Panasonic sẽ đóng cửa hoàn toàn vào tháng 3 năm 2021 tới. Cùng với đó, một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng sẽ ngừng hoạt động.

Hãng tin Nhật Bản tiết lộ, hiện tại có khoảng 800 công nhân làm việc tại cơ sở sản xuất này và lượng lao động bị cho thôi việc cũng sẽ được Panasonic hỗ trợ tìm công việc mới trong tập đoàn.

Nikkei nhận định, thông qua quyết định chuyển dây chuyền sản xuất, cứ điểm nhà máy sang Việt Nam, Panasonic đang hướng tới chiến lược tái cơ cấu hoạt động kinh doanh sản xuất, mong muốn giảm giá thành bằng cải thiện việc sản xuất các chi tiết, tăng tính hiệu quả và giảm những chi phí liên quan khác.

Hãng truyền thông Nhật Bản nhấn mạnh, nhà máy tại Việt Nam của Panasonic, nằm ở ngoại thành Hà Nội, là trung tâm sản xuất lớn nhất của tập đoàn này tại Đông Nam Á với các sản phẩm như tủ lạnh, máy giặt và đang dư thừa công suất. Việc dịch chuyển này cũng đánh dấu giai đoạn mới trong gia công sản xuất tại Đông Nam Á. Từ những năm 1970, các doanh nghiệp điện tử Nhật Bản đã chuyển từ sản xuất nội địa sang sản xuất tại Singapore và Malaysia khi đồng yên Nhật tăng giá mạnh, làm giảm tính cạnh tranh về giá của Nhật Bản.

Công nhân Nhà máy may Thagaco Đại Từ kiểm tra vải trước khi đưa vào dây chuyền cắt. - Sputnik Việt Nam
Tránh xa Trung Quốc: Nhà đầu tư Mỹ-Châu Âu thích Việt Nam hơn

Theo xu thế chung, việc sản xuất được chuyển sang các nước như Thái Lan trong bối cảnh nhân công tại Singapore ngày càng đắt đỏ. Hiện các công ty Nhật Bản tiếp tục tìm kiếm nơi rẻ hơn nữa để sản xuất cũng như tiếp cận dễ hơn những thị trường tiềm năng về tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng tại những nước Đông Nam Á đông dân như Indonesia, Philippines, Việt Nam. Panasonic đang nỗ lực tái cơ cấu với mục tiêu cắt giảm 100 tỷ yen (930 triệu USD) chi phí trong tài khóa 2021.  Hãng vẫn đang cân nhắc nhiều thay đổi khác trong hoạt động sản xuất thiết bị.

Tính đến thời điểm hiện tại, Panasonic hiện có 8.000 lao động tại Việt Nam. Ngoài đồ gia dụng lớn, dây chuyền của hãng tại đây cũng sản xuất cả TV, điện thoại để bàn không dây, thiết bị thanh toán thẻ và các thiết bị công nghiệp khác.

Panasonic phát triển nhà máy đầu tiên tại Việt Nam năm 1996 ở TP HCM. Đến nay, tập đoàn Nhật Bản đã có 5 nhà máy và một trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm tại Việt Nam.

Thứ trưởng Mỹ nói về Việt Nam trong tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong buổi họp báo trực tuyến với truyền thông ngày 20/5, khi được hỏi Mỹ đang làm gì để tái cơ cấu chuỗi cung ứng ở châu Á, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach đã có những trả lời liên quan đến mục tiêu mà Ngoại trưởng Mike Pompeo nêu ra thời gian qua, liên quan đến kế hoạch di dời dây chuyền sản xuất khỏi lãnh thổ Trung Quốc, cứ điểm mới Indonesia và vị thế của Việt Nam như một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các cửa hàng, dịch vụ đều đóng cửa. - Sputnik Việt Nam
Đại dịch coronavirus khiến một nửa doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản?

Cụ thể, trong buổi trao đổi với truyền thông hôm qua, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách phát triển kinh tế, năng lượng và môi trường Hoa Kỳ- ông Keith Krach cho biết Washington có mối quan hệ đối tác tốt đẹp với Hà Nội.

 “Chúng tôi có quan hệ đối tác ngày càng phát triển với Việt Nam, bao gồm hợp tác về chính trị, kinh tế, an ninh và con người với con người”, ông Keith Krach khẳng định.

Thứ trưởng Ngoại giao Krach nêu rõ, Mỹ ủng hộ một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, đóng góp vào an ninh quốc tế và tham gia vào hoạt động thương mại một cách công bằng, tôn trọng nhân quyền và thượng tôn pháp luật.

“Tôi tin rằng quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ chỉ vững mạnh hơn”, Thứ trưởng Krach nhấn mạnh khi được hỏi về vai trò của Việt Nam trong kế hoạch tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Chia sẻ với báo giới, Thứ trưởng Keith Krach cho biết, bản thân ông đã có 30 năm làm việc ở Thung lũng Silicon, và ở đó có nhiều người gốc Việt hoặc đến từ Việt Nam.

“Đó là những lãnh đạo giỏi, những chuyên gia công nghệ giỏi ở Thung lũng Silicon nên tôi nghĩ mối quan hệ sẽ được tăng cường”, vị Thứ trưởng bổ sung thêm.

Apple - Sputnik Việt Nam
Đối tác của Apple chọn Việt Nam
Năm 2020 Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trước đó, chính Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đánh giá Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cũng khẳng định, Việt Nam hiện là một trong những điểm sáng thu hút đầu tư khi có rất nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ quyết định đầu tư hàng tỷ USD hay có kế hoạch, chiến lược rời dây chuyền sản xuất sang Việt Nam.

Đồng thời, Ngoại trưởng Pompeo cũng tái khẳng định cam kết của Washington ủng hộ một Việt Nam hùng cường, vững mạnh, độc lập cũng như một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng.

Mỹ chuyển 27 công ty từ Trung Quốc sang Indonesia?

Trả lời câu hỏi của báo chí tại cuộc họp báo hôm 20/5, ông Keith Krach không xác nhận thông tin việc 27 công ty Mỹ sắp chuyển sang Indonesia. Tuy nhiên, nhà ngoại giao này cho biết ông cũng không ngạc nhiên nếu đây là sự thực.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp Nhóm nhà đầu tư Công ty Energy Capital Vietnam của Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Điện khí LNG tại Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Indonesia là một đối tác quan trọng trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và quan hệ giữa Washington và Jarkata cũng đang được củng cố và dần trở nên quan trọng.

Thông tin việc các công ty Mỹ chuẩn bị di dời sản xuất từ Trung Quốc sang xứ sở Vạn Đảo xuất phát từ một bài viết trên trang Policy Times (Ấn Độ) hôm 16/5.

Theo đó, Policy Times trong bài viết mang tên “Indonesia to hack the crown in the US-China trade war” (tạm dịch Indonesia giành “vương miện” trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung) khẳng định lợi thế mà Jakarta vừa có được khi hưởng vận may trời ban – đón làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ dây chuyền sản xuất -  trong bối cảnh thương chiến giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng leo thang.

Cụ thể, Policy Times thông tin cho biết, trong cuộc điện đàm gần đây với Tổng thống Indonesia Joko Widodo, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ Donald Trump đã quyết định dời 27 nhà máy Mỹ từ Trung Quốc sang Indonesia. Đồng thời, nhiều công ty khác vẫn tiếp tục được thêm vào danh sách này sau khi Tổng thống Indonesia cử Bộ trưởng Đầu Tư Luhut Binsả Pandjaitan tiến hành đàm phán, làm việc với các đại diện Bộ Thương mại, ngành công nghiệp Hoa Kỳ để đảm bảo tất cả những yếu tố cần thiết phục vụ quá trình chuyển giao này cho phía Jakarta.

Toàn cảnh Khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Tham gia "Bộ tứ mở rộng"– bài toán quan hệ quốc tế khó cho Việt Nam

Policy Times cũng tiết lộ cụ thể địa điểm di dời các nhà máy Mỹ sẽ là khu vực rộng 4.000 hecta ở Công viên công nghiệp Brebes tại tỉnh Trung Java. Đa phần các hãng thông tấn khi đưa tin về vấn đề này đều tham chiếu giữa nội dung trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo Indonesia và Mỹ, với kế hoạch rút chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc vốn được bàn thảo bấy lâu nay nhằm tránh những hệ lụy không mong muốn từ quan hệ thương mại “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với Bắc Kinh.

Thời gian qua, dưới tác động của đại dịch Covid-19, các công ty Trung Quốc không thể tiếp tục hoạt động, dẫn đến chuỗi sản xuất của các công ty đa quốc gia bị đình trệ. Một số người dự đoán rằng sự bất ổn của Trung Quốc những năm gần đây sẽ đẩy nhanh tiến trình di dời các ngành sản xuất trong nước và Đông Nam Á sẽ thay thế nước này trở thành công xưởng thế giới.

Liên quan đến câu hỏi liệu có hay không việc 27 công ty Mỹ sắp chuyển sang Indonesia, Thứ trưởng Krach dù không xác nhận thông tin về chuyển nhà máy sang Indonesia, vẫn lạc quan về tình hình hợp tác hai nước cũng như các dự án đầu tư.

“Tôi tin rằng quan hệ giữa chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển trong nhiều lĩnh vực chiến lược”, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết đồng thời thông tin, hồi cuối năm ngoái, bản thân ông đã có dịp làm việc một số Bộ trưởng Indonesia và nhận thấy thời cơ to lớn ở đất nước này.

Theo ông Krach Hoa Kỳ có thể phối hợp với Chính phủ Indonesia và chính phủ Mỹ cũng đã có rất nhiều phương án tài chính để đầu tư vào Indonesia.

Sản xuất xe hơi tại nhà máy Dongfeng Honda tại Vũ Hán - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại và Covid-19: Liệu Việt Nam có thắng Trung Quốc?

Liên quan đến câu hỏi từ Philippines về liệu căng thẳng Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng tới ngành bán dẫn của nước này như thế nào, ông Krach khẳng định xu hướng chung rằng hiện nhiều nước đang có kế hoạch đưa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, và điều này càng được thúc đẩy mạnh mẽ bởi đại dịch Covid-19.

“Vì vậy tôi nghĩ đây là dấu hiệu tốt cho Philippines, một đồng minh thân cận và đối tác tin cậy của Mỹ”, Thứ trưởng Krach bày tỏ

Thời gian qua, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 phơi bày hạn chế khi chuỗi thương mại lệ thuộc quá nhiều vào một nước, và các cường quốc đang khuyến khích công ty của mình thay đổi chuỗi cung ứng theo hướng đa dạng hóa.

Nhiều chính phủ châu Á trong đó có Việt Nam và Indonesia vừa ứng phó dịch bệnh, vừa chạy đua thu hút các tập đoàn hàng đầu thế giới chuyển sản xuất về nước mình.

Việt Nam là nền kinh tế kiên cường nhất trong khủng hoảng Covid-19?

Cũng liên quan đến quan điểm, xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu và vị thể của Việt Nam trong chuỗi cung ứng này, tờ Business Times của Singapore hôm 18 tháng 5 đã có nhận định đánh giá Việt Nam là nền kinh tế nổi bật nhất, kiên cường nhất trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu do Covid-19 gây ra.

Chế biến gỗ trong Khu công nghiệp Cam Thành, huyện Cam Lộ - Sputnik Việt Nam
GDP của Việt Nam có thể tăng 7% trong năm 2021

Bài viết dẫn bình luận của các nhà kinh tế của Rabobank - Raphie Hayat và Ralph van Mechelen liên quan đến những lợi thế mà Hà Nội có được từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

“Việt Nam có thể nổi lên từ cuộc khủng hoảng Covid-19 với sự tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á, nhưng rủi ro giảm cũng rất cao, Tập đoàn tài chính Hà Lan Rabobank đã cảnh báo. Nền kinh tế Việt Nam vẫn được dự đoán sẽ tăng trưởng dương vào năm 2020”, Business Times khẳng định.

Đây cũng là dự đoán mà các tổ chức quốc tế và chuyên gia kinh tế đưa ra thời gian qua. Trước đó, năm 2019, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP “ngoạn mục” đạt 7,02% (đã báo cáo trên 6,8%), thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đạt 20,4 tỷ USD, tăng 6,8%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 517 tỷ USD, xuất siêu hơn 11 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Thu ngân sách nhà nước vượt 9,9% dự toán, nợ công ở mức 54,7% GDP (đã báo cáo 56,1%).

“Mặc dù giảm khá mạnh so với cùng kỳ, nhưng tăng trưởng GDP quý I vẫn đạt 3,82%, thuộc nhóm cao trong khu vực và trên thế giới. Trong khó khăn, nhiều địa phương vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao. Chúng ta vẫn duy trì sản xuất kinh doanh, không để rơi vào suy thoái; trong khi hầu hết các nước, đối tác lớn đều tăng trưởng âm. An ninh năng lượng, lương thực được bảo đảm, cung cấp đủ nhu yếu phẩm cho người dân, nhất là giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội”, Thủ tướng báo cáo trước Quốc hội hôm 19/5 nêu rõ.

Tuy nhiên, Business Times dẫn nghiên cứu gần đây do Trung tâm ASEAN- Nhật Bản mang tên “Chuỗi giá trị toàn cầu tại ASEAN: Việt Nam” khẳng định hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng (69 tỷ USD năm 2019), tương đương với chỉ 1/4 giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ danh nghĩa (260 tỷ USD). Điều này đặt ra nhiều thách thức chiến lược cho sự phát triển.

Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang tăng lên, đóng góp về mặt giá trị gia tăng cho nền kinh tế chỉ chiếm 12% GDP, thấp so với mức trung bình của ASEAN là 33%.

Nhiều cửa hàng cà phê trên phố Lạc Trung mở cửa phục vụ khách từ sáng 23/4 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Làm thế nào để bảo vệ kinh doanh vừa và nhỏ trong cơn đại dịch?

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện đang ồ ạt đổ vào Việt Nam, đặc biệt là FDI xuất khẩu, đồng nghĩa với việc Việt Nam đã trở thành một điểm đến ưa thích cho sản xuất chế biến xuất khẩu - Trung tâm ASEAN-Nhật Bản nhấn mạnh.

“Có một mối quan hệ giữa tốc độ tăng của dòng vốn FDI và sự tăng cường tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu, và cả hai điều này tạo ra lợi ích cho nền kinh tế”, các chuyên gia đánh giá.

Đồng thời, như hàng loạt chuyên gia, nhà hoạch định chính sách đã phân tích trước đây, để tận dụng cơ hội vàng đón làn sóng chuyển dịch đầu tư, Việt Nam cũng cần cải thiện khung pháp lý và thủ tục hành chính để giúp khu vực trong nước giải quyết các thách thức hiện tại.

Bên cạnh đó là theo dõi các cải cách kinh tế để thu hút FDI, cùng với việc thúc đẩy phát triển công nghệ cao, hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là những yêu cầu then chốt.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала