Luật Hòa giải: Chánh án TAND Tối cao nêu lý do không ghi âm, ghi hình

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNChánh án Toà án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình phát biểu làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình phát biểu làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 25/5, Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án. Một trong những nội dung được quan tâm là tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên và đối tượng đóng phí hòa giải.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình lên tiếng giải thích về quy định không được ghi âm, ghi hình để đảm bảo tất cả những điều chia sẻ với hòa giải viên được giữ kín tuyệt đối.

Làm rõ tiêu chuẩn chức danh hòa giải viên và đối tượng đóng phí hòa giải

Ngày 25/5, Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án. Trong đó, một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận là về hòa giải viên tại Tòa án.

Theo dự thảo, hòa giải viên là người có đủ điều kiện, được Chánh án TAND cấp tỉnh bổ nhiệm để tiến hành hoạt động hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật Hòa giải.

Báo cáo giải trình, tiếp thu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) do Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày cho biết, nhiều ý kiến tập trung thảo luận về tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNỦy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Luật Hòa giải: Chánh án TAND Tối cao nêu lý do không ghi âm, ghi hình - Sputnik Việt Nam
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Theo bà Lê Thị Nga, hòa giải, đối thoại theo Luật này liên quan đến việc giải quyết tranh chấp của các đương sự, đến quyền tài sản, quyền nhân thân của họ, do đó đòi hỏi hòa giải viên phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Luật định và trình tự, thủ tục, thẩm quyền lựa chọn, bổ nhiệm Hòa giải viên phải được quy định chặt chẽ nhằm tạo ra đội ngũ hòa giải viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho được giữ cơ chế bổ nhiệm Hòa giải viên như dự thảo Luật.

Đồng thời, có nhiều ý kiến tán thành với quy định tại dự thảo Luật về tiêu chuẩn của hòa giải viên, theo đó, ngoài những đối tượng là những người có chức danh tư pháp đã nghỉ hưu (thẩm phán, kiểm sát viên), thì luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác mới có thể được xem xét, bổ nhiệm làm hòa giải viên. Một số ý kiến cho rằng, quy định thời gian 10 năm như trên là quá dài, chỉ cần quy định 5 năm là đủ.

“Liệu tiêu chuẩn cao như thế này thì khó tìm được đội ngũ hoà giải viên đa dạng thành phần. Hơn nữa, tiêu chuẩn hoà giải viên ở Điều 1 của dự thảo phải có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, kinh nghiệm, có kỹ năng hoà giải, đối thoại đã quá rõ nên không cần thiết yêu cầu nhóm Luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm đến 10 năm”, ông Lưu Thành Công băn khoăn.

Giải trình vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, theo dự thảo Luật thì đối tượng hòa giải, đối thoại thường là những vụ việc có tính chất chuyên ngành sâu, phức tạp, đòi hỏi hòa giải viên phải am hiểu pháp luật chuyên ngành, pháp luật tố tụng và có kinh nghiệm trong công tác pháp luật.

Toàn cảnh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Quốc hội bắt đầu xem xét cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng

Thực tiễn thí điểm tại 16 tỉnh, thành phố vừa qua cho thấy, hầu hết đội ngũ hòa giải viên là các thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, thanh tra viên đã nghỉ hưu, các luật sư, chuyên gia có nhiều năm làm công tác pháp luật nên đã thực hiện tốt nhiệm vụ của hòa giải viên và giải quyết hiệu quả các tranh chấp.

“Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến kết quả hòa giải thành, đối thoại thành đạt cao vừa qua (78,08%) và đến nay chưa có vụ việc nào các đương sự đề nghị xem xét lại”, báo cáo của Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho hay.

Tuy nhiên, qua thảo luận, có đại biểu đề nghị quy định rõ các chức danh tư pháp khác quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 9 của dự thảo Luật là gì và bổ sung thêm đối tượng thanh tra viên vào tiêu chuẩn hòa giải viên.

Theo đó, những người có thể được bổ nhiệm làm hòa giải viên để tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức thực hiện, bao gồm: Thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký tòa án, kiểm sát viên, kiểm tra viên viện kiểm sát, chấp hành viên thi hành án dân sự, thanh tra viên đã nghỉ hưu.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng) cho rằng, sẽ là bất cập trong cơ chế quản lý, kiểm soát, giám sát hoạt động của Hòa giải viên, xuất phát từ vị trí pháp lý và phạm vi hoạt động của người này.

“Nhiều đại biểu và chuyên gia pháp lý đề xuất bầu hoà giải viên như thủ tục bầu hội thẩm”, ĐBQH Nguyễn Tạo nhấn mạnh và đề nghị UBTVQH xem xét quy định theo hướng TAND tỉnh, thành phố, huyện đề xuất nhu cầu về số lượng Hoà giải viên đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu người đủ tiêu chuẩn theo quy định để HĐND có thẩm quyền theo luật định bầu hoà giải viên.

Cũng nêu băn khoăn về vấn đề này, đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn Kon Tum) cho rằng bổ nhiệm là nói đến cán bộ công chức được giữ chức vụ quản lý theo ngạch, tuy nhiên hoà giải viên không thuộc diện này.

“Vậy có nên dùng cơ chế bổ nhiệm không? Theo tôi sau khi xét đủ điều kiện thì toà tổ chức triển khai thủ tục công nhận thay cho bổ nhiệm”,  ông Tô Văn Tám bày tỏ nêu vấn đề.

Về nhiệm kỳ của hòa giải viên, nhiều đại biểu cho rằng, cần nâng lên thành 5 năm chứ 3 năm là quá ngắn. Đại biểu Lưu Thành Công, (tỉnh Vĩnh Long) phân tích thời gian 3 năm là quá ngắn, không đủ để họ tổng kết, rút kinh nghiệm. Bởi các tiêu chuẩn đưa ra trong việc lựa chọn hòa giải viên đã chặt chẽ, chất lượng cao thì thời gian bổ nhiệm 5 năm là hợp lý.

Toàn cảnh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Họp Quốc hội Việt Nam: Biển Đông, thắng lợi Covid-19, EVFTA và tăng trưởng kinh tế
UBTVQH lý giải, việc quy định nhiệm kỳ 3 năm như dự thảo Luật nhằm khuyến khích các hòa giải viên nỗ lực phấu đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ để tiếp tục được tái bổ nhiệm, đồng thời tạo cơ chế sàng lọc kịp thời những hòa giải viên không đáp ứng yêu cầu công việc do hạn chế về sức khỏe, năng lực. Quy định này cũng phù hợp với kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Nhật Bản quy định nhiệm kỳ hòa giải viên là 3 năm, Hàn Quốc là 2 năm).

Phát biểu khẳng định ý kiến đồng tình với quan điểm này, Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho rằng, đòi hỏi hòa giải viên có kinh nghiệm 10 năm và thời gian được bổ nhiệm 3 năm là hợp lý. Qua đó, nhằm nâng cao chất lượng hòa giải tốt hơn cho người dân.

Về trả thù lao cho hòa giải viên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, quy định về thù lao của hòa giải viên đòi hỏi phải rất cụ thể, nếu quy định cứng trong Luật dễ dẫn đến thường xuyên phải sửa Luật. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật giao Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác hòa giải, đối thoại tại tòa án, hòa giải viên được hưởng thù lao do Chính phủ quy định.

Về vấn đề này, Đại biểu Lò Thị Luyến (tỉnh Điện Biên) đề nghị Quốc hội quyết định kinh phí cho công tác hòa giải, đối thoại tại tòa án.

Có ý kiến cho rằng, do hòa giải viên không phải là cán bộ, công chức, viên chức nên không thể áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật công chức, viên chức nên không thể “kỷ luật hòa giải viên” mà chỉ có thể “xử lý vi phạm đối với hòa giải viên” mà thôi.

Ba đối tượng nào phải đóng phí hòa giải?

Tại phiên thảo luận hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, nhiều ý kiến tán thành việc Nhà nước không thu chi phí hòa giải, đối thoại tại tòa án đối với các đương sự với những lý do như tờ trình của Tòa án nhân dân Tối cao.

Bà Nguyễn Thanh Hải - Sputnik Việt Nam
Quốc hội sẽ miễn nhiệm ông Vương Đình Huệ, bà Nguyễn Thanh Hải

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị cân nhắc để quy định Nhà nước thu một khoản chi phí nhất định đối với một số trường hợp. Có ý kiến đề nghị quy định đối tượng chịu chi phí là các vụ việc dân sự có giá ngạch từ 100 triệu đồng trở lên hoặc có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên, các vụ án hành chính mà pháp nhân, cá nhân có yêu cầu về trách nhiệm dân sự.

Ý kiến khác đề nghị quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chịu chi phí hòa giải, đối thoại trong mọi trường hợp.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, hòa giải, đối thoại tại tòa án có nhiều ưu điểm, giúp giải quyết hiệu quả các tranh chấp, khiếu kiện, do đó sẽ hạn chế số lượng lớn các vụ việc phải đưa ra tòa án xét xử. Kết quả hòa giải, đối thoại thành được các bên tự nguyện thi hành sẽ giúp tiết kiệm được khoản chi phí lớn mà hằng năm ngân sách phải đầu tư cho công tác xét xử, công tác thi hành án dân sự và tiết kiệm chi phí của xã hội.

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật chỉnh lý theo hướng đa số các trường hợp Nhà nước không thu chi phí hòa giải, đối thoại tại tòa án, Nhà nước chỉ thu chi phí hòa giải, đối thoại tại tòa án với 3 trường hợp.

Cụ thể, trường hợp thứ nhất: Pháp nhân, cá nhân nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch.

Trường hợp thứ hai đó chính là chi phí phát sinh khi tiến hành hòa giải, đối thoại trong trường hợp các bên thống nhất hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở tòa án; chi phí khi hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của tỉnh nơi tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc có trụ sở.

Trường hợp thứ 3 là chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài. Vì đây là những hoạt động phát sinh lợi nhuận hoặc thường là các khoản chi lớn, các bên có trách nhiệm chia sẻ một phần để giảm chi cho ngân sách Nhà nước. Mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp do Chính phủ quy định chi tiết.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu lý do phải giữ kín chia sẻ hòa giải

Phát biểu tại Nghị trường về Luật Hòa giải, Chánh án TAND Tối cao nhấn mạnh bảo đảm bí mật câu chuyện hòa giải là nguyên tắc bao trùm của chế định hòa giải, đối thoại tại tòa án.

Phó Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Trí Tuệ thay mặt Hội đồng Thẩm phán công bố phán quyết giám đốc thẩm về vụ án Hồ Duy Hải. - Sputnik Việt Nam
Vụ án Hồ Duy Hải sẽ được đưa ra Quốc hội Việt Nam?

Trước đó, nhiều ý kiến ĐBQH bày tỏ mong muốn ban soạn thảo làm rõ ngoài việc hòa giải ở cơ quan tòa án thì có thể ở ngoài tòa án hay không nhưng vẫn đảm bảo có sự thỏa thuận giữa hai bên.

Về vấn đề này, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, hòa giải về mặt bản chất là tác động vào tâm lý của các bên tranh chấp, làm sao khơi dậy lòng vị tha, sự cao thượng, hướng thiện, sẵn sàng chia sẻ khó khăn và không cố chấp. Cho nên việc tác động này thông thường là lần lượt các bên và chủ yếu tác động vào bên đi kiện, tức bên nguyên.

Chánh án Tòa tối cao lấy ví dụ, chẳng hạn như hai bên nợ nần nhau, bên khó khăn không trả được, bên đi đòi đâm đơn kiện thì chủ yếu tác động vào bên đi đòi để làm sao người ta chia sẻ khó khăn của bên nợ và và hai bên thỏa thuận với nhau. Hay hai vợ chồng trục trặc, ly hôn thì chủ yếu tác động chia sẻ, vị tha vì các con.

“Người ta có thể lên chùa nhờ Hòa thượng nói thêm, những việc này chỉ cần một bên thôi chứ không nhất thiết phải hai bên dẫn nhau lên chùa. Việc như vậy đặt ra câu chuyện phải có sự thống nhất của cả hai bên thì hết sức khó khăn. Đây là một giải pháp linh hoạt”, ông Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.

Đối với quyết định công nhận của tòa án về kết quả hoà giải, đối thoại, theo Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình, có trường hợp cần quyết định nhưng có trường hợp lại không cần. Đơn cử như nợ nhau 100 triệu đồng, sau khi thoả thuận thì bên cho vay chỉ cần lấy 70 triệu và tranh chấp được giải quyết, không cần quyết định của toà án.

Phó Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Trí Tuệ thay mặt Hội đồng Thẩm phán công bố phán quyết giám đốc thẩm về vụ án Hồ Duy Hải. - Sputnik Việt Nam
Vụ án Hồ Duy Hải sẽ được đưa ra Quốc hội Việt Nam?

Nhưng có những quyết định thì dứt khoát phải có sự công nhận của tòa án như ngân hàng đòi nợ cả gốc và lãi nhưng sau đó chấp nhận không lấy lãi thì cần quyết định của toà để lãnh đạo cấp trên có căn cứ, tránh việc bị cho là gây thiệt hại cho ngân hàng hay móc ngoặc với nhau.

Chánh án Tòa tối cao dẫn chứng, ngân hàng đòi một doanh nghiệp do điều kiện khó khăn về Covid-19, không trả được một tỷ cộng với tiền lãi 100 triệu nữa là 1,1 tỷ. Nếu ra tòa thì tòa không có cách nào khác, phải tuyên là anh phải trả 1,1 tỷ cả gốc và lãi nhưng do khó khăn, ngân hàng chỉ lấy 800 triệu hoặc 1 tỷ, không cần lãi thì phải có quyết định này để lãnh đạo ngân hàng cấp trên có căn cứ.

“Nếu không thì người ta bảo mấy ông này gây thiệt hại cho ngân hàng, móc ngoặc với nhau hay 2 bên tranh chấp với nhau về đất”, ông Nguyễn Hòa Bình nói.

Hay anh em thoả thuận chia đôi mảnh đất thừa kế, có quyết định công nhận của tòa án thì cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới có căn cứ giải quyết.

Về bảo đảm bí mật của câu chuyện hòa giải, Chánh án TAND Tối cao khẳng định đây là nguyên tắc bao trùm của chế định này.

“Bởi đôi khi người ta thổ lộ tâm tình với hòa giải viên những điều thầm kín như tại sao ly hôn thì những việc như thế không thể mang ra để thành câu chuyện đàm tiếu. Hay khi chia tài sản, người ta cũng không muốn công khai đất bao nhiêu, nhà bao nhiêu, tiền bao nhiêu, cổ phần cổ phiếu bao nhiêu”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói.

Theo người đứng đầu TAND Tối cao, tất cả những thông tin người ta chia sẻ về mặt đời tư thì bổn phận của hòa giải viên phải giữ bí mật. Đây là nguyên tắc rất lớn. Bản thân ông thẩm phán cũng không được phép biết về nội dung chia sẻ này.

“Chính vì vậy, theo luật không được ghi biên bản, không ghi âm hay ghi hình để bảo đảm rằng tất cả những điều mà người ta đã chia sẻ với hòa giải viên được giữ kín”, ông Nguyễn Hoà Bình khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала