Trồng rau, đưa người ra ở Biển Đông: Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ tranh chấp với Việt Nam

© AFP 2023 / STRĐảo Phú Lâm ở thành phố Tam Sa
Đảo Phú Lâm ở thành phố Tam Sa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hải quân Trung Quốc mới đây tuyên bố ứng dụng thành công công nghệ trồng rau xanh trên cát ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) nhằm khẳng định chủ quyền và thôi thúc Bắc Kinh tăng cường đưa người ra các đảo ở Biển Đông sinh sống.

Theo PGS.TS Vũ Thanh Ca, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam, với việc trồng rau và đưa người ồ ạt ra Biển Đông, Trung Quốc đang nỗ lực hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi pháp của mình ở các vùng biển tranh chấp và bóp méo luật pháp quốc tế.

Theo vị chuyên gia, ngay từ năm 1956, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm một số đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến năm 1974, nước này là một lần nữa dùng vũ lực để chiếm đóng bất hợp pháp các đảo còn lại của Hoàng Sa. Kể từ đó đến này, Bắc Kinh luôn tìm mọi cách để đòi hỏi quyền chủ quyền vô lý, trái phép trên một phần lớn thuộc vùng biển Việt Nam ở Biển Đông.

Trồng rau ở Biển Đông giúp Trung Quốc khẳng định chủ quyền các đảo?

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng về tình hình Hồng Kông, Trung Quốc trồng rau ở Biển Đông, Tenma hối lộ
Thời báo Hoàn Cầu (Global Times, do Nhân dân Nhật báo (People’s Daily), cơ quan ngôn luận chính thức do Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý, hôm 19/5 đã có bài viết thông tin về việc Hải quân Trung Quốc vừa ứng dụng thành công loại công nghệ mới trồng rau xanh ở quần đảo Tây Sa (Xisha) trên Biển Đông.

“Hải quân Trung Quốc đồn trú trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Tây Sa (Xisha) ở Biển Đông mới đây đã lần đầu tiên thu hoạch được 750 kg rau xanh được trồng trên cát, sử dụng công nghệ mới mà các chuyên gia tin tưởng rằng sẽ có thể hỗ trợ hiệu quả phục vụ cuộc sống người dân”, Hoàn Cầu khẳng định.

Theo đó, Hải quân Trung Quốc đã phối hợp cùng Đại học Giao thông Trùng Khánh (Chongqing Jiaotong University) thử nghiệm công nghệ “trồng rau trên cát” với diện tích khoảng 500 mét vuông ở đảo Phú Lâm và cho thu hoạch rau xanh chỉ một tháng kể từ thời điểm gieo trồng.

“Bảy loại rau, bao gồm cải thìa Pakchoi, xà lách và cải xanh Trung Quốc được thu hoạch trên cánh đồng thí nghiệm kết hợp đất và cát trên đảo Phú Lâm (Yongxing) ở thành phố Tam Sa (Sansha), tỉnh Hải Nam của Trung Quốc, vào ngày 12 tháng 5”, báo cáo của Hải quân Trung Quốc cho biết.
“Công nghệ trồng rau xanh mới này sẽ tiếp tục được phát triển trên quy mô lớn, có thể giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết của lực lượng quân đội cũng như dân quân đồn trú trên các đảo hiện đang thiếu rau xanh”, Hoàn Cầu dẫn lời một sĩ quan hải quân cho biết.

Báo cáo của lực lượng Hải quân Trung Quốc cho biết, các chiến sĩ và giới khoa học đã trộn vật liệu dạng hạt thực vật với chất bột kết dính vào cát. Sau khi tưới nước, cát sẽ biến thành đất. Hạt giống được trồng trên cánh đồng thử nghiệm này vào ngày 4/4/2020 và đã cho thu hoạch thành phẩm hơn 750 kg rau xanh chỉ sau một tháng. Tức một năm, trên đảo có thể thu hoạch được năm hay sáu vụ rau.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ADSOM Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
Tướng Vịnh nói về Biển Đông: Không phải cứ thích thì mang quân sang nước khác

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Giao thông Trùng Khánh đã thay đổi 4.000 mét vuông sa mạc thành đất canh tác ở Khu tự trị Nội Mông Bắc của Trung Quốc vào năm 2017.

Chưa hết, Thời báo Hoàn Cầu cũng dẫn đánh giá của Trần Tương Miểu (Chen Xiangmiao), một trợ lý nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc (NISCSS) nhận định rằng, việc trồng rau sẽ giúp củng cố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và chứng minh các thực thể này là đảo.

Trung Quốc bị cho là tiếp tục phớt lờ phán quyết về Biển Đông năm 2016 của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII UNCLOS năm 1982 mà họ là một bên phê chuẩn.

“Hiện, Trung Quốc đã có thể hỗ trợ đời sống của người dân trên các đảo và nhờ vậy, cũng sẽ cho phép ngày càng nhiều người có thể sống trên đảo hơn”, ông Trần lưu ý.

Vị trợ lý nghiên cứu tại Viện NISCSS đồng thời cũng thừa nhận, nền nhiệt độ cao, độ ẩm và hàm lượng muối cao sẽ khiến việc canh tác trở nên vô cùng khó khăn trên các đảo Biển Đông.

“Trồng rau thành công sẽ là khởi đầu để giúp thực hiện bước tiếp theo, chẳng hạn như nuôi lợn hoặc gà. Với chu kỳ sinh thái hoàn hảo sẽ khiến các đảo ở Biển Đông thích hợp cho cuộc sống của con người ở đó. Trong tương lai, mỗi hòn đảo có thể tạo thành cộng đồng cư dân độc lập quy mô nhỏ”, ông Trần Tương Miểu nhấn mạnh.

Chuyên gia Việt nói về âm mưu của Trung Quốc khi trồng rau ở Biển Đông

Bình luận về báo cáo mới đây của Hải quân Trung Quốc về việc trồng rau thành công ở Biển Đông và sẽ tăng cường đưa người ra các đảo, thực thể ở những khu vực có tranh chấp lãnh thổ sinh sống, PGS Vũ Thanh Ca, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam, nhận định trên VnExpress cho rằng, đây là một trong số những động thái mới của Trung Quốc nhằm nỗ lực “hợp thức hóa” yêu sách chủ quyền phi pháp của mình ở Biển Đông.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: Cả thế giới phải biết về các quyền hợp pháp của Việt Nam

Theo đó, qua việc này Bắc Kinh muốn chứng minh các đảo đá ở Hoàng Sa đảm bảo điều kiện “phù hợp cho đời sống con người sinh sống và cho một đời sống kinh tế riêng”.

Theo lập luận của Bắc Kinh, khi các đảo đá được coi là đảo, Trung Quốc có thể sử dụng đường cơ sở thẳng để nối các điểm ngoài cùng của các cấu trúc nổi ở các quần đảo thuộc Tứ Sa (trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) để tạo nên khu vực mà nước này coi là có “quyền lịch sử”. Khu vực này thậm chí còn rộng hơn cả “đường lưỡi bò”.

Ngay từ năm 1956, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm một số đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến năm 1974, nước này là một lần nữa dùng vũ lực để chiếm đóng bất hợp pháp các đảo còn lại của Hoàng Sa. Kể từ đó đến này, Bắc Kinh luôn tìm mọi cách để đòi hỏi quyền chủ quyền vô lý, trái phép trên một phần lớn thuộc vùng biển Việt Nam.

PGS.TS Vũ Thanh Ca cho hay, Khoản 3, Điều 121 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) đã quy định rõ “đảo đá không phù hợp cho con người sinh sống và cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ADSOM Việt Nam chủ trì hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về vấn đề Biển Đông

Trước khi Tòa trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết bác yêu sách của Trung Quốc vào năm 2016, trên thế giới đã tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về việc giải thích cụm từ “không phù hợp cho con người sinh sống và cho một đời sống kinh tế riêng”.

Một số quan điểm cho rằng với trình độ phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại, tất cả thực thể nổi trên mặt nước ở mức triều cao đều có thể thỏa mãn điều kiện “phù hợp cho con người sinh sống và cho một đời sống kinh tế riêng” nếu được tôn tạo phù hợp, từ đó có thể được coi là đảo.

Tuy nhiên, PGS Ca nhận định, phán quyết của PCA năm 2016 đã chấm dứt những tranh luận trên. Theo đó, tòa khẳng định một thực thể “phù hợp cho con người sinh sống” là một thực thể mà ở trạng thái tự nhiên của nó, trên đó có một hoặc nhiều hơn một cộng đồng người sinh sống ổn định và coi đó là nhà.

Theo PCA, cụm từ “đời sống kinh tế riêng” có nghĩa là cuộc sống và sinh kế của những người dân trên thực thể dựa vào các điều kiện tự nhiên của thực thể. Trong khi đó, các hoạt động khai thác tài nguyên trên thực thể nhưng để phục vụ lợi ích của những người sống ngoài thực thể không được xem là hoạt động thuộc "đời sống kinh tế riêng".

Như vậy, PCA xác định trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa trước đây chưa bao giờ có các cộng đồng dân cư ổn định, coi đó là nhà. Các hoạt động kinh tế trước đây trên các đảo thuộc Trường Sa chỉ thuần túy là hoạt động khai thác tài nguyên, nên chỉ là đảo đá, không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Với Hoàng Sa, chuyên gia cho biết các đảo thuộc quần đảo này trước đây chỉ có những nhóm người đánh bắt cá và khai thác tài nguyên (bao gồm các chiến binh thuộc đội Hoàng Sa của Việt Nam) trú ngụ tạm thời và đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ngoài ra, cũng có một số công ty Nhật Bản khai thác phân chim hoặc đánh cá ở khu vực này.

Quần đảo Trường Sa. Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng vụ máy bay Trung Quốc ở Biển Đông, Lào xây nhà máy thủy điện

Theo ông Ca, những hoạt động đó không tạo ra một cộng đồng dân cư ổn định, coi đó là nhà. Các hoạt động kinh tế xảy ra ở đây chỉ thuần túy là khai thác. Do vậy, các đảo đá trên Hoàng Sa không thể được coi là đảo và không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

“Như vậy, diễn giải của Trung Quốc thực chất là bóp méo luật pháp quốc tế”, PGS Ca nói.

Về phần mình, Việt Nam luôn đề cao và tuân thủ phán quyết của PCA. Cuối tháng 3/2020, trong Công hàm gửi Liên Hợp Quốc, Việt Nam minh định lập trường không thể dùng đường cơ sở thẳng để nối các điểm ngoài cùng của các cấu trúc bên ngoài, và các cấu trúc luôn nổi thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là các đảo đá, không phù hợp cho con người sinh sống và cho một đời sống kinh tế riêng nên không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

 Công hàm cũng nhấn mạnh tuyên bố về “quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước là vượt quá quy định của UNCLOS, trái pháp luật và vô giá trị.

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc trồng rau ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời trực tuyến các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không làm phức tạp tình hình Biển Đông
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 28/5, Phó phát ngôn viên Đoàn Khắc Việt đã trả lời câu hỏi của phóng viên xung quanh tuyên bố của Trung Quốc về việc trồng rau tại các thực thể ở Biển Đông.

Về vấn đề này, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết:

“Như nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động tại các quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị”, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.

Trong ảnh: Hai tàu cá khai thác giã cào trái phép trên vùng biển tỉnh Thừa Thiên- Huế. Ảnh: TTXVN phát - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc lại chỉ trích Việt Nam liên quan lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Riêng đối với việc tàu Trung Quốc khai thác cát ở Biển Đông, Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh, hoạt động của các bên ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các khu vực mà Việt Nam có chủ quyền, quyền tài phán trên Biển Đông đều là vi phạm chủ quyền và vi phạm pháp luật quốc tế.

“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông”, ông Đoàn Khắc Việt nêu rõ.
“Hoạt động của các bên ở hai quần đảo này cũng như ở các khu vực mà Việt Nam có quyền chủ quyền, quyền tài phán trên Biển Đông là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế”, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt tuyên bố.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала