Dự án Cát Linh-Hà Đông chưa chạy thật, Tổng thầu Trung Quốc đòi gấp Việt Nam 50 triệu USD?

© Ảnh : Di Linh/ VietnammoiĐường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy thử từ 20/9.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy thử từ 20/9. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) lý giải nguyên nhân vì sao dự án Đường sắt đô thị trên cao Cát Linh- Hà Đông đội vốn gấp 3 lần, chậm tiến độ 8 lần, chưa biết bao giờ chạy thật.

Trong báo cáo mới nhất gửi Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tiếp tục cam kết đưa dự án đi vào vận hành khai thác trong thời gian sớm nhất. Nhưng sớm nhất là khi nào và bao giờ Cát Linh- Hà Đông chạy thật thì Bộ trưởng không nói.

Trong khi đó, phía Tổng thầu Trung Quốc lại đang cần gấp 50 triệu để thực hiện công tác vận hành hệ thống và thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa biết bao giờ chạy thật

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Giải cứu dự án đường sắt Cát Linh–Hà Đông
Trong tháng 5/2020, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) Nguyễn Văn Thể đã có báo cáo gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV liên quan đến tình hình thực hiện, triển khai một số dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải, trong đó có đề cập hàng loạt dự án chậm tiến độ.

Điển hình trong số này là dự án bị đội vốn khủng khiếp và lùi thời gian hoàn thành “vô thời hạn”, làm giảm hiệu quả đầu tư, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội đất nước và làm mất niềm tin của người dân và cử tri vào uy tín và năng lực của nhà đầu tư Trung Quốc như Cát Linh - Hà Đông. Dự án đường sắt đô thị trên cao này tiếp tục bị kéo dài thời gian đưa vào khai thác do các kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật người Trung Quốc chưa thể quay lại Việt Nam sau dịch Covid-19.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XIV, cử tri TP. Hà Nội cho rằng, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã điều chỉnh tăng hơn 200% so với tổng mức đầu tư ban đầu, 8 lần chậm tiến độ so với cam kết, ảnh hưởng đến mục tiêu vận tải hành khách công cộng của Hà Nội, tiềm ẩn sự thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước.

Do đó, cử tri TP. Hà Nội đề nghị Chính phủ, Bộ GTVT giải trình rõ ràng về dự án này trước Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng “đội vốn khủng, lùi thời hạn không biết bao giờ mới vận hành thật”, “bảo tàng kinh nghiệm” đối với dự án Cát Linh- Hà Đông như thời gian qua.

đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Tuyến Cát Linh-Hà Đông: Việt Nam đã trả số tiền lớn cho Tổng thầu EPC Trung Quốc

Trả lời kiến nghị của cử tri TP. Hà Nội trước Kỳ họp thứ 9, Bộ GTVT thừa nhận, việc triển khai thực hiện dự án đã chậm nhiều lần và tổng mức đầu tư đã điều chỉnh tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, ở đây bao gồm cả chủ quan và khách quan cùng một số nguyên nhân khác.

Theo đó, với dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông này, báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể gửi tới Quốc hội cho hay dự án đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên chưa đủ điều kiện nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác do còn tồn tại một số các vướng mắc liên quan đến thiết bị công nghệ khu Depot, đánh giá an toàn đoàn tàu, công tác vận hành toàn hệ thống và thanh quyết toán.

Công tác vận hành thử toàn hệ thống và đánh giá an toàn hệ thống vẫn đang được thực hiện, đồng thời khắc phục một số tồn tại để đảm bảo yêu cầu trước khi thực sự “chạy thật”.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sắp hoàn thành đánh giá an toàn dự án Cát Linh - Hà Đông
Trước đó, UBND TP. Hà Nội và Bộ GTVT đã thành lập Tổ công tác để xây dựng kế hoạch, giải pháp hoàn thành những nhiệm vụ cuối cùng của dự án để sớm đưa tuyến Cát Linh - Hà Đông vào vận hành khai thác theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ (thông báo 2538-TB/TU-GTVT ngày 31/3/2020).

Trong báo cáo của mình, Bộ trưởng Bộ GTVT cũng khẳng định “đang chỉ đạo” xây dựng kế hoạch bàn giao và đưa dự án vào khai thác “trong thời gian sớm nhất” khi đủ điều kiện.

Tuy nhiên, “sớm” là bao giờ Cát Linh- Hà Đông chạy thật thì lãnh đạo Bộ GTVT vẫn chưa thể đưa ra một mốc thời gian cụ thể, dù đến nay dự án đã giải ngân hơn 14,7 nghìn tỷ đồng trong tổng số trên 15 nghìn tỷ đồng, đạt 81,9%.

Bộ GTVT nêu nguyên nhân dự án Cát Linh- Hà Đông chậm tiến độ

Báo cáo của Bộ GTVT cho biết dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Bộ GTVT nói gì về đường sắt Cát Linh - Hà Đông, xóa bỏ BOT Bắc Thăng Long?

Trong đó, dự án được thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC, Tổng thầu EPC do Bên tài trợ vốn chỉ định là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện. Đơn vị Tư vấn giám sát được tổ chức đấu thầu, theo đó Công ty TNHH Giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh đã trúng thầu tư vấn giám sát dự án.

Như đã đề cập ở phần trên, Bộ trưởng Thể nêu ra hàng loạt nguyên nhân “chủ quan”, “khách quan” và “các yếu tố khác.

Về nguyên nhân chủ quan, Bộ GTVT cho rằng thiết kế cơ sở ban đầu còn sơ sài, chưa lường hết được quy mô, tính chất, công năng, nên phải điều chỉnh tại bước thiết kế kỹ thuật. Bên cạnh đó, việc chờ nhà tài trợ phê duyệt hợp đồng, cấp hiệu lực cho Hiệp định vay vốn bổ sung kéo dài.

Ngoài ra, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) là cơ quan quản lý, cung cấp nguồn vốn vay không thiết lập đại diện thường trú tại Việt Nam. Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành cấp vốn thực hiện dự án.

Chưa hết, Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC) chưa thực hiện theo đúng cam kết về tiến độ.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Giám đốc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị cách ly để phòng dịch COVID-19

Theo Bộ GTVT, tiếp đó là do cách thức triển khai thực hiện dự án ở mỗi nước có sự khác biệt, đặc biệt là cách thức lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu thanh toán.

“Trong khi đây là lần đầu tiên Tổng thầu Trung Quốc thực hiện dự án tại Việt Nam dẫn đến công tác quản lý điều hành của Tổng thầu còn nhiều lúng túng và bất cập”, Bộ GTVT thừa nhận.

Bộ trưởng Thể cũng cho hay, công tác giải ngân của Hiệp định vay bổ sung gặp nhiều vướng mắc do các bên chưa thống nhất được ý kiến pháp lý (Hiệp định vay bổ sung được ký từ 11/5/2017 nhưng đến 28/12/2017 các bên mới thống nhất được ý kiến pháp lý và đến ngày 25/4/2018 mới thống nhất được 13 điều kiện cho lần giải ngân đầu tiên của dự án). Cuối cùng là do các quy định và chế tài xử lý đối với hợp đồng EPC còn chưa đầy đủ.

Về nguyên nhân khách quan, theo Bộ GTVT, công tác giải phóng mặt bằng tại trung tâm TP. Hà Nội là “rất chậm và phức tạp”, không đáp ứng được yêu cầu của công tác khảo sát thiết kế kỹ thuật.

Tiếp đó là do yếu tố khác biệt về quy định giữa 2 quốc gia về các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong bước thiết kế, thi công và dự toán gây khó khăn trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện.

“Hệ thống quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về thực hiện hợp đồng EPC chưa đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt là quy định về tính trọn gói giữa các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án”, Bộ GTVT nhấn mạnh.

Chưa hết, Bộ GTVT cũng cho rằng lạm phát trong giai đoạn thực hiện dự án năm 2008 và giai đoạn 2010-2011 cao làm ảnh hưởng đến giá nhân công, vật tư, vật liệu xây dựng, khiến dự án chậm tiến độ và đội vốn.

Ai chịu trách nhiệm khi dự án Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ?

Về trách nhiệm của các bên liên quan, Bộ GTVT nhận định dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư ngoài trách nhiệm chính thuộc phía tổng thầu thì chủ đầu tư (Bộ GTVT), đại diện chủ đầu tư Ban Quản lý dự án Đường sắt chịu trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành dự án.

Năm đoàn tàu của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã tiến hành chạy thử toàn tuyến. - Sputnik Việt Nam
Cát Linh- Hà Đông: Vì sao Việt Nam phải xin gia hạn trả nợ gốc cho Trung Quốc?

Ngoài ra, đơn vị tư vấn thiết kế bước lập dự án chịu trách nhiệm về chất lượng lập dự án đầu tư. Chủ đầu tư của phần giải phóng mặt bằng (UBND TP. Hà Nội) chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác này. Tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo thi công, quản lý tiến độ, chất lượng, giá thành xây dựng.

“Thời gian qua, mặc dù đã quyết liệt chỉ đạo nhưng dự án triển khai còn chậm, đến nay dự án vẫn chưa thể đưa vào khai thác thương mại do còn đang được hoàn thiện đánh giá an toàn hệ thống, hoàn thành xử lý các khiếm khuyết hạng mục thiết bị trước khi bàn giao cho đơn vị quản lý, vận hành khai thác”, Bộ GTVT nêu rõ.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng khẳng định, các khó khăn vướng mắc đã được Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao và Đại sứ Quán Trung Quốc để hỗ trợ chỉ đạo và có các giải pháp giải quyết nhằm đưa dự án vào vận hành khai thác trong thời gian sớm nhất.

“Đồng thời, Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Đường sắt chủ động rà soát các điều khoản trong hợp đồng EPC, xác định rõ trách nhiệm của tổng thầu và các bên liên quan để xử lý, giải quyết các khiếu kiện trong trường hợp cần thiết, phù hợp với điều kiện của hợp đồng EPC", văn bản trả lời cử tri của Bộ GTVT cho hay.

Việt Nam cần thanh toán gấp cho Tổng thầu Trung Quốc 50 triệu USD?

Báo cáo mà Bộ GTVT gửi Quốc hội cũng bao gồm thông tin về việc Tổng thầu EPC Trung Quốc đề nghị số tiền 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống và thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao, theo VNN.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia dự án Cát Linh – Hà Đông chưa thể quay trở lại Việt Nam vì dịch bệnh

Về vấn đề này, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã báo cáo Bộ Giao thông vận tải và nêu rõ quan điểm, việc thanh toán phải tuân thủ theo quy định Hợp đồng EPC. Vì vậy, hai bên thống nhất sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát (trong vòng 15 ngày) các điều khoản hợp đồng và tổ chức buổi họp chuyên đề tiếp theo để trao đổi, thống nhất các công việc thực hiện.

Liên quan hồ sơ hoàn công và nghiệm thu, báo cáo nêu rõ: Tại các cuộc họp trực tuyến và bằng văn bản, Ban Quản lý dự án Đường sắt tiếp tục đôn đốc Tổng thầu tập trung bố trí nhân sự hoàn thiện hồ sơ các hạng mục về phần xây dựng (hạng mục kiến trúc các nhà ga và đơn thể Depot) và các tồn tại về hồ sơ phần thiết bị đổng thời yêu cầu các đơn vị tư vấn khẩn trương rà soát, kiểm tra có ý kiến dứt điểm các vấn đề tồn tại, làm cơ sở để Tổng thầu hoàn thiện cuối cùng.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông do tổng thầu Trung Quốc thực hiện đã nhiều lần chậm tiến độ. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam yêu cầu Tổng thầu Trung Quốc sang giải quyết dự án Cát Linh-Hà Đông

Về đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống, Chính phủ cho biết: Các vấn đề mà tư vấn ACT đưa ra phải thực hiện theo quy định của pháp luật và cần Tổng thầu tích cực phối hợp, thực hiện cung cấp các hồ sơ tài liệu, mới có thể hoàn thành việc đánh giá và cấp chứng nhận an toàn hệ thống cho dự án.

Về những khó khăn vướng mắc của gói thầu tư vấn giám sát, báo cáo của Bộ GTVT cho hay: Hiện nay do Tổng thầu chưa xác định được mốc thời gian hoàn thành nên Dự án chưa có cơ sở báo cáo cấp thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện, dẫn đến gói thầu tư vấn giám sát chưa có cơ sở để cho phép kéo dài trong thời gian tới. Đồng thời do chưa làm rõ được nguyên nhân, trách nhiệm của bên làm chậm nên chưa bố trí được nguồn vốn cho gói thầu tư vấn giám sát.

Đồng thời, trước thực trạng này, Ban QLDA Đường sắt đề xuất một số giải pháp, kiến nghị với Bộ GTVT xem xét báo cáo Thường trực Chính phủ tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông để sớm đưa dự án vào vận hành khai thác.

Nhà thầu Trung Quốc sang Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai?

Như đã nêu, một trong những lý do mới phát sinh tác động đến dự án được Bộ trưởng GTVT nêu ra là tình hình dịch bệnh Covid-19. Đại dịch toàn cầu này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án.

đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông được cấp chứng nhận đăng kiểm tạm thời

Trước đó, dự kiến thủ tục sang Việt Nam của nhân sự lao động Trung Quốc sẽ hoàn thiện thủ tục vào cuối tháng 5/2020, tuy nhiên do các quy định chặt chẽ về xuất-nhập cảnh do kiểm soát dịch Covid-19, cách ly phòng chống dịch bệnh liên quan đến chính sách của các quốc gia khác nhau, vậy nên công tác này chưa hoàn thành.

Liên quan đến vấn đề này, đánh giá việc đưa nhân sự Trung Quốc sang Việt Nam tiếp tục triển khai thực hiện dự án, báo cáo Chính phủ cho biết: Chính phủ đã có văn bản số 1105/VPCP-QHQT ngày 24/4/2020 chấp thuận chủ trương cho phép các nhân sự làm việc tại Dự án được nhập cảnh vào Việt Nam và giao Bộ Công an, Bộ Ngoại giao tiếp tục xử lý.

Vì vậy, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã yêu cầu Tổng thầu, tư vấn giám sát phối hợp với Ban Ban quản lý dự án Đường sắt trong quá trình làm việc với cấp thẩm quyền để thực hiện các thủ tục nhập cảnh cho các nhân sự của Dự án. Hiện nay, các thủ tục đã cơ bản hoàn thành (chỉ còn văn bản chấp thuận của UBND TP. Hà Nội) các bên thống nhất sẽ tiếp tục phối hợp, làm việc với các cơ quan có thẩm quyền của hai nước để tháo gỡ các vướng mắc còn lại, sớm đưa nhân sự sang Việt Nam

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông do tổng thầu Trung Quốc thực hiện đã nhiều lần chậm tiến độ. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam yêu cầu Tổng thầu Trung Quốc sang giải quyết dự án Cát Linh-Hà Đông

Đối với các nhân sự tư vấn giám sát, báo cáo nhấn mạnh quan điểm “phải khẩn trương sang Việt Nam để cùng Tổng thầu EPC giải quyết tồn tại vướng mắc của Dự án”.

Do tư vấn giám sát chỉ có số lượng 5 nhân sự, nếu phương án di chuyển bằng đường hàng không thuận lợi hơn và sang sớm hơn được thì kịp thời báo cáo Ban Quản lý dự án Đường sắt để có sự hỗ trợ các thủ tục. Đồng thời, để thuận tiện trong việc di chuyển trong tương lai, yêu cầu tư vấn giám sát xem xét phương án xin cấp thẩm quyền cấp hộ chiếu công vụ cho nhân sự của mình, Ban QLDA Đường sắt sẽ hỗ trợ các thủ tục cho tư vấn giám sát nếu tư vấn giám sát cần thiết báo cáo với Đại sứ quán Trung Quốc.

Ngày 1/6, Lãnh đạo Ban Quản lý Dự án đường sắt (QLDA), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thông tin trên Dân trí cho biết, do không có chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc nên 150 nhân sự của tổng thầu làm Dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) buộc phải di chuyển bằng đường bộ, qua cửa khẩu Hà Khẩu - Lào Cai.

“Đến nay mới chỉ có 4 chuyên gia cấp cao của Tổng thầu Trung Quốc có mặt tại Việt Nam, trong đó có Giám đốc dự án Đường Hồng và 3 nhân sự khác”, đại diện Ban QLDA thông tin.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương cho phép nhập cảnh đối với người nước ngoài làm việc tại dự án, Ban QLDA đã lên kế hoạch để đưa các nhân sự Tổng thầu trở lại Việt Nam.

“Chúng tôi đã làm đề nghị đưa 150 nhân sự còn lại của Tổng thầu Trung Quốc sang Việt Nam để tiếp tục thi công dự án và đã được TP. Hà Nội chấp thuận danh sách này. Do không có chuyến bay kết nối giữa 2 nước nên tất cả các nhân sự này sẽ di chuyển bằng đường bộ, nhập cảnh tại cửa khẩu Hà Khẩu - Lào Cai”, lãnh đạo Ban QLDA Đường sắt nói. 

Đồng thời, TP.Hà Nội đã có văn bản gửi sang Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an để xúc tiến các thủ tục cấp visa đưa 150 nhân sự Trung Quốc trở lại Việt Nam tiếp tục thi công Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. 

Bộ Giao thông Vận tải thúc tổng thầu Trung Quốc hoàn thành công việc để đưa dự án vào vận hành nhưng chưa biết thời gian cụ thể - Sputnik Việt Nam
Cát Linh- Hà Đông: Công nghệ Trung Quốc, nhưng vận hành theo chuẩn thế giới

Cũng theo lãnh đạo Ban QLDA Đường sắt, sau khi 150 nhân sự lao động Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, tất cả sẽ được đưa đi cách ly tập trung 14 ngày để kiểm soát dịch bệnh Covid-19 theo quy định.

“Các lao động này chỉ được về dự án làm việc khi cơ quan y tế xác định tình trạng sức khỏe đảm bảo”, đại diện lãnh đạo Ban QLDA nhấn mạnh.

Ngoài nhân sự Tổng thầu Trung Quốc thì hiện nay nhân sự của Tư vấn ACT của Pháp cũng vẫn chưa xác định được chính xác thời điểm sang Việt Nam tiếp tục thực hiện công tác đánh giá an toàn hệ thống do lệnh hạn chế đi lại vì dịch bệnh Covid-19.

Dự án Cát Linh – Hà Đông và danh sách đen cán bộ thất hứa

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông một lần nữa được các đại biểu đề cập khi Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Đầu tư theo đối tác công tư (PPP).

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo xử lý sai phạm dự án Cát Linh-Hà Đông

Trong phiên tranh luận tại phiên thảo luận về dự án Luật Đầu tư theo đối tác công tư (PPP) vừa qua, liên hệ đến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đại biểu Nguyễn Anh Trí lưu ý đến việc lựa chọn nhà thầu quốc tế. Điều này cần được luật hóa để hạn chế các nhà đầu tư đến từ những quốc gia đã có nhiều dự án không hoàn thành, dây dưa, đội vốn, chậm tiến độ.

Trao đổi về những dự án tương tự như Cát Linh – Hà Đông, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) thẳng thắn, Nhà nước cần “khôn ngoan” để tận dụng vốn của mọi tổ chức trong, ngoài nước. Điều này rất cần thiết trong bối cảnh nguồn lực của chúng ta đang eo hẹp như hiện nay.

Đặc biệt, nêu lên mong muốn của cử tri, ĐBQH Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh, người dân đề nghị Chính phủ tìm mọi cách để làm cho được tàu điện ngầm tại các thành phố lớn.

“Không nên chậm trễ nữa, càng chậm, càng khó, càng tốn kém”, ĐBQH Nguyễn Anh Trí nói.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông sẽ dài hơn thêm 20km
Theo ông Trí, chúng ta nên ưu tiên lựa chọn đối tác có tiềm lực kinh tế mạnh, có nhiều kinh nghiệm, có thiết bị công nghệ hiện đại như Mỹ, Nhật. Đồng thời, cần tính đến cả an ninh lâu dài cho đất nước.

“Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông “đội vốn” từ 552 triệu USD đến hơn 868 triệu USD, chậm tiến độ gần cả thập kỷ là những bài học đắt giá. Như tôi đã từng đề cập tại kỳ họp thứ 8, Chính phủ cần chấm điểm nhà đầu tư và các quốc gia có nhà đầu tư để đưa vào danh sách đen làm ăn không nghiêm túc ở Việt Nam”, ĐBQH Nguyễn Anh Trí nêu rõ.
“Theo chúng tôi, bên cạnh việc lập “danh sách đen” các nhà đầu tư cũng cần đưa vào danh sách đen những cán bộ, công chức hứa nhiều mà luôn thất hứa, những cán bộ thiếu trách nhiệm khi chưa ngăn chặn kịp thời những dự án đội vốn khủng, những dự án cả thập kỷ rùa bò nhức nhối dư luận”, ĐBQH Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала