Nhà khoa học Thái Lan xác định thời gian sống sót tối đa của người nghèo không có thu nhập

© Sputnik / Mikhail Golenkov / Chuyển đến kho ảnhTình hình ở Thái Lan liên quan đến coronavirus.
Tình hình ở Thái Lan liên quan đến coronavirus. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hai tháng là khoảng thời gian tối đa mà những người nghèo nhất ở Thái Lan có thể sống sót sau khi bị mất thu nhập, nhà khoa học Thái Lan nhận định.

Một nhóm các nhà sử học, nhà xã hội học và nhà khoa học chính trị của hai trường đại học danh tiếng nhất ở Thại Lan - đại học Chiang Mai và đại học Chulalongkorn - đã công bố bản báo cáo về chủ đề tự tử. Trưởng nhóm, giáo sư Atthachak Satthayanurak, cho biết với Sputnik về một xu hướng đáng lo ngại ở nước này, mà theo dữ liệu của WHO, tỷ lệ tự tử ở Thái Lan là cao nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Số ca tự tử nhiều hơn so ca tử vong do COVID-19

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở Thái Lan ghi nhận tới 10 nghìn vụ tự tử xảy ra hàng năm, quốc gia này đứng thứ 32 trên thế giới về tỷ lệ tự sát. Tự tử là nguyên nhân thứ hai sau tai nạn giao thông gây ra cái chết ở nước này, ở Thái Lan số vụ tự tử vượt xa số vụ giết người.

Đền Phật nằm (Wat Pho) ở Bangkok, Thái Lan - Sputnik Việt Nam
Thái Lan sẽ phạt tù hành vi nói đùa về coronavirus nhân ngày Cá tháng Tư

Giáo sư Satthayanurak cho biết rằng, sau khi Thái Lan áp dụng các biện pháp hạn chế để phòng, chống dịch bệnh, số vụ tự tử đã tăng gần 5%. Phần lớn những người mất mạng là những người kiếm ăn qua ngày bị mất việc do các biện pháp đối phó đại dịch, hoặc những người kinh doanh nhỏ lẻ trong ngành thương mại và dịch vụ.

“Ở đây nói về những người bán thức ăn và đồ uống vốn không có lợi nhuận cao, họ đã bị mất thu nhập hoàn toàn do các biện pháp hạn chế và tự cô lập”, - ông giải thích.

Các biện pháp hạn chế đã đánh vào hầu hết các tầng lớp nghèo nhất của dân số Thái Lan – những người nghèo nhất trong các thành phố và ở nông thôn.

© Sputnik / Mikhail Golenkov / Chuyển đến kho ảnhMột người đàn ông đeo khẩu trang ở Phuket.
Nhà khoa học Thái Lan xác định thời gian sống sót tối đa của người nghèo không có thu nhập - Sputnik Việt Nam
Một người đàn ông đeo khẩu trang ở Phuket.
“Chính phủ đã hứa sẽ chuyển số tiền hỗ trợ trị giá 5.000 Baht (khoảng 158 USD) vào tài khoản của những người nghèo trong thời gian ba tháng, nhưng, vào thời điểm chúng tôi nộp bản báo cáo thứ hai, chỉ có gần 30% những người có nhu cầu mới nhận được hỗ trợ này vì bộ máy quan liêu gây chậm trễ”, - chuyên gia cho biết.
"Khi đó chúng tôi đã đưa ra một dự báo: nếu chính phủ không nới lỏng các biện pháp hạn chế vào tháng 5 và sự hỗ trợ của nhà nước đến chậm với những người nghèo, thì số ca tự tử sẽ nhiều hơn số ca tử vong do COVID-19", - ông nói.

Hai tháng

Giáo sư Satkhayanurak cho biết rằng, vào tháng 5, trong nước đã bắt đầu giai đoạn thứ hai nới lỏng các biện pháp hạn chế, nhờ đó những người nghèo nhất có cơ hội tiếp tục làm việc và bắt đầu kiếm thu nhập trở lại. Tình hình trong nước đã cải thiện, nhưng, nó có thể quay ngoắt 180 độ nếu có một "làn sóng thứ hai" của sự nhiễm trùng".

Voi ăn trái cây trước khi voi ở Bangkok, Thái Lan - Sputnik Việt Nam
Voi du lịch ở Thái Lan có thể bị bán vào các vườn thú do dịch coronavirus
"Thật tốt là chính phủ đã chú ý đến các bản báo cáo của chúng tôi. Nếu các biện pháp hạn chế kéo dài trong hai tháng với quy mô đầy đủ, tình hình trong nước sẽ là một thảm họa", - chuyên gia nói.

Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo rằng, điều này vẫn có thể xảy ra nếu có làn sóng thứ hai của sự nhiễm trùng, và các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt sẽ được áp dụng trong một thời gian dài, đặc biệt nếu điều này xảy ra trong hai tuần tới.

"Hai tháng là khoảng thời gian tối đa mà người nghèo có thể sống sót mà không có thu nhập hàng ngày. Miễn là con người có thu nhập, dù là nhỏ nhất, nhưng đủ để nuôi sống gia đình và có dự trữ lương thực nhỏ, thì người này vẫn còn có hy vọng. Nhưng, khi chính phủ áp dụng các biện pháp hạn chế để phòng chống đại dịch, dù các biện pháp này nhắm đến lợi ích của người dân nhưng làm họ bị mất hoàn toàn thu nhập, thì người dân mất hy vọng", - ông nói thêm.

Chuyên gia lưu ý rằng, nếu làn sóng thứ hai của sự nhiễm trùng bùng phát vào nửa cuối tháng 6, thì tình hình sẽ thuận lợi hơn so với đợt đầu tiên, vì đến thời gian này sự trợ giúp của chính phủ và những khoản quyên góp lớn của những người có thu nhập cao hơn trong xã hội Thái Lan hiện đang chuyển qua cấu trúc đa tầng của bộ máy quan liêu nhà nước sẽ đến với hầu hết người nghèo.

© Sputnik / Mikhail Golenkov / Chuyển đến kho ảnhNgười phụ nữ đeo khẩu trang ở Thái Lan.
Nhà khoa học Thái Lan xác định thời gian sống sót tối đa của người nghèo không có thu nhập - Sputnik Việt Nam
Người phụ nữ đeo khẩu trang ở Thái Lan.

Nguyên nhân khiến nhiều người tìm đến tự tử là gì?

Theo ý kiến của giáo sư, nguyên nhân chính của việc tỷ lệ tự tử ở Thái Lan là cao nhất trong số các quốc gia ASEAN là sự phát triển kinh tế tăng tốc bắt đầu từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước.

Hoạt động nghiên cứu giống lúa của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời tại Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.  - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam có vượt Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới?
"Thái Lan đột nhiên biến thành một trong những con hổ kinh tế Đông Nam Á - và điều này dẫn đến sự phát triển nhảy vọt của mối quan hệ tư bản ở nông thôn, người nông dân đã nhảy từ chế độ tự cung tự cấp sang việc sản xuất lúa gạo. Từ năm 1979 đến năm 1995, trong khi Thái Lan cố gắng chiếm vị trí hàng đầu về xuất khẩu gạo, và ở Bangkok những tòa nhà chọc trời được xây dựng ồ ạt, ở nông thôn Thái Lan đã biến mất chế độ công xã với truyền thống giúp đỡ lẫn nhau, trong đó không ai bị chết đói. Những hộ gia đình cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên, cùng nhau nuôi dạy con cái và chăm sóc người già cũng biến mất", - chuyên gia giải thích.

Chế độ công xã và cách thức kinh doanh cũ đã biến mất, thay vào đó đã xuất hiện một cơ chế mới hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, chuyên gia nhận định.

"Nông thôn bắt đầu kiếm tiền, do đó được chia thành những gia đình nhỏ, đông đảo người nông dân chuyển đến thành phố, và những người ở lại trong làng quê biến thành những chủ trại và công nhân nông nghiệp. Có một sự phân tầng lớn, hiện nay ở nông thôn có rất nhiều người nghèo không hề có dưới chế độ công xã”, - ông lưu ý.
"Trong số hàng triệu nông dân chuyển đến thành phố, chỉ có một tỷ lệ nhỏ "gặp may mắn về mặt tài chính" và chuyển sang tầng lớp trung lưu hoặc trở nên giàu có. Còn phần lớn đã biến thành những người nghèo kiếm ăn qua ngày hoặc kinh doanh nhỏ lẻ", - chuyên gia Satthayanurak nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала