Khai tử tín dụng đen: Gần 78% Đại biểu Quốc hội Việt Nam ủng hộ cấm kinh doanh đòi nợ

© Ảnh : Trí Dũng – TTXVNToàn cảnh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp.
Toàn cảnh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngoài Bộ Công an quyết tâm trấn áp tội phạm liên quan dịch vụ đòi nợ thuê, tín dụng đen, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ cũng đề xuất cấm loại hình kinh doanh này quy định trong Luật Đầu tư (sửa đổi). Đòi nợ, vay nặng lãi, tín dụng đen, giang hồ xã hội đen, bảo kê sẽ bị cấm cửa hoạt động ở Việt Nam?

Liên quan đến mong muốn tha thiết của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nên cấm dịch vụ đòi nợ thuê vì lo ngại tín dụng đen, gây mất trật tự xã hội, kết quả phiếu xin ý kiến Đại biểu Quốc hội về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) sắp được thông qua, có 317 ĐBQH (gần 78%) đồng thuận ủng hộ cấm loại hình kinh doanh này ở Việt Nam.

77,51% ĐBQH đồng ý cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam

Báo cáo gửi các Đại biểu Quốc hội của Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc ngày 4/6 đã thông báo kết quả phiếu xin ý kiến các ĐBQH về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) được Chính phủ đệ trình thời gian qua.

Quang cảnh cuộc họp báo. - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an lên tiếng vụ Tenma Việt Nam hối lộ, các đại án tham nhũng lớn và tín dụng đen

Hôm qua, kết quả phiếu xin ý kiến Đại biểu Quốc hội về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) hoàn tất. Theo đó, nội dung duy nhất trong dự án Luật này được xin ý kiến các đại biểu là quy định cấm hay không quy định định cấm loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Đây là đề tài nhận được sự tranh luận sôi nổi trên Nghị trường với nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Trước đó, thông qua rất nhiều lần bàn thảo cùng với phiên thảo luận ngay tại Nghị trường ngày 26/5 sau khi nghe Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, trên cơ sở kết luận của Đoàn Chủ tịch, Tổng Thư ký Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội với hai phương án cấm và không cấm đòi nợ.

Kết quả tổng kết ý kiến ĐBQH cho thấy, tính đến 17h00 ngày 28/5/2020, Ban Thư ký đã nhận được 409 Phiếu xin ý kiến của đại biểu Quốc hội, và có tới 317/409 phiếu (chiếm 77,51%) đồng ý cấm kinh doanh đòi nợ. Còn lại, 91/409 ((22,25%) phiếu có quan điểm tán thành việc không quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, 1 phiếu không chọn phương án nào.

Đồng thời, trong quá trình xin ý kiến, vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Theo đó, có ĐBQH đề nghị có quy trình thực hiện dịch vụ này để các doanh nghiệp hoạt động theo các quy định phù hợp pháp luật.

đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đường dây tín dụng đen cho vay với lãi suất 700%/năm

Tuy nhiên, rất nhiều đại biểu có ý kiến đề nghị loại bỏ hình thức kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong Luật Đầu tư. Những người ủng hộ việc cấm hoạt động kinh doanh này cho rằng, các luật hiện hành cũng đã quy định hình thức cho vay và hình thức phải trả nợ, nếu quy định nội dung này trong Luật Đầu tư sẽ tạo ra một hành vi “đòi nợ” trái pháp luật. Còn về việc một số đại biểu cho rằng không quản lý được thì “cấm” là không chính xác.

Bên cạnh đó, cũng còn ý kiến đồng ý không quy định cấm nhưng đề xuất nên đổi tên thành “kinh doanh dịch vụ thu hộ nợ”, để đáp ứng nhu cầu xã hội, xu hướng kinh tế thị trường, đồng thời có những điều kiện kinh doanh cụ thể quản lý, chế tài, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật để đảm bảo ngành nghề này hoạt động lành mạnh không biến tướng, ảnh hưởng trật tự an toàn xã hội, suy đồi đạo đức.

Trước đó, ngày 26/5, trình bày trước Quốc hội báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh sửa dự luật Đầu tư (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau đối với dịch vụ đòi thợ thuê (vay nặng lãi, tín dụng đen). Một số quan điểm bày tỏ tán thành với Tờ trình của Chính phủ, đề nghị cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình hai phương án để Quốc hội xem xét, quyết định, đồng thời lắng nghe ý kiến của các ĐBQH.

Theo đó, phương án thứ nhất, xin được giữ quy định như dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, theo đó cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Lý giải vì sao phải cấm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay, vì thời gian qua, mặc dù đã có quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhưng nhiều doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng, biến tướng thành các băng nhóm tội phạm nhằm cưỡng đoạt tài sản, gây áp lực đối với con nợ, cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen, gây mất trật tự, an toàn xã hội, dẫn tới nhiều hệ quả xấu đối với xã hội.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an quyết tấn công tội phạm tham nhũng, tín dụng đen, ma túy

Phương án thứ hai, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội không quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ mà quy định tại danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như Luật Đầu tư hiện hành. Đối với phương án này, việc thuê một đơn vị trung gian đứng ra thu hồi nợ xuất phát từ nhu cầu thực tế của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ sử dụng các công cụ, biện pháp đạt kết quả, phù hợp với các quy định của pháp luật.

“Để hạn chế tiêu cực phát sinh, đề nghị cần bổ sung quy định điều kiện chặt chẽ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ để bảo đảm quản lý nhà nước đối với loại hình kinh doanh này”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nói.

Nên cấm hay không cấm dịch vụ đòi nợ?

Như đã nêu, nên cấm hay không cấm dịch vụ đòi nợ là một trong những nội dung được thảo luận nhiều nhất về các quy định bổ sung trong dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) sắp được thông qua. Trong hầu hết các phiên thảo luận của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này, các đại biểu Việt Nam chủ yếu vẫn theo 2 luồng ý kiến: đồng thuận cấm hoặc tuân theo quy luật thị trường - không quy định cấm dịch vụ đòi nợ.

Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm. - Sputnik Việt Nam
Đại tướng Tô Lâm nói về việc công an bảo kê tín dụng đen

Trước đó, ngay ở Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 23/3, nhiều ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ, cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ vì thời gian qua có nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc kinh doanh dịch vụ này để biến tướng thành các băng nhóm cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, gây áp lực lên con nợ dẫn tới nhiều hệ lụy.

Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Kinh tế thống nhất với loại ý kiến thứ nhất và cho rằng việc thuê một đơn vị trung gian đứng ra thu hồi nợ xuất phát từ nhu cầu thực tế của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ sử dụng các công cụ, biện pháp đạt kết quả, phù hợp với các quy định của pháp luật.

© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNPhó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu.
Khai tử tín dụng đen: Gần 78% Đại biểu Quốc hội Việt Nam ủng hộ cấm kinh doanh đòi nợ - Sputnik Việt Nam
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu.

Theo Phó tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, quan hệ giữa bên cho vay và bên vay là quan hệ dân sự. Nhà nước có đầy đủ thiết chế giải quyết khi xảy ra tranh chấp như: hòa giải, trọng tài, tòa án. Vậy tại sao không qua các tổ chức này mà qua trung gian là đòi nợ thuê. Qua thực tế thấy rằng không mang lại hiệu quả tốt mà biến tướng, lợi dụng để gây bất ổn an ninh trật tự.

“Không nên tiếp tục duy trì hình thức đòi nợ thuê. Cấm là hợp lý”, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu khẳng định.

Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm. - Sputnik Việt Nam
"Quyết không để băng nhóm tín dụng đen có đất hoạt động"
Tuy nhiên, về quan điểm, không nên cấm đòi nợ ở Việt Nam, nhiều đại biểu cho rằng, thời gian qua do chưa có quy định rõ ràng, chặt chẽ về các yêu cầu, điều kiện phải tuân thủ đối với hoạt động này nên đã nảy sinh một số trường hợp biến tướng, lạm dụng, có dấu hiệu vi phạm trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Theo các đại biểu ủng hộ duy trì loại hình kinh doanh này, thay vì cấm, cần bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bảo đảm quản lý nhà nước chặt chẽ đối với loại hình kinh doanh này. Đồng thời, quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ còn phải xử lý đối với các doanh nghiệp đã được kinh doanh loại hình này, các hợp đồng dịch vụ đã được ký kết sẽ xử lý như thế nào?.

Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phân tích, trong điều kiện hiện nay dịch vụ đòi nợ đang là thực tế, dù không ít trường hợp lợi dụng để biến tướng thành các băng nhóm tội phạm, cưỡng đoạt tài sản. Nhưng nguyên nhân biến tướng là do chưa thực hiện quản lý tốt với loạt hình kinh doanh này, chưa quy định chặt chẽ điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

“Do quản lý kém để biến tướng, chứ đây là cơ chế thị trường, yêu cầu thực tế. Không nên cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, thay vào đó đưa ra các quy định, thiết chế quản lý chặt chẽ, đồng thời nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước với loại hình kinh doanh này, khắc phục những biến tướng. Không phải không quản được là cấm”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ.

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng đề nghị không quy định cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ”, nhưng để hạn chế tiêu cực phát sinh cần bổ sung quy định về điều kiện chặt chẽ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bảo đảm quản lý nhà nước chặt chẽ đối với loại hình kinh doanh này; hoặc có thể xem xét thay tên “dịch vụ đòi nợ thuê” thành tên gọi “dịch vụ xử lý nợ”.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội ngày 16/11.  - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức "ra tay" đẩy lùi tín dụng đen

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, cơ quan soạn thảo dự án luật đã cầu thị tiếp thu các ý kiến nhưng còn rất nhiều băn khoăn.

“Đây là quan hệ dân sự được điều chỉnh theo nhiều cơ chế. Thực tế, có 217 doanh nghiệp kinh doanh loại hình này, chủ yếu ở Hà Nội, TP.HCM, đồng thời cũng chủ yếu là xã hội đen, cho vay nặng lãi, ép người vay trả lãi suất cao”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, tình hình an ninh trật tự phức tạp và đóng góp của lĩnh vực này với nền kinh tế không đáng bao nhiêu so với những gì phải bỏ ra khắc phục. Cùng với đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu quan diểm cần trình bày, thiết kế thiết chế quản lý chặt chẽ loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê là rất khó và là thách thức lớn đối với cơ quan soạn thảo. Do đó, Bộ trưởng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc thật kỹ vấn đề này.

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng tái khẳng định, đây là vấn đề Chính phủ đã nghiên cứu, thảo luận hết sức công phu, xem xét thận trọng. Cuối cùng đi đến quyết định chọn phương án cấm loại kinh doanh dịch vụ này. Do đó, tư lệnh Bộ KH&ĐT tha thiết mong các đại biểu ủng hộ phương án cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê.

Đòi nợ thuê có bị khai tử ở Việt Nam?

Tại phiên thảo luận trực tuyến vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, thường trực Uỷ ban Quốc phòng An ninh (đại biểu đoàn An Giang) ủng hộ quan điểm cấm dịch vụ đòi nợ thuê.

“Chúng ta đã có một thời gian để quan sát. Không có một doanh nghiệp nào, người lao động chủ yếu là người xăm trổ, ba trợn, ba trạo; Công cụ lao động để đạt mục đích là dao kiếm và phương thức thủ đoạn để lao động đạt được mục đích này là dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực”, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ nêu ý kiến.

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) cho rằng, vẫn nên cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ vì thực tế như chúng ta đã thấy, thời gian qua, đa số các loại hình đòi nợ thuê đều thiếu lành mạnh và phần lớn là các công ty đòi nợ thuê đều câu kết với các băng nhóm xã hội đen, đối tượng hình sự để đi đòi nợ.

Tiền đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng đẩy mạnh cho vay, chống tín dụng đen

Bà Hoa dẫn báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ cho biết, tính đến hết tháng 8/2019, cả nước có 29 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ với 217 doanh nghiệp đăng ký, trong đó tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh (84 doanh nghiệp) và Hà Nội (62 doanh nghiệp). Khi rà soát thì đa phần không lành mạnh, mà chỉ lợi dụng xã hội đen cho vay nặng lãi với lãi suất cắt cổ, hành vi côn đồ.

Quá trình kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã không tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh cũng như quy định của pháp luật có liên quan khi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, dẫn đến phát sinh nhiều hệ quả tiêu cực đối với xã hội. Những vi phạm phổ biến là bên đòi nợ thu giữ, phá hoại tài sản trái pháp luật hoặc có hành vi đe dọa, trấn áp, khủng bố tinh thần gây hoang mang cho con nợ. Nhiều nơi xuất hiện biến tướng hình thành các băng nhóm cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, tín dụng đen gây mất an toàn xã hội.

Về vấn đề này, ĐBQH Phan Thị Mỹ Dung (Giám đốc Sở Tư pháp Long An) cũng đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng rằng những đóng góp cho xã hội, cho Nhà nước của loại hình kinh doanh thu hồi nợ chưa được đánh giá để thể hiện rõ kết quả tích cực. Nhưng nhiều vấn đề đáng lo ngại, tiêu cực lại được thể hiện rõ.

“Nhiều doanh nghiệp lợi dụng hình thức kinh doanh cho vay tài chính song hành, biến tướng thành các băng nhóm tín dụng đen, cho vay nặng lãi, gây áp lực bằng các biện pháp trái pháp luật như xã hội đen, khủng bố tinh thần, đe dọa con nợ để cưỡng đoạt tài sản, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội”, bà Phan Thị Mỹ Dũng cho biết.

TS. Nguyễn Trí Hiếu - Sputnik Việt Nam
“Không chỉ tín dụng đen, ngân hàng cũng có lúc cho vay với lãi suất cao”
Về việc cấm hay không cấm dịch vụ đòi nợ, Phó trưởng đoàn ĐBQH Đồng Tháp Phạm Văn Hòa nêu ý kiến ủng hộ việc cho phép loại hình kinh doanh đòi nợ hoạt động nhưng gợi ý nên đổi tên nhẹ nhàng hơn thành “kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ”.

“Không thể ngành nào Nhà nước quản lý khó là cấm kinh doanh, mà nên tạo điều kiện để quản lý theo quy định của pháp luật sẽ dễ dàng hơn”, ĐB Phạm Văn Hòa lý giải.

Theo Phó Trưởng đoàn ĐBQH Đồng Tháp, thực tế cấm mà nhu cầu xã hội rất cần thì vẫn tồn tại và có những trường hợp trá hình nên càng khó quản lý. Vì thế cần quy định điều kiện chặt chẽ hơn, ràng buộc hơn, quy trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng, đoàn Quảng Trị cho rằng chỉ đặt vấn đề cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê khi đó là giải pháp cuối cùng, không còn cách nào khác thì mới cấm.

Cũng có chung ý kiến này, ĐBQH Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP.HCM) nhấn mạnh, vẫn nên để kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê nằm trong hệ thống luật, tuy nhiên có thể đổi tên thành dịch vụ thu hồi nợ để đúng với bản chất dịch vụ cũng như tránh gây phản cảm do tên gọi “đòi nợ (thuê)”.

Đồng thời, theo ông Trần Hoàng Ngân, cần thiết lập các chuẩn mực để đảm bảo dịch vụ này hoạt động đúng yêu cầu. Vị ĐBQH phân tích, theo luật của Thái Lan, quy trình thu hồi nợ được quy định rất chuẩn mực như thời gian gọi điện thoại cho khách nợ từ 8h sáng đến 8h tối, chứ không được vượt quá giờ đó. Luật của Mỹ thì được gọi từ 8h sáng đến 9h tối. Tiếp cận với khách nợ thì không được phép tiếp cận với hàng xóm hay những người không liên quan tức là những quy định chuẩn mực nhằm bảo vệ uy tín của người đi vay.

“Vì không quy định những chuẩn mực đó sẽ dẫn đến việc thực thi rất nguy hại, ảnh hưởng đến vấn đề an ninh trật tự xã hội vừa qua”, ĐB Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

Công an triệt phá nhóm cho vay nặng lãi, chiếm đoạt hàng tỷ đồng - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra tay cứu người dân khỏi tín dụng đen
Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân (ĐBQH đoàn Đắk Lắk) bày tỏ ý kiến tranh luận về vấn đề này, theo nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk việc thay đổi tên gọi chưa hẳn thay đổi bản chất của dịch vụ đòi nợ thuê cũng như sự biến tướng của dịch vụ này.

“Tôi thấy rằng hiện nay trong hệ thống pháp luật của Việt Nam chúng ta đã quy định rất đầy đủ, rõ ràng, cụ thể để các cá nhân, tổ chức thực hiện quyền đòi nợ của mình và đây cũng là các thiết chế xử lý các tranh chấp. Tại sao chúng ta lại không hướng đến các thiết chế lành mạnh, văn minh theo đúng pháp luật của loại hình hoạt động đòi nợ này”, ĐBQH Nguyễn Thị Xuân nhấn mạnh.

Theo chương trình nghị sự, Luật Đầu tư (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua ngày 17/6 trong phiên họp tập trung. Nếu được biểu quyết thông qua, loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ sẽ chính thức bị xóa sổ ở Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала