Chứng khoán Bản Việt: Bà Nguyễn Thanh Phượng tiếp tục không nhận lương, thưởng

© Ảnh : VCSCCông ty Chứng khoán Bản Việt VCSC
Công ty Chứng khoán Bản Việt VCSC - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Con gái của Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nữ doanh nhân nổi tiếng của Việt Nam, bà Nguyễn Thanh Phượng vừa cùng các thành viên Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán Bản Việt quyết định nhận lương 0 đồng trong năm 2020 này.

Ngoài ra, đầu tháng 6/2020, Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng vừa được nhận hai giải thưởng quan trọng Ngân hàng Đầu tư tốt nhất Việt Nam và Nhà Tư vấn phát hành cổ phiếu tốt nhất Việt Nam từ FinanceAsia Country Awards.

Chứng khoán Bản Việt: Bà Nguyễn Thanh Phượng tiếp tục không nhận thù lao năm 2020

Trong năm nay 2020, Chủ tịch Nguyễn Thanh Phượng cùng các thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty Chứng khoán Bản Việt Việt (VCSC, HOSE: VCI) sẽ không nhận thù lao. Ngoài ra, Ban Giám đốc Công ty cũng không nhận bất cứ phần thưởng gì.

Bà Nguyễn Thanh Phượng - Sputnik Việt Nam
Quyết định quan trọng, DN bà Nguyễn Thanh Phượng chờ biến động mới

Theo tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 vừa được Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt công bố, HĐQT của Công ty sẽ tiếp tục không nhận tiền thù lao trong năm nay. Bên cạnh đó, Ban Giám đốc công ty cũng sẽ không nhận thưởng. Đồng thời, 2 thành viên Ban Kiểm soát nhận thù lao 5 triệu đồng/tháng và trưởng ban nhận 7 triệu đồng/tháng.

Được biết, năm nay là năm thứ 7 liên tiếp ban lãnh đạo công ty không nhận tiền thù lao.

Hiện nay, theo thông tin doanh nghiệp VCSC, HĐQT của Chứng khoán Bản Việt có tất cả 6 thành viên, bao gồm cả Chủ tịch Nguyễn Thanh Phượng. Nữ doanh nhân thế hệ 8X, con gái của Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo công ty VCSC sinh năm 1980, nguyên quán Cà Mau.

Bà Nguyễn Thanh Phượng có bằng cử nhân tài chính ngân hàng tại Đại học Kinh tế Quốc dân, cũng như bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học quốc gia Geneva, Thụy Sĩ.

Không chỉ đảm nhận cương vị Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Bản Việt, bà Nguyễn Thanh Phượng còn là thành viên HĐQT của Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapital Bank). Bà cũng có thời gian giữ chức phó giám đốc tài chính Holcim Việt Nam, giám đốc đầu tư của Vietnam Holding Asset Management.

Công ty Chứng khoán Bản Việt VCSC (VCI)  - Sputnik Việt Nam
Thành công bất ngờ của Công ty con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Các thành viên HĐQT còn lại của Chứng khoán Bản Việt có các ông Nguyễn Hoàng Bảo (chồng bà Phượng), Tổng giám đốc Công ty Tô Hải, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Quang Bảo, ông Huỳnh Richard Lê Minh và ông Trần Quyết Thắng.

Trong số 5 thành viên trên, ông Nguyễn Quang Bảo đã xin thôi kiêm nhiệm vị trí thành viên HĐQT. Tại đại hội tổ chức ngày 24/6 sắp tới, Công ty sẽ bầu bổ sung 2 thành viên độc lập vào HĐQT.

Theo báo cáo tài chính của VCSC, trong năm 2019, Bản Việt đạt doanh thu 1.541 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 693 tỷ đồng. Tính theo thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên sàn HoSE, Bản Việt giữ vững vị trí trong top 3 với 8,2%, xếp sau SSI (14%) và HSC (10,5%).

Trước đó trong quý 1, VCSC ghi nhận 90 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 64% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do ảnh hưởng từ hoạt động tự doanh giảm lãi. Tuy vậy, kết quả kinh doanh có thể tích cực trở lại trong quý 2 bởi diễn biến TTCK đang khá thuận lợi và chỉ số VN-Index đã hồi gần về vùng trước dịch.

Năm nay, doanh nghiệp của bà Nguyễn Thanh Phượng đặt mục tiêu doanh thu 1.390 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn trong quý I và có thể còn đối mặt nhiều thách thức, rủi ro trong thời gian còn lại của năm. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch là những yếu tố làm tăng nguy cơ khủng hoảng kinh tế cũng như làm dao động niềm tin của nhà đầu tư.

Bà Phươợng và chồng - ông Nguyễn Bảo Hoàng - Sputnik Việt Nam
Biến động bất thường ở công ty con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Công ty VCSC dự báo thị trường tái cấu trúc doanh nghiệp với nhiều hoạt động mua bán sáp nhập sẽ phát triển sôi động. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp FDI có thể xem xét việc niêm yết, huy động vốn tại thị trường Việt Nam. Chứng khoán Bản Việt khẳng định sẽ tiếp tục nắm giữ vị trí số một trong nghiệp vụ ngân hàng đầu tư hàng đầu của cả nước.

Được biết, các hợp đồng nghiệp vụ mà Chứng khoán Bản Việt đang thực hiện có giá trị giao dịch lớn, ước tính khoảng 20.000 tỷ đồng trong năm 2020, phân bổ ở nhiều lĩnh vực tài chính tiêu dùng, thủy sản, bao bì.

Chứng khoán Bản Việt nhận hai giải thưởng từ FinanceAsia Country Awards

Hôm ngày 2/6, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC, HOSE: VCI) của bà Nguyễn Thanh Phượng đã được trao hai giải thưởng đặc biệt đó là Best Investment Bank” (Ngân hàng Đầu tư tốt nhất Việt Nam) và “Best ECM House” (Nhà Tư vấn phát hành cổ phiếu tốt nhất Việt Nam) từ FinanceAsia Country Awards dành cho những tổ chức tài chính xuất sắc tại châu Á và Việt Nam.

Bà Nguyễn Thanh Phượng, chủ tịch VCI. - Sputnik Việt Nam
Công ty của con gái Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nỗ lực vượt qua khống chế tín dụng

FinanceAsia Country Awards là một trong những giải thưởng thường niên danh giá trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng do tạp chí uy tín hàng đầu của châu Á FinanceAsia thực hiện, nhằm vinh danh những tổ chức tài chính xuất sắc nhất tại các quốc gia trong khu vực.

Được biết, đây là lần thứ 6 Chứng khoán Bản Việt nhận được giải thưởng Ngân hàng Đầu tư tốt nhất Việt Nam “Best Investment Bank”. Trước đó, trong các năm 2012 – 2013 – 2015 – 2016 – 2017 VCSC đều đã giành được giải thưởng danh giá này.

Năm nay cũng là lần thứ 3, doanh nghiệp của bà Nguyễn Thanh Phượng được ghi nhận ở giải Nhà tư vấn phát hành cổ phiếu tốt nhất Việt Nam “Best ECM House” (trước đó đã được trao cho VCSC trong các năm 2016 – 2017).

“Đây là những con số vô cùng ấn tượng, cho thấy uy tín vượt trội của Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư (Investment Banking – IB) của VCSC trên thị trường”, Chứng khoán Bản Việt nhấn mạnh.

Về các hoạt động Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư, Chứng khoán Bản Việt cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện, mới mẻ, linh hoạt cho khách hàng, từ tư vấn huy động vốn, mua bán sáp nhập doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác chiến lược cho tới tư vấn cổ phần hoá, niêm yết và IPO.

“Hai giải thưởng “Best Investment Bank” (Ngân hàng Đầu tư tốt nhất Việt Nam) và “Best ECM House” (Nhà Tư vấn phát hành cổ phiếu tốt nhất Việt Nam) trong khuôn khổ FinanceAsia Country Awards chính là minh chứng rõ rệt nhất cho những nỗ lực của Khối Dịch vụ Ngân hàng đầu tư của VCSC trong năm qua”, doanh nghiệp nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thanh Phượng - Sputnik Việt Nam
Công ty con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gây bất ngờ: Rủi ro vẫn "rình rập" thị trường
Theo Chứng khoán Bản Việt, trong năm qua, dù với bối cảnh thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn, VCSC vẫn tư vấn thành công cho nhiều doanh nghiệp với quy mô khác nhau thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau và có cấu trúc giao dịch phức tạp khác nhau như Đất Xanh Group, Công ty Thủy sản Minh Phú, Trung tâm giáo dục Yola, POPS Worldwide, Kim Tín.

Trong đó, riêng thương vụ tư vấn độc quyền huy động vốn Series C (30 triệu USD) cho POPS Worldwide đã đạt giải “Nhà tư vấn thương vụ M&A do quỹ đầu tư cổ phần tư nhân hậu thuẫn tốt nhất Đông Nam Á” (“Best Private Equity Backed M&A Deal of the year 2019”) do Tạp chí Alpha Southeast Asia bình chọn.

Có thể nói, những giải thưởng FinanceAsia Country Awards đã cho thấy sự tích cực, nỗ lực không ngừng nghỉ của VCSC để góp sức tạo lập một thị trường tài chính vững mạnh tại Việt Nam. Qua đó mang lại những chỗ dựa vững chắc về tài chính cho quý khách hàng, sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng phát triển và vươn lên mạnh mẽ.

Giải thưởng của FinanceAsia Country Awards được trao dựa trên dữ liệu và thông tin thu thập được về những thành tựu kinh doanh, giao dịch nổi bật nhất thị trường mang lại giá trị cao cho khách hàng cũng như tầm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của thị trường.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала