OECD: mức giảm GDP toàn cầu có thể đạt tới 7,6% trong năm 2020

© AFP 2023 / ERIC PIERMONTTổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 6% trong năm nay, sau đó sẽ tăng 5,2% vào năm 2021, với điều kiện kiểm soát được đại dịch coronavirus.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2020

Tuy nhiên, tổ chức này nói nếu diễn ra làn sóng lây nhiễm virus thứ hai trong năm nay, có thể dẫn đến nền kinh tế toàn cầu suy giảm 7,6% trong năm nay và chỉ tăng 2,8% trong năm tới.

Tòa nhà chọc trời Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Kinh tế toàn cầu khó thoát khỏi suy thoái trong năm 2020
"Vào cuối năm 2021, tổn thất kinh tế sẽ vượt quá tổn thất từ ​​bất kỳ cuộc suy thoái nào trước đó trong hơn 100 năm qua, không tính thời chiến tranh, sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho người dân, doanh nghiệp và chính phủ", - nhà kinh tế trưởng của OECD, Lawrence Boone nói. - Một chính sách tiền tệ siêu mềm và nợ chính phủ cao hơn là cần thiết và sẽ được chấp nhận cho đến khi hồi phục hoạt động kinh tế, giảm lạm phát  và tỷ lệ thất nghiệp cao".

Nền kinh tế Mỹ, lớn nhất thế giới, dự kiến ​​sẽ giảm 7,3% trong năm 2020 và tăng trưởng 4,1% trong năm tới. Trong trường hợp làn sóng thứ hai COVID-19, GDP Mỹ giảm 8,5% trong năm nay và năm 2021 nền kinh tế sẽ chỉ tăng trưởng có 1,9%, báo cáo của OECD cho biết.

Nền kinh tế khu vực đồng euro dự kiến ​giảm 9,1% trong năm nay và tăng 6,5% năm tới. Trong trường hợp dịch coronavirus quay lại, mức giảm có thể đạt 11,5% trong năm 2020 và mức tăng trưởng 3,5% trong năm 2021.

Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ đối mặt với suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong số các nước OECD. Theo tổ chức này, nền kinh tế Anh giảm 11,5% trong năm nay, sau đó sẽ tăng 9% trong năm tới. Nếu làn sóng nhiễm virus quay lại,  có thể gây ra sự suy giảm 14% trong năm nay, và mức tăng 5% trong năm 2021.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала