Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam: Từ Formosa đến nước sông Đà, đánh nặng túi tiền mới biết sợ

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVN Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu ý kiến.
 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu ý kiến. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quốc hội Việt Nam hôm 11/6 thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh “không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế đồng thời đề nghị, các tiêu chuẩn môi trường đặt ra cũng không gây cản trở cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Dẫn bài học Formosa ở Hà Tĩnh đến vụ ô nhiễm nước sông Đà, nhiều ĐBQH cho rằng nhà nước cần có biện pháp bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước chứ không chỉ dừng lại ở việc phạt thật nặng, xử lý những vụ xả thải gây ô nhiễm.

Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và cho rằng, phải có “Nghị định 100” như xử lý nồng độ cồn, cán bộ phải bị xử lý, kỷ luật. Phải rút ví nộp phạt mấy chục triệu mới nâng cao ý thức được. Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp thu để có hành động mạnh mẽ hỡn nữa, tránh “biết rồi nói mãi” về vấn đề ô nhiễm môi trường.

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

Ngày 11/6, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được trình để Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

Khu vực trung tâm Thủ đô luôn trong tình trạng mù mịt, tầm nhìn xa hạn chế. - Sputnik Việt Nam
Ô nhiễm không khí nặng, Bộ Tài nguyên và Môi trường họp khẩn

Việc xây dựng dự án Luật nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, đặc biệt Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị; cải cách thể chế môi trường của Việt Nam tiệm cận hài hòa với chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường trên thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cao nhất nhằm cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững.

Dự thảo Luật gồm 16 chương, 186 điều, đã cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20-75 ngày, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp thông qua các quy định: thu hẹp khoảng 20% đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; tích hợp các thủ tục hành chính vào giấy phép môi trường; không duy trì chế độ quan trắc môi trường định kỳ đối với doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật về bảo vệ môi trường.

Cho ý kiến vào dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội, hầu hết các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cho rằng việc sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là cần thiết.

Một phần khói từ những vụ đốt rơm rạ này bay vào nội thành, gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng. - Sputnik Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo gì về tình trạng ô nhiễm môi trường với Thủ tướng?

Yêu cầu hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra những thời cơ và yêu cầu mới cho hoạt động bảo vệ môi trường. Việc tiếp cận, ứng xử với môi trường theo xu thế mới, khoa học hơn, có ý nghĩa quan trọng khi nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngày càng lớn về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Trong các nội dung bàn thảo, nhiều ý kiến quan tâm tới 2 phương án Chính phủ trình Quốc hội về thẩm quyền thẩm định báo cáo tác động môi trường.

Thẩm tra dự Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết phần lớn ý kiến đồng tình với phương án 2 là giao cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thẩm định báo cáo tác động môi trường để quản lý thống nhất và gắn với trách nhiệm theo dõi cấp phép, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc triển khai dự án trên địa bàn quản lý của địa phương.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị kết hợp giữa 2 phương án là giao cho các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức thẩm định báo cáo, quá trình thẩm định phải có sự tham gia và thống nhất của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi triển khai dự án.

Thảo luận nội dung này tại phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng đánh giá tác động môi trường là vấn đề chuyên môn, phải có chuyên gia, phương tiện, điều kiện nên không phải bộ nào, cơ quan nào cũng có thể đánh giá được. Nội dung này liên quan đến quản lý và xử lý hành chính, vì thế phải rất rõ ràng.

“Nên giao cho cơ quan chuyên môn, có năng lực, trình độ để đánh giá tác động môi trường; đồng thời phân loại từng cấp độ dự án để làm rõ dự án nào trung ương đánh giá, dự án nào có thể phân cấp cho địa phương, nhưng địa phương cũng phải có cơ quan chuyên môn làm việc này,” Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Việt Nam không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế

Qua thảo luận, nhiều ý kiến nêu rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu đô thị, khu vực nông thôn, khu dân cư tập trung.

Mật độ các phương tiện tham gia giao thông lớn phát sinh bụi gây ô nhiễm không khí. - Sputnik Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường cảnh báo về tình trạng ô nhiễm không khí

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc đến 3 trụ cột phát triển bền vững, đó là kinh tế, xã hội và môi trường, do đó vấn đề bảo vệ môi trường rất quan trọng. Luật Bảo vệ môi trường cần giải quyết những bất cập và đưa vào những quy định phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước.

Nhấn mạnh “không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế,” Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các tiêu chuẩn môi trường đặt ra cũng không gây cản trở cho sự phát triển kinh tế.

Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải đề nghị nâng mức xử phạt đối với những vi phạm về môi trường để đảm bảo tính răn đe.

Liên quan đến vấn đề chất thải, một số ý kiến đề nghị xem xét thêm lộ trình phân loại chất thải ở đô thị, ở khu vực nông thôn; cần tiếp tục rà soát, cân nhắc bảo đảm phù hợp điều kiện thực tiễn quy định cơ sở xử lý chất thải nguy hại liên tỉnh, liên vùng; cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải được quy hoạch, xây dựng cho phạm vi liên xã trở lên.

Các ý kiến cho rằng nhiều nội dung về quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường nằm rải rác ở nhiều chương, điều khác nhau; cần xem xét kỹ nội dung để bảo đảm tính đồng bộ giữa yêu cầu và trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót trách nhiệm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng: Dự án công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường thì Việt Nam hoan nghênh

Đồng thời, nhiều ý kiến đề nghị xem xét kỹ quy định về thanh tra, kiểm tra đột xuất để phù hợp với Luật Thanh tra, tránh tình trạng áp dụng tùy tiện gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

Một số ý kiến cho rằng có sự khác nhau của dự thảo Luật với pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhất là việc mở rộng chủ thể có quyền xử phạt; quy định sử dụng 50% tiền thu được từ xử phạt để lại cho cơ quan, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý… cần cân nhắc thêm.

Ngoài ra, một số ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất với pháp luật về hình sự, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính; pháp luật về đầu tư; về bảo đảm an ninh nguồn nước, phát triển năng lượng tái tạo; về vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ môi trường; thiết lập cơ sở pháp lý bảo đảm quyền của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại được khởi kiện đòi bồi thường phù hợp với quy định pháp luật về dân sự và đặc thù của thiệt hại về môi trường.

Từ vụ ô nhiễm nước sông Đà, mới giật mình về an ninh nguồn nước

Cho ý kiến cụ thể về bảo vệ môi trường nước, Ủy viên Thường trực Ủy ban KHCN&MT Trần Thị Quốc Khánh cho rằng trong bối cảnh nguồn nước khan hiếm, công trình xả thải nhiều, nếu chỉ giao cho mỗi cấp tỉnh thì không làm được, mà phải có sự phối hợp của Trung ương, để giải quyết triệt để.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận. - Sputnik Việt Nam
Từ Formosa đến Corona: Phép thử, sự quyết liệt của Chính phủ và niềm tin dân tộc Việt Nam

Bà đề nghị bổ sung trách nhiệm của Bộ TN&MT và UBND các tỉnh trong việc bảo vệ môi trường nước dưới lòng đất.

“Coi trọng nước mặt mà không coi trọng nước ngầm sẽ dẫn đến ô nhiễm”, ĐBQH Khánh nói.

Vị Uỷ viên Thường trực Uỷ ban KHCN&MT nêu vụ ô nhiễm nước sông Đà vừa qua, suýt gây nguy hại cho hàng triệu người dân Thủ đô.

Từ vụ việc trên, bà Khánh đề nghị phải có thêm quy định về an ninh nguồn nước.

“Sau khi sự cố nước sông Đà xảy ra, từ Trung ương đến địa phương mới giật mình, vấn đề an ninh nguồn nước sơ hở quá”, đại biểu đoàn Hà Nội khuyến cáo.

Về bảo vệ không khí, theo bà Khánh, quy định như dự thảo còn chung chung, không rõ trách nhiệm cụ thể. Nhất là Hà Nội thời gian qua đã có nhiều cảnh báo ô nhiễm không khí, đề nghị người dân đóng cửa, không ra khỏi nhà...

“Chỉ 5 phút không thở được là đã sang thế giới bên kia rồi. Trong khi đó, quy định còn chung chung, xảy ra hệ lụy không biết kêu ai”, nữ đại biểu phản ánh.

Bà đề nghị phải bảo vệ môi trường không khí tốt hơn bằng cách bổ sung thêm trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước. Cụ thể, Bộ TN&MT phải chịu trách nhiệm xử lý nơi nào xảy ra sự cố.

Viện dẫn bài học Formosa ở Hà Tĩnh, đại biểu Đặng Quốc Khánh (Hà Giang), nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, có rất nhiều điều cần phải giải quyết khi xây dựng Luật bảo vệ môi trường sửa đổi. Đặc biệt là việc nhà nước cần phải đầu tư, nhất là về kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường.

“Luật đề xuất chi ngân sách 2% cho môi trường là không đủ, phải cao hơn nữa vì còn chi cho cả đầu tư bảo vệ môi trường nữa chứ không đơn thuần là xử lý ô nhiễm môi trường”, đại biểu Khánh nói.

Nhấn mạnh quan điểm không chấp nhận hi sinh môi trường để phát triển kinh tế, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà khẳng định, người Việt Nam được quyền sống trong môi trường trong lành. Muốn vậy, phải làm sao đón đầu dự án, tạo ra sản phẩm tốt từ nguồn vốn, dẫn dắt để phát triển kinh tế trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu rộng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận. - Sputnik Việt Nam
Từ Formosa đến Corona: Phép thử, sự quyết liệt của Chính phủ và niềm tin dân tộc Việt Nam

Theo ông Hà, luật sửa đổi lần này đã cắt giảm 40% thủ tục hành chính, nhưng không buông lỏng vấn đề môi trường.

“Những lĩnh vực có tổng lượng thải lớn, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao sẽ được khoanh lại với 17 nhóm quy định trong luật này. Từ đó quy định vấn đề hậu kiểm thay cho tiền kiểm. Cắt giảm 40% thủ tục hành chính là cắt giảm hàng chục nghìn tỷ đồng”, Bộ trưởng Hà cho hay.

Còn về phân cấp quản lý, theo Bộ trưởng, sau này sẽ xác định luôn.

“Lĩnh vực gì thuộc về Quốc hội, Chính phủ, dự án lớn thì Bộ TN&MT chịu trách nhiệm. Còn dự án nào về an ninh quốc phòng do quốc phòng và công an phụ trách, các bộ, ngành khác không tổ chức bộ máy, nhân lực”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu rõ.
Thủ tướng: Nói mãi cũng nhờn, cần chế tài xử phạt như Nghị định 100

Thảo luận tổ về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, sáng 11/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, vấn đề môi trường là thách thức không chỉ ở Việt Nam mà cả toàn cầu.

Hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng ven bờ biển miền Trung Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường lên tiếng về "núi chất thải" của Formosa

Ô nhiễm môi trường đe doạ cuộc sống, là vấn đề lớn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đặt ra. Do đó, việc hoàn thiện các quy định pháp luật là rất quan trọng để góp phần thay đổi về nhận thức, tư duy, đảm bảo phát triển bền vững của đất nước.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, hơn lúc nào hết phải cương quyết bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân, trong đó phải quán triệt bảo vệ môi trường, nếu coi trọng phát triển kinh tế mà xem nhẹ bảo vệ môi trường là sai lầm. Sự cương quyết đó phải thể hiện qua đường lối, chính sách, luật pháp, ứng xử và tư duy.

“Chưa nhận thức đúng mức, chưa cương quyết nên việc này lặp đi lặp lại nhiều nơi nhức nhối. Sự vô trách nhiệm của một bộ phận dân cư cần phải được giáo dục. Nghị quyết của từng chi bộ phải quán triệt, đừng nói chuyện trên trời mà không bàn vấn đề sát sườn là bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống. Rồi vai trò của Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ ở đâu trong việc này?”, Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu hội nghị - Sputnik Việt Nam
Nỗi buồn bực của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Dẫn chứng hiệu quả từ Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100 cụ thể hoá các quy định của luật, Thủ tướng đặt vấn đề, nên chăng cần có một nghị định tương tự với chế tài nghiêm khắc bên cạnh công tác tư tưởng, vận động, tuyên truyền giáo dục cũng như khuyến khích áp dụng công nghệ trong sản xuất, xử lý rác thải để bảo vệ môi trường.

“Tình hình uống rượu lái xe, tai nạn giao thông do uống bia rượu giảm hẳn. Ông phải rút ví bỏ ra hàng chục triệu đồng nộp phạt thì mới nâng cao ý thức. Chúng ta không có chế tài nghiêm thì nói mãi cũng nhờn” người đứng đầu Chính phủ lưu ý, đồng thời thẳng thắn chỉ rõ “dọc bờ sông, bãi biển còn bẩn lắm” nhưng cứ nói mãi mà không ai chịu thực thi bảo vệ.

Đề cập trách nhiệm của bộ máy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị luật phải làm rõ hơn vai trò quản lý nhà nước cũng như chức năng của các bộ, ngành, không thể một Bộ “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

“Bộ máy đông nhưng yếu, không ai chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân về vấn đề này. Đây là khuyết điểm. Sửa luật để có người bị xử lý kỷ luật Đảng, xử lý hành chính và cao hơn nữa về trách nhiệm của mình trước dân. Bộ máy phải mạnh, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, có kiến thức, phương tiện, công cụ kiểm tra”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh và cho biết Chính phủ sẽ tiếp thu để có hành động mạnh mẽ hỡn nữa, tránh “biết rồi nói mãi” về vấn đề ô nhiễm môi trường.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала