Bài học từ Bắc Kinh: Việt Nam có nên công bố hết dịch Covid-19?

© Ảnh : TTXVNNhân viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Hà Nội) tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Nhân viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Hà Nội) tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, Việt Nam đã chủ động và làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh, đến nay, cần công bố hết dịch Covid-19 trong nước để mở lại nền kinh tế và ổn định xã hội.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nguy cơ bùng phát làn sóng dịch Covid-19 lần thứ hai vẫn đang lơ lửng trên đầu, việc Bắc Kinh bùng phát ổ dịch coronavirus sau gần hai tháng không ghi nhận ca nhiễm mới là bài học cảnh giác cho Việt Nam.

Bí thư Nhân: Việt Nam cần công bố hết dịch Covid-19, mở cửa từng bước nền kinh tế

Sáng 15/6, tiếp tục phiên thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, trình bày trước nghị trường, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đã nói về việc Việt Nam có thể và cần phải lập trình quá trình mở lại nền kinh tế, chủ động bảo vệ năng lực sản xuất kinh doanh trong nước, phát huy động lực kép và sức mạnh Việt Nam để phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Các bác sĩ tại bệnh viện để điều trị COVID-19 bị nhiễm coronavirus trong CITO. N. N. - Sputnik Việt Nam
Một khách du lịch trở về từ Trung Quốc nhiễm Covid-19

Điểm ại diễn biến dịch bệnh do coronavirus gây nên khởi phát ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho hay, ngày 1 tháng Giêng năm 2020, Trung Quốc ghi nhận người đầu tiên tử vong do Covid-19. Đến ngày 25 tháng Giêng, đã có 1000 bệnh nhân nhiễm nCoV ở Trung Quốc, và ngày 28 tháng Giêng có 100 người chết. Khi đó, thế giới còn chưa hiểu rõ về virus, chưa biết đặt tên virus là gì.

 Đến ngày 1/2, số người nhiễm ở Trung Quốc đã lên tới con số 12.000, với 1000 người tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới WHO sau đó đã công bố coronavirus là nguy cơ dịch toàn cầu nhưng khuyến cáo chưa phải hạn chế đi lại giữa các quốc gia.

Đến tháng 3, các nước EU và Singapore vẫn tranh luận có nên đeo khẩu trang hay không. Đến ngày 11/3, WHO công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu, khi đó đã có 117 nước ghi nhận trường hợp nhiễm với 118.000 người mắc bệnh, 4.240 người tử vong.

“Như vậy, tính bình quân một nước có 1000 người nhiễm và 37 người chết vào thời điểm dịch toàn cầu. Mặc dù vậy, đến tận lúc này Tổng thống Mỹ cũng coi dịch bệnh không phải là vấn đề quan trọng với Mỹ”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói.

Theo lãnh đạo Thành ủy TP.HCM, trong 3 tháng đầu năm 2020, thế giới trải qua giai đoạn “một Chưa” và “ba Không”, đó là “Chưa biết” và “Không cần đeo khẩu trang, Không cần hạn chế đi lại giữa các nước, Không cần hạn chế đi lại, tiếp xúc, đóng trường học trong mỗi quốc gia”. Kết quả, Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 2, tháng 3, EU vào tháng Ba -tháng Năm, Bắc Mỹ trong tháng 5, tháng 6 còn “chưa biết Châu Phi khi nào có dịch lớn”.

Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Vượt qua đại dịch COVID-19, Việt Nam càng mạnh mẽ hơn nữa

Ông Nhân nhận định, sau 6 tháng dịch toàn cầu, có thể rút ra 4 nhận thức về quy luật lây nhiễm và phát triển dịch. Đó là phải đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc, rửa tay sát trùng và phải thực hiện cách ly triệt để.

“Giai đoạn 1 lây nhiễm tăng chậm, 30 ngày mới có 100 người nhiễm và các quốc gia không sợ. Giai đoạn 2 từ 100 ca đến 1000 ca cần 10 ngày lây nhiễm, nhiều quốc gia bắt đầu lo sợ. Từ 1000 đến 32.000 người nhiễm chỉ cần trong 15- 30 ngày, các quốc gia sợ”, Bí thư Thành ủy TP.HCM phân tích và nhấn mạnh khi đó hệ thống y tế gặp khó khăn, nhiều nơi rối loạn.

Cũng theo ông Nhân, hiện có thể chia thành 4 nhóm quốc gia qua trạng thái nhiễm và có dịch. Thứ nhất là các nước ở giai đoạn 2 tăng tốc lây nhiễm và như Mỹ, Nga, Brazil, Ấn Độ và chưa chuyển giai đoạn. Nhóm 2 là các nước ở giai đoạn 3, có ca nhiễm tăng cao đạt đỉnh và giảm dần như Đức, Pháp, Ý nhưng chưa an toàn. Nhóm 3 là các nước đạt an toàn, có bình quân dưới 10 người nhiễm trên 1 triệu dân như Lào, Campuchia. Nhóm cuối cùng là những nước chưa bao giờ đạt ngưỡng 1000 ca nhiễm/1 triệu dân, tức an toàn từ đầu như Việt Nam, Myanmar.

Về giải pháp, lãnh đạo Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh cho biết có 9 nhóm giải pháp song do thời gian phát biểu hạn chế, các giải pháp này sẽ được gửi tới tận tay các đại biểu Quốc hội.

Với kết quả công tác phòng chống dịch ở Việt Nam (323/334 ca nhiễm SARS-CoV-2 đã khỏi bệnh, hơn 60 ngày không có ca lây nhiễm cộng đồng), người đứng đầu thành ủy TP.HCM cho rằng cần công bố hết dịch ở trong nước với 3 tiêu chí, và Việt Nam đã đảm bảo cả 3 tiêu chí này.

Lực lượng y tế đo thân nhiệt người dân khi vào bệnh viện. - Sputnik Việt Nam
Phát hiện một thuyền viên dương tính với Covid-19

Theo phân tích của Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, thứ nhất là tỷ lệ người nhiễm trên một triệu dân không quá 5 người (hiện Việt Nam chỉ có 3,1 người nhiễm/1 triệu dân), hai là tỷ lệ người đang điều trị không quá một người trên 1 triệu dân (thực tế chỉ có 0,2 người) và thứ ba là chúng ta không có người chết vì coronavirus.

“Việt Nam cần có lộ trình mở cửa từng bước, có mức độ với các nước để có thể vừa khai thác thị trường đầu tư nước ngoài. Đi kèm với đó, cần khuyến khích khai thác thị trường và đầu tư trong nước, phát huy 3 sức mạnh của Việt Nam là sức mạnh văn hoá, chính trị và kinh tế”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.

Lãnh đạo Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đánh giá, Việt Nam đã kiểm soát rất tốt đại dịch nhờ có chính sách chỉ đạo chung sớm, kịp thời. Tổng số người nhiễm ở Việt Nam chưa bao giờ đạt 1.000 người. Hiện mới chỉ có 334 người mắc bệnh, thấp hơn nhiều so với mốc 1.000 lúc thế giới công bố dịch.

Ông Nguyễn Thiện Nhân phân tích, tuy có quan hệ kinh tế với nhiều nước nhưng Việt Nam chỉ có 17 nước có quan hệ đối tác quan trọng nhất, quyết định 90% đầu tư nước ngoài, 80% thương mại quốc tế và 80% khách du lịch đến Việt Nam. Do vậy, cần giám sát và mở cửa với 17 nước này theo lộ trình, thoả thuận 2 bên.

Ông Nhân dự báo, từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2020, 10/17 nước này sẽ không còn dịch ở tiêu chí dưới 10.000 người đang điều trị trên 1 triệu dân, trong đó có các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Đức, Úc…

“Việt Nam cần phân công cụ thể lập lộ trình mở cửa với 10 nước này. 7 nước còn lại chưa đến độ an toàn như Ấn Độ, Mỹ, Singapore… thì phải theo dõi để khi họ đảm bảo điều kiện thì thiết lập ngay”, lãnh đạo Thành ủy TP.HCM lưu ý.

Việt Nam vẫn đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 vẫn lơ lửng trên đầu

Phát biểu trước Quốc hội, có quan điểm tranh luận với Bí thư TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y) cho rằng cần hết sức cẩn trọng với quyết định công bố hết dịch và mở cửa lại hoàn toàn nền kinh tế, hoạt động xã hội vì Việt Nam vẫn đang đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch.

“Làn sóng thứ 2 bỏ ngỏ ở rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam”, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nêu rõ.

Theo vị đại biểu, cũng có một số nhà đầu tư đang lo lắng Việt Nam chưa có môi trường an toàn trong tương lai gần với bằng chứng là thị trường chứng khoán chưa khởi sắc.

“Chính vì vậy, ta cần tiến hành biện pháp để khẳng định nguy cơ ở Việt Nam không thể dữ dội như các nước khác. Các phương pháp này cần dựa vào khoa học, có ngành y tham vấn, ví dụ cần làm nghiên cứu miễn dịch cộng đồng để khẳng định sự an toàn ở Việt Nam”, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, quy trình nhập cảnh khách quốc tế vào Việt Nam phải hết sức chặt chẽ, tuân theo quy định kiểm dịch, phối hợp với các nước làm xét nghiệm kháng thể cho các khách muốn nhập cảnh để khách không mang dịch vào Việt Nam.

Khoa Vi rút - Ký sinh trùng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2) hiện đang theo dõi và điều trị cho 5 bệnh nhân COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đứng đầu thế giới về khả năng ứng phó với Covid-19?

Ông Nguyễn Lân Hiếu cũng đề cập vai trò của hệ thống y tế công cộng. Đây là hệ thống đã phát huy hiệu quả trong đợt dịch vừa qua, nhưng đang có nguy cơ suy yếu không được đầu tư. Ví dụ trong chương trình mục tiêu quốc gia, đầu tư y tế chỉ chiếm 3% trong tổng số 270.000 tỷ.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, nâng cao chất lượng nhân viên y tế là nhu cầu cấp bách, cần có chiến lược đầu tư cho y tế để khi đối mặt với dịch bệnh thì Việt Nam mới có thể có điểm sáng trên bản đồ thế giới.

Covid-19: Bài học từ Bắc Kinh, Việt Nam nên cảnh giác

Cũng liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19, khả năng công bố hết dịch trong nước, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cấp cao Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng ở Việt Nam nhấn mạnh đến “bài học cảnh giác” của Trung Quốc trước nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19.

“Việc tái bùng phát dịch ở Bắc Kinh là bài học chúng ta. Trong tình hình mới, chúng ta phải thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn giám sát và phòng dịch, để Việt Nam không tái bùng dịch như Bắc Kinh”, PGS.TS Trần Đắc Phu nêu quan điểm.

Theo vị chuyên gia, dịch bệnh Covid-19 ở Bắc Kinh gần giống như Việt Nam thời gian qua. Chia sẻ với VnExpress, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cấp cao Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng ở Việt Nam cho hay, về thời gian, dịch tái phát ở Bắc Kinh sau 56 ngày không lây nhiễm cộng đồng, còn Việt Nam ở ngày thứ 60 không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam họp bàn mở lại đường bay quốc tế, thu phí cách ly, điều trị Covid-19

Hơn 21 triệu dân Bắc Kinh thời gian qua nghĩ rằng họ cuối cùng cũng có thể yên tâm trở lại cuộc sống bình thường, song một đợt bùng phát Covid-19 mới lại xuất hiện. Chỉ trong hai ngày Bắc Kinh ghi nhận 42 ca nhiễm mới liên quan tới chợ đầu mối nông sản Xinfadi (Tân Phát Địa). Đến ngày 14/6, số ca nhiễm lên gần 80 trường hợp.

Nhiều người Việt Nam hai tháng qua cũng trong tâm trạng buông lỏng phòng dịch, tương tự người Bắc Kinh. Hầu như các hoạt động kinh doanh, giải trí, dịch vụ, đi lại trong nước đã trở lại bình thường. Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn giảm sát, phòng bệnh trong tình hình mới. Tuy nhiên, nhiều địa phương thực hiện không nghiêm ngặt. Người dân thì chủ quan không còn đeo khẩu trang nơi có nguy cơ, không thực hiện rửa tay sát khuẩn.

“Việt Nam đã trải qua 60 ngày không xuất hiện ca lây nhiễm nCoV cộng đồng, chứng tỏ việc phòng chống dịch vẫn đảm bảo. Song, chính quyền địa phương một số nơi và người dân đã có dấu hiệu chủ quan, thờ ơ với dịch bệnh”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Về tính chất, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, dịch bệnh ở Bắc Kinh gần giống với Việt Nam trong thời gian qua, tức là không bùng phát mạnh như Vũ Hán, mà xuất hiện các ca nhiễm, ổ dịch nhỏ và dập được ngay. Tuy nhiên, Bắc Kinh, Trung Quốc, ở sát Việt Nam nên nguy cơ xâm nhập dịch là rất cao.

“Mới đây, ngày 13/6 Bộ Y tế ghi nhận một ca nhiễm nCoV, là thanh niên đi du lịch Trung Quốc nhập cảnh ở Quảng Ninh. Ca này được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Điều này cho thấy Việt Nam cần cảnh giác hơn nữa với các nguồn lây nhiễm từ ngoài vào”, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.

Khách du lịch Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chỉ còn 7 bệnh nhân dương tính với Covid-19
Đề cập đến hướng đi sắp tới để tránh dịch bùng phát, PGS.TS Trần Đắc Phu lưu ý, hiện Việt Nam cần duy trì, làm tốt việc be chặt bên ngoài, tức kiểm soát người nhập cảnh, cách ly tập trung ngay, xét nghiệm sàng lọc kịp thời. Việc này, Việt Nam đã thực hiện tốt ngay từ đầu dịch, góp phần ngăn chặn Covid-19 xâm nhập. 

Ở trong nước, ông Phu cho rằng cần phải tiếp tục phát hiện sớm ca nhiễm trong cộng đồng nếu có bằng cách tăng cường giám sát, đặc biệt là những ca có triệu chứng như sốt, ho, khó thở... Khi phát hiện ca nhiễm, cần  khoanh vùng ngay, dập dịch kịp thời, tránh lây lan. Người dân cũng cần tuân thủ phòng dịch trong điều kiện mới như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế.

Về vấn đề này, BS. Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng cho rằng, Việt Nam đề cao cảnh giác trước các trường hợp đi về từ vùng dịch Covid-19, không chỉ người về từ Trung Quốc.

“Covid-19 trên thế giới chưa ổn định, chưa rõ dịch bệnh còn tiềm ẩn ở khu vực nào. Do đó, Việt Nam không lơi lỏng cảnh giác, trong đó cần duy trì các biện pháp kiểm soát và hạn chế người đi qua biên giới, đường hàng không, đường biển”, BS. Trương Hữu Khanh nói.

Theo vị chuyên gia, Việt Nam cần đợi khi Covid-19 ổn định mới nên mở cửa thông thương.

Quang cảnh hội nghị trực tuyến. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 ra Tuyên bố chung về đối phó dịch bệnh Covid-19

Về việc mở lại hoạt động hàng không quốc tế, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, có thể mở lại đường bay quốc tế nhưng quan trọng phải quản lý được con người. Đồng thời, trước khi quyết định mở lại đường bay quốc tế, các ngành cần phải bàn bạc, đánh giá về năng lực cách ly tập trung, cơ sở cách ly, người phục vụ cách ly.

Về kinh tế, theo nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, việc miễn phí cách ly ăn ở chăm sóc 14 ngày cũng nên được cân nhắc.

“Phải bàn lại xem Việt Nam đủ năng lực đáp ứng không, khi mở cửa đường bay quốc tế trở lại”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала