Ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công: Xói mòn niềm tin hai dân tộc

© Ảnh : Nguyễn Thành – TTXVNTàu cá khai thác xa bờ neo đậu tại cảng cá Ninh Chữ (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận).
Tàu cá khai thác xa bờ neo đậu tại cảng cá Ninh Chữ (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bao nhiêu năm qua tàu Trung Quốc vẫn quấy phá ở ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam. Mới đây, thêm một vụ tàu cá ngư dân QNg 96416 TS bị tàu sắt Trung Quốc tấn công ở khu vực đảo Lin Côn, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm nhân viên công vụ và bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam.

Những hành vi dùng vũ lực của tàu Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), Công ước về việc ngăn chặn hành động phi pháp chống lại an toàn hàng hải (SUA) cũng như đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc về việc đối xử nhân đạo với ngư dân, xói mòn niềm tin giữa hai dân tộc.

Tàu cá Việt Nam bị tàu sắt Trung Quốc đâm ở Hoàng Sa

Ngày 12/6, các ngư dân tàu cá QNg 96416 TS đã trở về cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) an toàn. Trước đó, họ bị tàu sắt Trung Quốc 4006 đâm, với thiệt hại ước tính khoảng nửa tỷ đồng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng mời phóng viên đặt câu hỏi. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc xây cáp ngầm ở Hoàng Sa và biểu tình ở Mỹ

Cũng trong ngày 12/6, ngư dân tàu QNg 96416 TS đã trình báo với cơ quan chức năng về việc bị tàu Trung Quốc đâm khi đang đánh bắt cá tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo các ngư dân cho biết, tàu QNg 96416 TS bị tàu Trung Quốc đâm hôm 10/6. Tàu cá Việt Nam rơi vào tình trạng nửa nổi nửa chìm sau đó. Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cung cấp hôm 14/6, tàu sắt Trung Quốc 4006 và một canô đã áp sát tàu cá Việt Nam, gây sóng lớn khiến nước tràn vào, dẫn đến nguy cơ chìm tàu.

Như vậy, có đủ cơ sở khẳng định hành vi của tàu Trung Quốc đã gây nguy hiểm nghiêm trọng cho ngư dân tàu cá Việt Nam.

© Ảnh : T.M./Tuổi TrẻMạn tàu cá bị hư hỏng sau cú tông của tàu Trung Quốc gây ra
Ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công: Xói mòn niềm tin hai dân tộc - Sputnik Việt Nam
Mạn tàu cá bị hư hỏng sau cú tông của tàu Trung Quốc gây ra

Hành vi này từ phía tàu Trung Quốc phải bị lên án bởi đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982 và Công ước về các quy định quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển năm 1972 (COLREGs) mà Trung Quốc là thành viên tham gia.

Đây cũng không phải lần đầu tiên tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam. Trước đó, ngày 2/4/2020, tàu cá QNg 90617 TS đang đánh bắt tại vùng biển đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 4031 ngăn cản và cố tình đâm chìm.

Facebook logo - Sputnik Việt Nam
Xóa Hoàng Sa-Trường Sa khỏi bản đồ Việt Nam: Facebook phải xin lỗi

Bộ Quốc phòng Mỹ sau đó đã bày tỏ quan ngại và nhấn mạnh hành vi của Trung Quốc trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, nơi tất cả các quốc gia lớn nhỏ đều được bảo đảm chủ quyền.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Philippines, nước có ngư dân cũng từng là nạn nhân của Trung Quốc, đã ra tuyên bố phản đối vụ tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam.

“Cho dù là nguồn lợi cá hay yêu sách lịch sử tưởng tượng cũng không đáng là lý do để Trung Quốc gây ra những vụ việc như đâm tàu cá ngư dân. Vụ việc này làm suy yếu tiềm năng xây dựng mối quan hệ khu vực thực sự sâu sắc và đáng tin cậy giữa ASEAN và Trung Quốc”, tuyên bố từ phía Philippines nhấn mạnh.

Những hành vi dùng vũ lực của tàu Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), cũng như đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân.

Các ngư dân làm các thang sắt để lên, xuống với các tàu thuyền đang neo đậu ở phía dưới cầu Diễn Kim tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đâm chìm tàu, bắt ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa: Thói vô nhân đạo

Trước thực trạng tàu Trung Quốc liên tục đâm va vào tàu các nước khác, Chính quyền Bắc Kinh không thể đứng ngoài vô can khi để những sự vụ “đi ngược lại nhận thức chung” như trên tái diễn liên tục trong thời gian ngắn. Những vụ việc như vậy không chỉ là vô nhân đạo, mà còn làm xói mòn lòng tin giữa hai nước, hai dân tộc.

Trong khi đó, cách đây gần một năm, vào tháng 7/2019, chính các ngư dân Việt Nam đã đưa 32 ngư dân Trung Quốc về cảng Sa Kỳ để chăm sóc sức khỏe, sau khi cứu mạng họ khỏi con tàu chìm ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc điều tra vụ cản trở tàu cá ở Hoàng Sa

Về vấn đề tàu cá Trung Quốc gây nguy hiểm cho tàu cá Việt Nam hồi tuần trước, ngày 13/6 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc điều tra và phối hợp giải quyết vụ việc.

Cụ thể, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã cung cấp một số thông tin liên quan đến vụ việc.

“Chiều 12/6 tàu cá QNg 96416 TS và toàn bộ ngư dân trên tàu đã về tới cửa Sa Kỳ (Quảng Ngãi) an toàn”, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.
“Bộ Ngoại giao đã đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam khẩn trương tiếp xúc với các ngư dân lấy thông tin, phối hợp điều tra xác minh làm rõ vụ việc và sớm có các biện pháp giao thiệp cần thiết với phía Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói thêm.

Trước đó, ngày 10/6, khi đang di chuyển cách đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 7 hải lý về phía nam, tàu cá QNg 96416 TS bị một tàu sắt mang số hiệu 4006 và một ca nô Trung Quốc áp sát gây ra sóng lớn. Vụ việc khiến 16 ngư dân Việt Nam cùng nhiều vật dụng trên tàu rơi xuống biển. Nước từ bên ngoài tràn vào tàu, khiến tàu rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Tàu khu trục tên lửa USS McCampbell lớp Arleigh Burke - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tuyên bố rằng tàu khu trục Mỹ bơi vào quần đảo Hoàng Sa mà không xin phép

Một số thuyền viên từ tàu Trung Quốc đã lên tàu cá Việt Nam bơm nước ra ngoài và đưa các ngư dân trở lại tàu. Tiếp đó, phía Trung Quốc dùng vũ lực ép thuyền trưởng tàu cá điểm chỉ vào một số giấy tờ bằng tiếng nước ngoài, lấy đi một lượng lớn hải sản, ngư cụ và trang thiết bị trên tàu QNg 96416 TS rồi rời đi.

Cùng ngày, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã có những bước trao đổi với phía Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin sự việc và thông báo kết quả cho Việt Nam để tiếp tục phối hợp giải quyết.

Đến ngày 12/6, tàu cá QNg 96416TS và toàn bộ ngư dân đã cập cảng Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi an toàn. Các ngư dân sau đó đã được đưa đi cách ly, theo dõi sức khỏe tại Trung tâm Y tế Bình Sơn, Quảng Ngãi, theo quy định phòng chống dịch Covid-19.

Hiện, cơ quan hữu quan Việt Nam đang thu thập và xác minh thông tin, làm rõ sự việc, cũng như tiếp tục giao thiệp với Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam.

Ngư dân Việt Nam bám biển dù tàu Trung Quốc vẫn quấy phá ở Hoàng Sa

Được biết, ngày 13/6, sau khi cập càng Sa Kỳ an toàn, thuyền trưởng Nguyễn Lộc (42 tuổi, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) cùng 15 ngư dân trên tàu cá QNg 96416 TS đang được tổ chức cách ly tập trung tại cơ sở 2 của Trung tâm y tế huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi).

Рыбацкая лодка в заливе Халонг во Вьетнаме - Sputnik Việt Nam
Ngư dân Việt Nam không chỉ là nạn nhân tuần tra của Trung Quốc, mà cả của đại dịch coronavirus

Thuyền trưởng Nguyễn Lộc trình báo, khoảng 10h sáng 10/6, khi đang đánh bắt thủy sản ở khu vực biển cách đảo Lin Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 8 hải lý về hướng tây nam thì bất ngờ tàu Trung Quốc số hiệu 4006 cùng một xuồng máy xuất hiện truy đuổi.

“Tàu 4006 va chạm nhiều lần từ phía hai mạn tàu cá và cú tông mạnh nhất từ phía sau khiến tàu cá bị chìm”, thuyền trưởng Lộc cho biết. Sau vụ việc, tàu cá Việt Nam buộc phải quay về bờ để khắc phục sự cố.

Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Vĩnh (huyện Lý Sơn) là ông Lê Khuân cho biết, hiện nhiều tàu cá và đoàn viên trong nghiệp đoàn vẫn đang tiếp tục đánh bắt ở Hoàng Sa. Các thuyền viên giữ vững tinh thần, không nao núng, sợ hãi sau vụ việc tàu Trung Quốc gây nguy hiểm với tàu cá QNg 96416 TS.

“Bao nhiêu năm qua tàu Trung Quốc vẫn quấy phá ở ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam, đoàn viên trong nghiệp đoàn liên tục đối diện với khó khăn này, nhưng nao núng sợ hãi thì không. Anh em bám Hoàng Sa đánh bắt giữ chủ quyền và phát triển kinh tế trên ngư trường truyền thống bao đời của ngư dân Việt Nam”, ông Khuân khẳng định.

Về phần mình, Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Ngãi Phan Huy Hoàng cho biết, sau khi làm việc với ngư dân, hội sẽ có công văn đề nghị Hội Nghề cá trung ương phản đối hành động của tàu Trung Quốc.

“Trong bất kỳ trường hợp nào, tấn công ngư dân là hành vi vô nhân đạo, không đúng với luật pháp quốc tế”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Trung Quốc vi phạm trắng trợn Công ước về an toàn hàng hải

Có thông tin cho rằng tàu Trung Quốc đâm va vào tàu cá Việt Nam bởi Bắc Kinh trước đó đã đơn phương áp đặt quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ ngày 1/5 tới 16/8. Lệnh cấm được áp đặt từ vùng biển phía bắc Biển Đông tới 12 độ vĩ bắc, tức bao gồm một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ngư dân ven biển làng Kê Gà ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Ngư dân ở Biển Đông ngày càng bị lôi cuốn vào chính trị

Bình luận về vụ việc với Tuổi trẻ, GS Carl Thayer (ĐH New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc) cho rằng lệnh cấm đánh bắt thường niên của Trung Quốc là phi pháp khi nó trùng lắp với khu vực vùng đặc quyền kinh tế của nước khác.

“Trung Quốc không thể thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán tại một khu vực hàng hải của nước khác. Về mặt này, lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trên là phi pháp”, giáo sư Thayer khẳng định.

Cũng theo ông, lệnh cấm này là phi pháp vì Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với một khu vực hàng hải vượt quá sự cho phép của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Yêu sách của Trung Quốc dựa trên quyền lịch sử, điều vốn dĩ đã bị Tòa trọng tài thường trực ở The Hague bác bỏ năm 2016, ông Thayer nhấn mạnh.

“Việc tàu sắt Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam đã cho thấy sự vi phạm trắng trợn Công ước về việc ngăn chặn hành động phi pháp chống lại an toàn hàng hải (SUA)”, GS. Thayer nhấn mạnh.

Công ước SUA cấm việc chiếm quyền kiểm soát một con tàu bằng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực, thực hiện hành vi bạo lực đối với một người trên tàu nếu hành vi ấy có khả năng gây nguy hiểm cho sự an toàn của tàu và phá hủy, làm hỏng tàu hoặc hàng hóa trên tàu theo cách gây nguy hiểm cho việc di chuyển an toàn của tàu.

Ngư dân Việt - Sputnik Việt Nam
Lực lượng cứu nạn Trung Quốc ép ngư dân Việt ký giấy vi phạm chủ quyền?

Còn theo TS Satoru Nagao (Viện Hudson, Mỹ), Trung Quốc đang liên tục dùng vũ lực để áp đặt chủ quyền trên các thực thể ở Biển Đông, thể hiện sức mạnh bá quyền của mình.

“Gần đây Trung Quốc cùng lúc đã có hành động khiêu khích đối với Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong, Việt Nam, Malaysia, Úc, Ấn Độ, New Zealand, Anh, Canada... Điều này cho thấy Trung Quốc muốn thể hiện sức mạnh”, - TS Nagao nhận định.

Bình luận về vấn đề này, TS. Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) cho rằng các hành động nêu trên của Trung Quốc báo hiệu các nguy hiểm kế tiếp có thể xảy ra cho ngư dân Việt Nam nếu tiếp tục đánh cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

“Đây là một phần của chiến thuật hăm dọa, răn đe của các lực lượng tàu bán quân sự Trung Quốc núp dưới cái tên tàu ngư chính hay tàu cá Trung Quốc để xua đuổi ngư dân các quốc gia khác khỏi ngư trường truyền thống của họ”, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế SCIS nhấn mạnh.
“Do đó, ngoài phản đối ngoại giao, theo tôi Chính phủ nên tăng cường lực lượng cảnh sát biển để bảo vệ ngư trường và ngư dân. Nhà nước cũng nên hỗ trợ ngư dân các phương tiện, thiết bị viễn thám và dẫn đường hiện đại, giống như Trung Quốc đã trang bị miễn phí cho ngư dân của họ hệ thống dẫn đường Bắc Đẩu, giúp họ đánh bắt cá an toàn hơn” – TS. Nguyễn Thành Trung khẳng định.

Theo Giám đốc SCIS, đây vừa là biện pháp cần làm ngay, nhưng cũng là mục tiêu dài hơi, đòi hỏi quyết tâm chính trị từ lãnh đạo Việt Nam.

“Tất nhiên, để đạt được điều này Việt Nam cần sự hỗ trợ từ các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới”, ông Nguyễn Thành Trung nói thêm.

Đã rất nhiều lần, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhắc lại Hà Nội có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việt Nam cũng đề nghị các nước cần hành động có trách nhiệm, tránh làm phức tạp tình hình, đóng góp vào việc giữ gìn hoà bình, an ninh ở Biển Đông.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала