Giáo sư Mỹ chọc giận Việt Nam

© Ảnh : TTXVNNhân viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Hà Nội) tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Nhân viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Hà Nội) tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Steve Hanke, giáo sư kinh tế nổi tiếng của Đại học Johns Hopkins vừa có bài đăng làm dậy sóng mạng xã hội khi xếp Việt Nam vào danh sách những nước không cung cấp dữ liệu về dịch Covid-19. Phản ứng lại với vụ việc, đã có gần 300 nhà khoa học gửi thư đòi ông Hanke rút lại bài viết và lên tiếng xin lỗi.

Trên thực tế Việt Nam vẫn đang kiểm soát rất tốt đại dịch do coronavirus. Cả nước chỉ còn 10 bệnh nhân đang điều trị Covid-19. 62 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Vui mừng hơn nữa là phi công người Anh, bệnh nhân số 91, đã có thể dùng điện thoại, liên lạc với bạn bè, phổi phục hồi 90%, không cần ghép phổi. Năng lực, trình độ tuyệt vời của các bác sĩ, chuyên gia y tế Việt Nam đã được chứng minh khi nỗ lực giành giật sự sống cho bệnh nhân này từ cửa tử suốt thời gian qua.

Giáo sư Mỹ không tin Việt Nam chống Covid-19 hoàn hảo

Cộng đồng mạng Việt Nam và dư luận quốc tế những ngày qua đang hết sức quan tâm đến vụ việc ngày 9/6, GS. Steve H. Hanke, chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Đại học Johns Hopkins đăng dòng tweet cùng hình ảnh dẫn nguồn từ trang Worldometers liên quan đến các số liệu cập nhật về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại một số nước, trong đó có Việt Nam.

Giáo sư Steve H. Hanke (sinh năm 1942) là một chuyên gia kinh tế học ứng dụng, hiện đang làm việc tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ). Ông được ghi nhận là nhà cải cách tiền tệ tại nhiều quốc gia đang phát triển như Albania, Argentina, Bulgaria, Indonesia, Nga, Kazakhstan.... Trong giai đoạn 1981 - 1982, ông là thành viên trong hội đồng tư vấn kinh tế cho Tổng thống Ronald Reagan.

Nhân viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Hà Nội) tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Bài học từ Bắc Kinh: Việt Nam có nên công bố hết dịch Covid-19?

GS. Steve Hanke cũng là người chuyên phân tích về kinh tế trên các tạp chí danh tiếng trong đó có Forbes.

Trong bài đăng trên trang cá nhân ví những quốc gia “như những quả táo thối”, cung cấp thông tin gây nghi ngờ hay không cập nhật dữ liệu đại dịch coronavirus, vị giáo sư kinh tế Mỹ của ĐH Johns Hopkins đã liệt kê tên 8 nước cung cấp số liệu về dịch Covid-19 mà ông cho là không đáng tin cậy. Trong danh sách này có Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Venezuela, Ai Cập, Syria, Yemen, Thổ Nhĩ Kỳ.

Đặc biệt, riêng Việt Nam được chú thích “No data reported” (Không cung cấp dữ liệu).

Việc một vị GS kinh tế nổi tiếng của Hoa Kỳ gọi Việt Nam và những quốc gia nêu trên như những “quả táo thối” (a rotten apple spoils the bunch, thường được dùng theo nghĩa với “con sâu” trong câu tục ngữ “con sâu làm rầu nồi canh” của Việt Nam) đã gây làn sóng phẫn nộ dữ dội.

Tính đến thời điểm hiện tại, bài viết thu hút hơn 3.800 lượt tweet lại sau đó.

Ngay sau vụ việc, không chỉ cộng đồng mạng Việt Nam mà nhiều chuyên gia trong và ngoài nước Mỹ đã bày tỏ sự phản đối trực tiếp hoặc gián tiếp với ông Hanke.

Theo Tuổi trẻ, có tổng cộng có 285 chuyên gia, nhà khoa học và những người quan tâm đến ngành y đã cùng ký vào bức thư kiến nghị chung gửi đến Đại học John Hopkins, nhằm yêu cầu giáo sư Hanke rút lại bài viết.

“Thông tin về dịch COVID-19 ở Việt Nam trên trang Worldometers - nguồn mà GS Hanke trích dẫn - rất dễ hiểu. Dường như giáo sư nhầm việc Việt Nam không có ca nhiễm nào với việc không có ghi nhận dữ liệu”, bức thư viết.

Các bác sĩ tại bệnh viện để điều trị COVID-19 bị nhiễm coronavirus trong CITO. N. N. - Sputnik Việt Nam
Một khách du lịch trở về từ Trung Quốc nhiễm Covid-19
Được biết, trang Worldometers bỏ trống ở mục số ca tử vong tại Việt Nam thay vì điền vào số "0".

Trước những phản ứng của cộng đồng, giáo sư Hanke vẫn cố chấp giữ quan điểm của mình và cho rằng cần liên hệ Worldometers để cung cấp thêm thông tin.

Trên thực tế, tính đến nay, với tổng số 335 ca nhiễm trên hơn 95 triệu dân, đồng thời Việt Nam vẫn có ca tử vong nào do coronavirus. Đây là một thành tích đáng tự hào, nhận được nhiều sự khen ngợi từ bạn bè quốc tế trong suốt thời gian qua.

Ngày 16/6 (theo giờ Washington), giáo sư Steve Hanke cho đăng tải một dòng tweet khác để đính chính thông tin, tuy nhiên ông không chính thức đưa ra lời xin lỗi hay xóa tweet trước đó.

“Khác với hình ảnh tôi đăng tải tuần trước. Việt Nam hóa ra sở hữu số liệu “hoàn hảo” trong cuộc chiến chống coronavirus. Con số chính thức từ Việt Nam cho thấy quốc gia này chưa ghi nhận ca tử vong nào”, giáo sư Hanke dẫn số liệu từ cổng thông tin Bộ Y tế Việt Nam ncov.moh.gov.vn cho biết.

Hiện, không thật sự rõ ràng khi vị GS kinh tế của ĐH Johns Hopkins lại đặt chữ “hoàn hảo” (perfect) trong dấu ngoặc kép để ám chỉ điều gì. Tuy nhiên, phía dưới tweet này, nhiều tài khoản người dùng mạng từ Việt Nam vẫn tiếp tục yêu cầu ông Hanke phải lên tiếng xin lỗi vì những thông tin sai lệch của mình.

Việt Nam chỉ còn 10 bệnh nhân đang điều trị Covid-19

Tính đến cuối ngày 17/6, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã có chuỗi liên tục 62 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. Có tổng cộng 195 ca nhiễm được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Vượt qua đại dịch COVID-19, Việt Nam càng mạnh mẽ hơn nữa

Ca nhiễm mới nhất được ghi nhận là ca số 335, được Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch công bố sáng ngày 17/6. Đây là bệnh nhân nam, 24 tuổi, có địa chỉ tại xã Khôi Kỳ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, sống và làm việc tại Kuwait 2 năm.

Ngày 16/6, bệnh nhân từ Kuwait (quá cảnh ở Quatar) về đến sân bay Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh trên chuyến bay H9092 của Hãng Hàng không Bamboo Airways.

Bệnh nhân được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh. Ngay trong ngày, bệnh nhân nhận kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe là 7.250 người, trong đó có 921 trường hợp được cách ly tại nhà, 81 trường hợp cách ly tại bệnh viện và 6.248 trường hợp cách ly tại cơ sở khác.

Lực lượng y tế đo thân nhiệt người dân khi vào bệnh viện. - Sputnik Việt Nam
Phát hiện một thuyền viên dương tính với Covid-19

Đến nay, Việt Nam đã chữa khỏi cho 325/335 bệnh nhân (chiếm 97% tổng số bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam), trong đó chữa khỏi cho 49/50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài. Hiện cả nước chỉ còn duy nhất bệnh nhân 91 là phi công người Anh đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

10 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế, đa số có sức khỏe ổn định.

Tính đến chiều ngày 17/6, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, có 4 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2. Hiện chỉ còn 6 bệnh nhân dương tính với với coronavirus.

Tuyệt vời: Phổi phi công người Anh đã hồi phục 90%

Ngày 17/6, PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị- Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho hay, sức khoẻ của nam phi công tiếp tục có sự phục hồi kỳ diệu.

Khoa Vi rút - Ký sinh trùng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2) hiện đang theo dõi và điều trị cho 5 bệnh nhân COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đứng đầu thế giới về khả năng ứng phó với Covid-19?

Hiện phổi bệnh nhân 91 đã hồi phục được 90%, thận, tim, gan, men tụy hồi phục như bình thường. Hai tay đã hoạt động như bình thường, đã dùng được điện thoại di động từ một tuần nay, sức chân hồi phục được 4/5.

“Với những thông số này, tôi cho rằng bệnh nhân không cần phải ghép phổi” – PGS.TS Lương Ngọc Khuê thông tin cho hay.

Chiều ngày 16/6, PGS.TS Lương Ngọc Khuê đã có cuộc trò chuyện dài với bệnh nhân.

“Anh ấy đã nói rất nhiều, cảm ơn các y bác sĩ Việt Nam đã chăm sóc anh ấy tận tình những ngày qua. Anh ấy có đủ bảo hiểm để chi trả phí điều trị, nhưng vấn đề ở chỗ các y bác sĩ đã chăm sóc rất tốt từ khi bảo hiểm còn chưa chi trả”, PGS Khuê chia sẻ.

Cũng theo ông Khuê, một tháng trước các bác sĩ không dám nghĩ đến kết quả này, vẫn dự đoán rằng bệnh nhân chỉ có thể tốt lên nếu can thiệp ngoại khoa, vì phổi bệnh nhân khi đó đã xơ hóa và là ổ vi khuẩn. Tuy nhiên hiện bệnh nhân đã hồi phục, chỉ còn chờ tập luyện để đi lại trở lại.

“Tôi có nói với bệnh nhân mức độ hồi phục phụ thuộc vào chính bệnh nhân, vào việc tập luyện và tuân thủ y lệnh của thầy thuốc. Nếu tích cực, bệnh nhân có thể trở lại buồng lái và bầu trời ”, PGS Khuê lạc quan cho biết.
Tin tưởng năng lực, trình độ đội ngũ bác sĩ Việt Nam

Cũng trong chiều 17/6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, đại diện Tổng Lãnh sự quán Anh đã đến thăm nam phi công người Anh đang điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam họp bàn mở lại đường bay quốc tế, thu phí cách ly, điều trị Covid-19

Tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, ông Nguyễn Thành Phong cho biết bệnh nhân 91 tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Từ sự hồi phục kỳ diệu của bệnh nhân, vị lãnh đạo thành phố càng tin tưởng vào đội ngũ y bác sĩ TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

“Tôi với tư cách lãnh đạo chính quyền thành phố, thể hiện sự cảm phục đối với các y bác sĩ. Không chỉ với năng lực chuyên môn, các bác sĩ còn thể hiện được tấm lòng nhân ái của người thầy thuốc. Cá nhân tôi rất xúc động về điều này”, ông Nguyễn Thành Phong xúc động chia sẻ.

Quang cảnh hội nghị trực tuyến. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 ra Tuyên bố chung về đối phó dịch bệnh Covid-19
Giám đốc Sở Y tế TP. HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cũng cho biết, dù các bác sĩ giỏi chuyên môn nhất cũng không thể tin nổi bệnh nhân 91 có thể hồi phục. Đến lúc tưởng chừng bế tắc thì kỳ tích đã xảy ra. Đến nay, nhìn thấy nụ cười của bệnh nhân thì đội ngũ y bác sĩ phần nào thở phào nhẹ nhõm.

Thông tin về quá trình cứu chữa cho nam phi công người Anh, BS. Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, mấu chốt của sự thành công trong việc cứu chữa bệnh nhân 91 chính là sự tập trung trí tuệ của các chuyên gia y tế hàng đầu cả nước.

“Hy vọng đây là ca bệnh nhân nặng cuối cùng trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19”, lãnh đạo BV. Chợ Rẫy bày tỏ.
“Những cuộc hội chẩn trực tuyến cấp quốc gia diễn ra liên tục đã đem lại hiệu quả. Các y bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ góp một phần công sức trong sự thành công chung như hiện nay”, BS. Nguyễn Tri Thức khiêm tốn nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала