Chuyên gia đánh giá hậu quả của đại dịch đối với nền kinh tế EU

© Sputnik / Alexey Maishev / Chuyển đến kho ảnhPhụ nữ mua hàng từ cửa hàng TSUM trên Phố Kuznetsky nhất ở Moscow
Phụ nữ mua hàng từ cửa hàng TSUM trên Phố Kuznetsky nhất ở Moscow - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - So với các khu vực khác, Liên minh châu Âu sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn do hậu quả của đại dịch coronavirus, nhưng khủng hoảng sẽ không dẫn tới làm ngừng trệ cuộc liên kết hội nhập châu Âu, - chuyên gia Yuri Kvashnin lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu châu Âu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế nhận xét.

Nền kinh tế EU sau đại dịch Covid-19

Ông nhắc rằng các chuyên gia của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đánh giá suy thoái kinh tế ở EU do đại dịch trong phạm vi biên độ từ 5 đến 12%.

«Sự phục hồi hoàn toàn chắc là sẽ diễn ra không sớm hơn năm 2022. Rõ ràng là Liên minh châu Âu sẽ chịu thiệt hại nặng nề hơn các nước và khu vực khác. Vai trò của EU trong nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm bớt. Về GDP danh nghĩa, Liên minh châu Âu sẽ tuột từ vị trí thứ hai xuống thứ ba, thua kém không chỉ Hoa Kỳ, mà cả Trung Quốc nữa», - ông  Kvashnin nêu ý kiến trong hội thảo trực tuyến nhan đề «EU thế hệ mới, tự chủ chiến lược: huyền thoại hay hiện thực?». 

Một hậu quả khác của khủng hoảng là sự mất cân đối về tài chính công, - chuyên gia lưu ý.

HSBC tại Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng lớn nhất châu Âu sa thải hàng chục nghìn nhân viên
«Ở tất cả các nước thuộc khu vực đồng euro, theo kết quả của năm, thâm hụt ngân sách sẽ vượt quá 3% GDP. Tương ứng, nợ của khu vực đồng euro sẽ vượt quá kích thước nền kinh tế của nó», - ông giải thích.

Ngoài ra, mâu thuẫn xã hội trong EU đang gia tăng, - chuyên gia nhấn mạnh.

«Khế ước xã hội trước đây, trong đó quy nhận rằng mỗi thế hệ người châu Âu kế tiếp cần được sống tốt đẹp hơn thế hệ trước, nay đã không còn hiệu lực – từ đó có yêu cầu về những ý tưởng xã hội tươi mới», - chuyên gia  Kvashin nói.

Ông nêu ví dụ, cụ thể như «đường lối xanh» của nền kinh tế châu Âu và ý tưởng ban hành thu nhập cơ bản nghiễm nhiên. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, trong những điều kiện này, chẳng nên trông đợi sự chậm lại trong tiến trình liên kết hội nhập châu Âu. «Có điều là bây giờ, tiến trình đó không dựa trên việc tối đa hóa lợi nhuận, mà lại là giảm thiểu thua lỗ», - chuyên gia nói thêm. Theo lời ông, đối với các thành viên EU, rõ ràng là việc rời khỏi Liên minh tiềm ẩn nhiều đe dọa hơn là cơ hội.

«Cuộc khủng hoảng coronavirus đã chỉ ra rằng giới tinh hoa châu Âu sẵn sàng hành động cùng nhau», - chuyên gia nhận xét. – Liệu các biện pháp của EU có đặt được nền tảng cho sự tăng trưởng tương lai? Ở đây có những ngờ vực nhất định. Quỹ «EU thế hệ mới» được định vị như là khoản đầu tư cho tương lai, cần chủ yếu nhắm đến việc thực hiện trước hết là «đường lối xanh» và số hóa châu Âu, nhưng người ta chưa thoả thuận được về quy mô chi phí chính xác cho mục đích này. Hiện hữu lo ngại to lớn rằng đây sẽ chỉ là một công cụ kế tiếp để vá lỗ hổng ngân sách, mà Ủy ban châu Âu đang cố gắng trình bày với các công dân trong Liên minh châu Âu dưới dạng «món nước sốt màu lá cây».
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала