75 năm Chiến thắng Vĩ đại: Trách nhiệm chung trước lịch sử và tương lai

© Sputnik / Alexey Drujinin / Chuyển đến kho ảnhVladimir Putin
Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
75 năm đã trôi qua kể từ khi kết thúc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Trong những năm tháng đó, mấy thế hệ đã lớn lên. Bản đồ chính trị của hành tinh đã thay đổi. Không còn Liên bang Xô-viết, đất nước từng giành được chiến thắng oanh liệt đập tan chủ nghĩa phát-xít, cứu rỗi cả thế giới.

Và ngay cả đối với những thành viên tham gia thì những sự kiện của cuộc chiến đó bây giờ cũng đã là thời quá khứ xa xôi. Nhưng tại sao ngày 9 tháng 5 ở Nga luôn được kỷ niệm như lễ hội chính quan trọng nhất, còn ngày 22 tháng 6, cuộc sống dường như đóng băng tê lạnh và có gì trào lên nghẹn ngào trong cổ? Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu như vậy với bài viết mà ông dành riêng cho tạp chí Mỹ «The National Interest».

Người ta thường quen nói: chiến tranh để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử mỗi gia đình. Đằng sau những lời này là số phận của hàng triệu con người, sự cơ cực và nỗi đau mất mát của họ. Niềm tự hào, sự thật và ký ức.

Đối với cha mẹ tôi, chiến tranh là nỗi xót xa khủng khiếp của thành phố Leningrad bị bao vây, nơi anh trai Vitya của tôi qua đời khi mới 2 tuổi, nơi mẹ tôi sống sót một cách thần kỳ. Cha tôi có tiêu chuẩn nhưng đã tình nguyện xung phong đi bảo vệ thành phố yêu quý. Cha chiến đấu ở trận địa đầu cầu «Nevsky pyatachok» và bị thương nặng. Và khi những năm tháng đó càng rời xa, càng thấy lớn thêm nhu cầu khát khao muốn được trò chuyện với cha mẹ, để biết thêm nhiều về giai đoạn chiến tranh trong cuộc đời của song thân. Nhưng đã không thể hỏi được điều gì nữa, vì vậy tôi trân trọng gìn giữ trong trái tim mình những cuộc trò chuyện thiêng liêng với cha mẹ về đề tài này.

© Sputnik / Alexey Drujinin / Chuyển đến kho ảnhNgày 9 tháng 5 năm 2019. Tổng thống Nga Vladimir Putin với bức ảnh người cha-chiến sĩ mặt trận Vladimir Spiridonovich tham gia cuộc tuần hành yêu nước "Trung đoàn Bất tử" vinh danh kỷ niệm 74 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại 1941-1945.
75 năm Chiến thắng Vĩ đại: Trách nhiệm chung trước lịch sử và tương lai - Sputnik Việt Nam
Ngày 9 tháng 5 năm 2019. Tổng thống Nga Vladimir Putin với bức ảnh người cha-chiến sĩ mặt trận Vladimir Spiridonovich tham gia cuộc tuần hành yêu nước "Trung đoàn Bất tử" vinh danh kỷ niệm 74 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại 1941-1945.

Đối với tôi và các bạn đồng trang lứa, điều quan trọng là làm sao để con, cháu, chắt của chúng tôi thấu hiểu những thử thách và đau khổ mà các bậc cha ông tiền bối đã trải qua. Làm thế nào và tại sao họ có thể trụ vững và chiến thắng? Bắt nguồn từ đâu mà họ có sức mạnh tinh thần kiên cường thực sự sắt thép như vậy khiến cả thế giới ngạc nhiên và ngưỡng mộ? Đúng, họ đã bảo vệ ngôi nhà của mình, bảo vệ những đứa trẻ, bảo vệ những người thân và gia đình mình. Nhưng tất cả đã cô đọng lại trong tình yêu dành cho Tổ quốc. Toàn bộ cảm xúc cá nhân riêng tư và sâu sắc này phản ánh trong chính bản thể của nhân dân chúng tôi và đã trở thành một trong những định tính của cuộc chiến đấu anh dũng xả thân chống bọn Quốc xã.

Mọi người thường đặt câu hỏi: thế hệ ngày nay sẽ hành xử thế nào, sẽ làm gì trong điều kiện có tình huống kịch tính nguy cấp? Trước mắt tôi, các bác sĩ trẻ, các y tá, đôi khi hôm qua vẫn còn là sinh viên, hôm nay đang tới những «khu vực đỏ» để cứu người bệnh. Các quân nhân của chúng ta, trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế ở Bắc Kavkaz ở Syria luôn đối mặt với tử thần, họ đều là những người rất trẻ! Nhưng tất cả đều cho thấy rằng họ xứng đáng với chiến công của những người lính năm xưa đã hy sinh bảo vệ quê hương trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

 Sự xả thân tận hiến, chủ nghĩa yêu nước, tình yêu với ngôi nhà ruột thịt, với gia đình mình, với Tổ quốc - những giá trị này hôm nay vẫn là nền tảng cốt lõi cho xã hội Nga. Chủ quyền của đất nước chúng ta chủ yếu dựa phần lớn vào những giá trị đó.

Ký ức về chiến thắng của nhân dân Liên Xô

Bây giờ ở đất nước chúng ta xuất hiện những truyền thống mới mẻ, sản sinh từ trí tuệ và tình cảm của nhân dân, như hoạt động «Trung đoàn Bất tử». Đó là cuộc tuần hành mang ký ức biết ơn của chúng ta, là kết nối sống động giữa các thế hệ. Hàng triệu người tham gia tuần hành, rước ảnh của những thân nhân từng đánh bại chủ nghĩa phát-xít.

Không chỉ một lần tôi từng thảo luận về ý tưởng này trong các cuộc đàm đạo với các thủ lĩnh thế giới và gặp được sự thông hiểu của họ. Hồi cuối năm ngoái, tại hội nghị thượng đỉnh của lãnh đạo các nước SNG, tất cả chúng tôi đã thống nhất trong một ý: điều quan trọng là truyền đạt cho con cháu ký ức rằng chiến thắng trước chủ nghĩa phát-xít đã giành được trước hết nhờ công lao to lớn của nhân dân Liên Xô, gồm đại diện của tất cả các nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô-viết. Khi đó, tôi cũng nói chuyện với các đồng nghiệp cả về giai đoạn tiền chiến hoàn toàn không giản đơn.

Cuộc trò chuyện này đã gây tiếng vang lớn ở châu Âu và trên thế giới. Một số chính trị gia theo thói quen vội vã tuyên bố rằng Nga đang cố gắng viết lại lịch sử. Tuy nhiên, đồng thời họ không thể phản bác được một sự kiện nào, không dẫn ra được một luận cứ nào. Hiển nhiên là rất khó và thậm chí không thể tranh cãi với những tài liệu gốc, được bảo quản không chỉ ở Nga mà còn cả trong các kho lưu trữ nước ngoài.

Những nguyên nhân sâu xa của Thế chiến II

Bởi vì có nhu cầu tiếp tục phân tích những nguyên nhân đã dẫn đến đại chiến thế giới, suy ngẫm về những sự kiện phức tạp, bi kịch và chiến thắng của cuộc chiến, về những bài học của nó. Và ở đây, điều cơ bản có tính nguyên tắc là chỉ dựa vào tài liệu lưu trữ, vào chứng thực của những người đương thời, loại trừ bất kỳ sự biện giải mang tính ý thức hệ tư tưởng và mục tiêu chính trị.

Tôi xin nhắc lần nữa về một điều hiển nhiên: nguyên nhân sâu xa của Thế chiến II chủ yếu xuất phát từ những quyết định được thông qua sau kết quả của Thế chiến I. Hiệp ước Versailles đối với nước Đức đã trở thành một biểu tượng về sự bất công sâu sắc. Trên thực tế, chuyện ở đây là về vụ trấn cướp một đất nước có nghĩa vụ phải trả cho các đồng minh phương Tây những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ, khiến nền kinh tế kiệt quệ. Tổng Tư lệnh tối cao của các lực lượng Đồng minh, Đại thống lĩnh Ferdinand Foch đã có nhận xét tiên tri mô tả văn kiện Versailles: «Đây không phải là hòa bình, đây là thỏa thuận ngừng bắn trong hai chục năm».

Những người lính Liên Xô đề trên các viên đạn: Gửi riêng cho Hitler, Tiến vào Berlin, Tiến vào Quốc hội Đức  - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia nói về âm mưu hạ thấp vai trò của Liên Xô trong Thế chiến II

Chính nỗi quốc nhục đã tạo thành môi trường sinh sản nuôi dưỡng tâm thế cực đoan và phục thù ở nước Đức. Các thành viên Quốc xã đã khéo léo khơi thêm những xúc cảm này, xây dựng phương pháp tuyên truyền của họ với lời hứa hẹn gột rửa khỏi nước Đức những «di sản Versailles» tồi tệ, khôi phục sự hùng cường trước đây, còn trên thực tế, thúc đẩy nhân dân Đức tới một cuộc chiến mới. Nghịch lý thay, các quốc gia phương Tây, trước hết là Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, đã trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp vào việc đó. Giới tài chính và công nghiệp của những nước này đã rất tích cực rót vốn tư bản vào các nhà máy và công xưởng Đức chuyên sản xuất những sản phẩm có tính năng quân sự. Và trong tầng lớp quý tộc chính khách, có không ít  những người ủng hộ các phong trào dân tộc cấp tiến, cực hữu, vốn đang giành ảnh hưởng cả ở Đức và châu Âu.

«Cấu trúc thế giới» Versailles đã sinh ra nhiều mâu thuẫn tiềm ẩn ngấm ngầm và những xung đột công khai. Trên cơ sở đó, có cả vấn đề sự hình thành những quốc gia châu Âu mới, mà đường biên do những người chiến thắng trong Thế chiến I tuỳ tiện vẽ ra. Gần như ngay lập tức sau khi xuất hiện trên bản đồ, cũng bắt đầu những tranh chấp lãnh thổ và yêu sách lẫn nhau.

Sự hình thành Hội Quốc Liên

Một trong những kết quả quan trọng nhất của Thế chiến I là thành lập Hội Quốc Liên. Tổ chức quốc tế này nêu hy vọng to lớn về đảm bảo nền hòa bình bền vững lâu dài.

Tuy nhiên với quyền thống soái của các cường quốc chiến thắng là Vương quốc Anh và Pháp, Hội Quốc Liên đã bộc lộ tính chất kém hiệu quả của nó. Trong Hội Quốc Liên và trên lục địa Âu châu nói chung đã phớt lờ những lời kêu gọi nhiều lần của Liên Xô về tạo lập một hệ thống an ninh tập thể bình đẳng. Cụ thể, việc ký kết các hiệp ước Đông Âu và Thái Bình Dương lẽ ra có thể thiết lập hàng rào ngăn cản sự gây hấn.

Những người lính trong các bài tập chống lại mục tiêu trên không của đơn vị đặc biệt tại vùng Stavropol - Sputnik Việt Nam
Quan hệ Nga và Mỹ nhắc nhở truyền thông Thụy Điển về Thế chiến I

Hội Quốc Liên đã không thể ngăn chặn những cuộc xung đột ở nhiều nơi trên thế giới, như cuộc tấn công của Ý vào Ethiopia, nội chiến ở Tây Ban Nha, cuộc xâm lược của Nhật Bản chống Trung Quốc và Anschluss - Sáp nhập Áo. Còn trong trường hợp Hiệp ước Munich, mà ngoài Hitler và Mussolini còn có các nhà lãnh đạo Anh và Pháp tham gia, với sự chấp thuận hoàn toàn của Hội Quốc Liên, đã xảy ra chuyện đất nước Tiệp Khắc bị phân chia. Trong tương quan này, tôi những muốn lưu ý rằng, không giống như nhiều nhà lãnh đạo châu Âu khác đương thời, Stalin đã không tự bôi nhọ mình bằng cuộc gặp với Hitler, nhân vật hồi đó nức tiếng ở các nước phương Tây như là một chính trị gia đầy khả kính và là vị thượng khách luôn được chào đón ở các thủ đô châu Âu.

Cuộc thông đồng Munich  

Với Hiệp ước Munich, trong việc phân chia Tiệp Khắc, cả Ba Lan cũng đã vào hùa hành động cùng với Đức. Họ đã cùng nhau quyết định sẵn từ trước, ai sẽ được vùng đất nào của Tiệp Khắc. Ở Ba Lan người ta hiểu rằng nếu không có sự ủng hộ của Hitler, kế hoạch chiếm đất hẳn sẽ thất bại.
Sự phân chia Tiệp Khắc là tàn nhẫn và trắng trợn. Hiệp ước Munich đã phá vỡ cả những bảo đảm mong manh chính thức còn tồn tại ở châu lục, chỉ ra rằng những thỏa thuận tương hỗ lẫn nhau là vô giá trị. Chính vụ thông đồng Munich đã đóng vai trò kích hoạt chủ chốt, mà sau đó viễn cảnh một cuộc chiến lớn ở châu Âu là không thể tránh khỏi.
Ngày nay, các chính trị gia châu Âu, trước hết là các nhà lãnh đạo Ba Lan, muốn im miệng vụ Munich. Tại sao? Không chỉ bởi vì nước họ khi đó đã phản bội lại nghĩa vụ của mình, ủng hộ cuộc thông đồng Munich và một số người thậm chí còn tham gia việc chia phần, mà còn bởi thật bất tiện khi nhớ lại rằng trong những ngày đầy kịch tính của năm 1938, chỉ riêng có Liên Xô đứng lên bênh vực Tiệp Khắc.

Xuất phát từ nghĩa vụ cam kết quốc tế của mình, trong đó có các thỏa thuận với Pháp và Tiệp Khắc, Liên Xô đã cố gắng ngăn chặn thảm kịch này. Còn Ba Lan theo đuổi lợi ích riêng lại ra sức cản trở việc tạo lập hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu.

Anh cũng như Pháp lúc đó là đồng minh chính của người Séc và người Slovakia, đã chọn cách ném đất nước Đông Âu này cho vỡ ra thành từng mảnh. Không chỉ đơn thuần là ném bỏ, mà còn hướng cố gắng của bọn Quốc xã sang phía đông với mục đích để Đức và Liên Xô không thể tránh đụng độ và cùng gây đổ máu cho nhau.

Chính ở đây hàm chứa chính sách «khoan hoà» của phương Tây. Và không chỉ về thái độ với Đệ tam Quốc xã, mà cả với nước Ý phát-xít và quân phiệt Nhật Bản. Đỉnh điểm của chính sách ở Viễn Đông là thỏa thuận Anh-Nhật vào mùa hè năm 1939, cho Tokyo rảnh tay ở Trung Quốc. Các cường quốc châu Âu hàng đầu không muốn thừa nhận rằng mối nguy hiểm tử thần đối với toàn thế giới bắt nguồn từ Đức và các đồng minh của bọn phát-xít, mà họ trông đợi rằng chiến tranh sẽ tránh không động đến phía họ.

Cuộc thông đồng Munich cho Liên Xô thấy rằng các nước phương Tây sẽ giải quyết vấn đề an ninh mà không thèm đếm xỉa đến lợi ích của đất nước Xô-viết, còn trong trường hợp thuận tiện, họ có thể tạo lập mặt trận chống Liên Xô

Liên Xô đã cố gắng tạo lập liên minh chống Hitler

Đồng thời, Liên Xô đã cố gắng đến khả năng có thể cuối cùng để chớp lấy bất kỳ cơ hội tạo lập một liên minh chống Hitler, tôi nhắc lại, bất kể lập trường hai mặt của các nước phương Tây. Chẳng hạn, theo con đường tình báo, ban lãnh đạo Liên Xô đã nhận được thông tin chi tiết về những tiếp xúc hậu trường của Anh-Đức vào mùa hè năm 1939. Tôi xin lưu ý: những tiếp xúc này được tiến hành rất ráo riết, thêm nữa là gần như cùng lúc với cuộc đàm phán ba bên của các đại diện Pháp, Anh và Liên Xô, mà trái lại đã bị các đối tác phương Tây cố tình trì hoãn. Trong tương quan này tôi nêu một văn kiện từ tài liệu lưu trữ của Anh - đó là bản hướng dẫn của phái bộ quân sự Anh, đến Matxcơva vào tháng 8 năm 1939. Trong văn bản nói thẳng ra rằng phái đoàn cần «tiến hành đàm phán thật chậm»; rằng «Chính phủ Vương quốc Anh không sẵn sàng nhận về mình những cam kết viết chi tiết có thể hạn chế quyền tự do hành động của chúng ta trong bất kỳ bối cảnh nào». Tôi cũng lưu ý thêm: không giống như người Anh và người Pháp, trưởng phái đoàn Liên Xô là lãnh đạo cao cấp của Hồng quân, có đầy đủ quyền lực cần thiết để «ký quy ước quân sự về vấn đề tổ chức phòng thủ quân sự của Anh, Pháp và Liên Xô chống xâm lược ở châu Âu».

Thất bại trong đàm phán

Không muốn có bất kỳ nghĩa vụ nào trước Liên Xô, Ba Lan đã đóng vai trò trong thất bại của các cuộc đàm phán. Thậm chí cả dưới áp lực từ phía các đồng minh phương Tây, ban lãnh đạo Ba Lan vẫn từ chối không chịu hành động chung với Hồng quân để đối đầu với nước Đức Quốc xã.

Liên Xô đã ký Hiệp ước bất tương xâm với Đức, trên thực tế, là nước châu Âu cuối cùng làm việc này. Hơn thế nữa, trong bối cảnh nguy hiểm thực tế phải đối mặt với chiến tranh trên hai mặt trận - với Đức ở phía tây và với Nhật Bản ở phía đông, nơi những trận chiến đang diễn ra dữ dội trên sông Khalkhyn Gol.

© Sputnik / Kirill Kallinnikov / Chuyển đến kho ảnhVăn bản Hiệp ước bất tương xâm giữa Đức và Liên Xô, trưng bày tại lễ khai mạc Triển lãm tài liệu-lịch sử "Năm 1939. Bắt đầu Thế chiến II" tại Phòng Triển lãm của Lưu trữ Liên bang ở Matxcơva.
75 năm Chiến thắng Vĩ đại: Trách nhiệm chung trước lịch sử và tương lai - Sputnik Việt Nam
Văn bản Hiệp ước bất tương xâm giữa Đức và Liên Xô, trưng bày tại lễ khai mạc Triển lãm tài liệu-lịch sử "Năm 1939. Bắt đầu Thế chiến II" tại Phòng Triển lãm của Lưu trữ Liên bang ở Matxcơva.

Stalin và giới thân cận của ông đáng nhận nhiều lời cáo buộc công bằng. Chúng tôi nhớ cả những tội ác của chế độ chống lại chính nhân dân của mình, về nỗi khủng khiếp do sự thanh trừng đàn áp hàng loạt. Nhìn thấy cách người ta cố gắng buộc đất nước đối mặt trực diện với Đức và các đồng minh, nhận thức rõ về mối nguy hiện thực này, ban lãnh đạo Liên Xô đã hành động để tranh thủ khoảng thời gian quý báu dành cho việc tăng cường phòng thủ đất nước.

Về việc ký kết Hiệp ước bất tương xâm khi đó, bây giờ có rất nhiều cuộc bàn luận và chê trách, chính là nhắm vào chống nước Nga hiện đại. Đúng, Nga là nước kế thừa Liên Xô. Nhưng tôi xin nhắc rằng Liên Xô đã đưa ra đánh giá về mặt pháp lý và đạo đức đối với cái gọi là Hiệp ước Molotov-Ribbentrop. Trong nghị định của Hội đồng Xô-viết Tối cao ngày 24 tháng 12 năm 1989 đã chính thức lên án biên bản mật «là hành động quyền lực cá nhân», không hề phản ánh «ý chí của nhân dân Xô-viết, những người không chịu trách nhiệm về âm mưu này».

© Ảnh : Public domainCác chính khách Molotov và Ribbentrop sau khi ký Hiệp ước Xô-Đức về hữu nghị và biên giới
75 năm Chiến thắng Vĩ đại: Trách nhiệm chung trước lịch sử và tương lai - Sputnik Việt Nam
Các chính khách Molotov và Ribbentrop sau khi ký Hiệp ước Xô-Đức về hữu nghị và biên giới

Đồng thời, các Nhà nước khác lại chọn cách không nhớ lại những thỏa thuận mà các chính trị gia phương Tây đã ký kết với bọn Quốc xã. Không nói đến đánh giá pháp lý hoặc chính trị của sự cộng tác đó, trong đó có thỏa thuận ngầm của một số nhà lãnh đạo châu Âu với kế hoạch man rợ của bọn Quốc xã, thậm chí là trực tiếp cổ vũ chúng.

Giải mật thông tin

Chúng tôi cũng không biết liệu có chăng thứ «giao thức» hay phụ lục mật nào đó kèm với thỏa thuận của hàng loạt nước với bọn Quốc xã. Cho đến nay chưa giải mật các tài liệu về những cuộc đàm phán bí mật của Anh-Đức. Do đó, chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia hãy kích hoạt tiến trình công bố tư liệu lưu trữ của mình, xuất bản những tài liệu trước đây chưa từng biết về thời kỳ chiến tranh và giai đoạn tiền chiến, giống như Nga đã làm suốt những năm gần đây. Chúng tôi luôn sẵn sàng đi tới hợp tác rộng mở, tới những dự án nghiên cứu chung của các nhà sử học.

Nhưng chúng ta sẽ trở lại với những sự kiện ngay đêm trước Thế chiến II. Thật ngây thơ nếu tin rằng sau khi thôn tính Tiệp Khắc, Hitler sẽ không đưa ra yêu sách lãnh thổ kế tiếp. Lần này đến lượt Ba Lan, nước tòng phạm trong vụ phân chia Tiệp Khắc cách đó chưa lâu. Nguyên cớ ở đây, nhân tiện xin nhắc, cũng chính là một di sản của Hiệp ước Versailles - số phận của cái gọi là hành lang Danzig. Thảm kịch tiếp theo của Ba Lan hoàn toàn thuộc về lương tâm của ban lãnh đạo Ba Lan thời đó, đã ngăn cản ký kết liên minh quân sự Anh- Pháp-Xô và gửi gắm hy vọng vào sự giúp đỡ của các đối tác phương Tây.

Huân chương Chiến tranh Vệ quốc - Sputnik Việt Nam
Các chiến sĩ người Việt là những người cuối cùng được tặng huân chương Chiến tranh của Liên Xô

 Bất chấp sự kháng cự quyết liệt, anh dũng của quân đội Ba Lan, chỉ qua một tuần lễ sau khi bắt đầu chiến tranh, vào ngày 8 tháng 9 năm 1939, quân đội Đức đã tiến đến cửa ngõ Warszawa. Còn giới tinh hoa thượng tầng quân sự-chính trị của Ba Lan thì ngày 17 tháng 9 đã chạy trốn sang lãnh thổ Romania.

Các đồng minh phương Tây đã không đáp ứng mong mỏi của Ba Lan. Sau khi tuyên chiến với Đức, đội quân Pháp chỉ tiến được vài chục km vào sâu trong lãnh thổ Đức. Tất cả trông giống như một cuộc hành quân phô trương thanh thế. Hơn nữa, Hội đồng chiến tranh tối cao Anh-Pháp họp lần đầu vào ngày 12 tháng 9 năm 1939 tại Abbeville thuộc Pháp đã quyết định đình chỉ tấn công khi nhìn nhận đà phát triển nhanh chóng của các sự kiện ở Ba Lan. Bộc lộ rõ sự phản bội trực tiếp từ phía Pháp và Anh, chối bỏ nghĩa vụ của họ trước Ba Lan.

Lật lại tư liệu về những tiếp xúc giữa Liên Xô và Đức vào tháng 8 và tháng 9 năm 1939

Tôi đề nghị lật lại toàn bộ tư liệu lưu trữ liên quan đến những cuộc tiêp xúc giữa Liên Xô và Đức trong những ngày đầy kịch tính tháng 8 và tháng 9 năm 1939. Như chứng tỏ qua các tài liệu, khoản 2 của Nghị định thư mật về Hiệp ước bất tương xâm giữa Đức và Liên Xô ngày 23 tháng 8 năm 1939 quy định rằng trong trường hợp có sự chuyển biến về lãnh thổ-chính trị những vùng nằm trong thành phần Nhà nước Ba Lan, ranh giới các vùng lợi ích của hai nước cần được phân định «khoảng chừng theo tuyến các con sông Narew, Vistula và San». Nói cách khác, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô không chỉ bao gồm các vùng lãnh thổ với đa số cư dân là người Ukraina và Belarus, mà còn cả những vùng đất lịch sử của Ba Lan nằm giữa hai con sông Bug và Vistula.

© Sputnik / Emanuel Evzerikhin / Chuyển đến kho ảnhTượng đài thiếu nhi vui chơi bị phá huỷ trên quảng trường nhà ga Stalingrad sau cuộc oanh tạc của máy bay Đức phát-xít
Tượng đài thiếu nhi vui chơi bị phá huỷ trên quảng trường nhà ga Stalingrad sau cuộc oanh tạc của máy bay Đức phát-xít  - Sputnik Việt Nam
1/6
Tượng đài thiếu nhi vui chơi bị phá huỷ trên quảng trường nhà ga Stalingrad sau cuộc oanh tạc của máy bay Đức phát-xít
© Sputnik / Oleg Knorring / Chuyển đến kho ảnhTrận đánh bảo vệ Moskva. Tháng 11 năm 1941. Súng phòng không trước Nhà hát Quân đội Liên Xô.
Trận đánh bảo vệ Moskva. Tháng 11 năm 1941. Súng phòng không trước Nhà hát Quân đội Liên Xô.  - Sputnik Việt Nam
2/6
Trận đánh bảo vệ Moskva. Tháng 11 năm 1941. Súng phòng không trước Nhà hát Quân đội Liên Xô.
© Sputnik / Vladimir Grebnev / Chuyển đến kho ảnhChiến dịch đánh chiếm Berlin
Chiến dịch đánh chiếm Berlin  - Sputnik Việt Nam
3/6
Chiến dịch đánh chiếm Berlin
© Sputnik / Arkady Shaikhet / Chuyển đến kho ảnh"Tiến vào Kiev!". Vượt qua sông Dniepr. Tháng 9 năm 1943
Tiến vào Kiev!. Vượt qua sông Dniepr. Tháng 9 năm 1943 - Sputnik Việt Nam
4/6
"Tiến vào Kiev!". Vượt qua sông Dniepr. Tháng 9 năm 1943
© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhCuộc phản công của Hồng quân gần Matxcơva. Cảnh từ bộ phim tài liệu “Sự thất bại của quân đội Đức quốc xã gần Matxcơva. Tháng 10 năm 1941 - Tháng 1 năm 1942." Xưởng phim tài liệu trung ương
Cuộc phản công của Hồng quân gần Matxcơva. Cảnh từ bộ phim tài liệu “Sự thất bại của quân đội Đức quốc xã gần Matxcơva. Tháng 10 năm 1941 - Tháng 1 năm 1942. Xưởng phim tài liệu trung ương - Sputnik Việt Nam
5/6
Cuộc phản công của Hồng quân gần Matxcơva. Cảnh từ bộ phim tài liệu “Sự thất bại của quân đội Đức quốc xã gần Matxcơva. Tháng 10 năm 1941 - Tháng 1 năm 1942." Xưởng phim tài liệu trung ương
© Sputnik / Oleg Knorring / Chuyển đến kho ảnhCảnh nhìn từ trên cao của thành phố Stalingrad bị tàn phá
Cảnh nhìn từ trên cao của thành phố Stalingrad bị tàn phá  - Sputnik Việt Nam
6/6
Cảnh nhìn từ trên cao của thành phố Stalingrad bị tàn phá
1/6
Tượng đài thiếu nhi vui chơi bị phá huỷ trên quảng trường nhà ga Stalingrad sau cuộc oanh tạc của máy bay Đức phát-xít
2/6
Trận đánh bảo vệ Moskva. Tháng 11 năm 1941. Súng phòng không trước Nhà hát Quân đội Liên Xô.
3/6
Chiến dịch đánh chiếm Berlin
4/6
"Tiến vào Kiev!". Vượt qua sông Dniepr. Tháng 9 năm 1943
5/6
Cuộc phản công của Hồng quân gần Matxcơva. Cảnh từ bộ phim tài liệu “Sự thất bại của quân đội Đức quốc xã gần Matxcơva. Tháng 10 năm 1941 - Tháng 1 năm 1942." Xưởng phim tài liệu trung ương
6/6
Cảnh nhìn từ trên cao của thành phố Stalingrad bị tàn phá

Ngay sau khi tấn công Ba Lan vào những ngày đầu tháng 9 năm 1939, Berlin đã khăng khăng liên tục kêu gọi Matxcơva kết nối vào hoạt động chiến sự. Ban lãnh đạo Liên Xô đã phớt lờ những lời kêu gọi như vậy, có ý muốn trì hoãn tham chiến.

Chỉ đến khi hiểu rằng Anh và Pháp sẽ không tìm cách giúp đỡ đồng minh của mình, còn quân đội Đức Quốc xã có thể nhanh chóng chiếm đóng toàn bộ Ba Lan và thực sự đang tiến theo những con đường dẫn tới Minsk, Liên Xô mới thông qua quyết định vào sáng ngày 17 tháng 9, điều các binh đoàn Hồng quân đến những phần lãnh thổ hiện nay thuộc Belarus, Ukraina và Litva.

Không còn phương án nào khác. Nếu không làm thế thì rủi ro đối với Liên Xô sẽ lớn hơn gấp nhiều lần, bởi đường biên giới cũ của Liên Xô và Ba Lan chỉ cách Minsk vài chục cây số.

Chính thực tế là Liên Xô đã tận dụng đến cơ hội cuối cùng để cố gắng tránh tham gia vào cuộc xung đột đã nóng lên và không muốn đứng bên phía Đức, đã dẫn đến tình trạng sự tiếp xúc thực sự giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức diễn ra lệch sang phía đông nhiều hơn so với ranh giới mà hai bên đã thỏa thuận theo văn bản bí mật kể trên.

Vào tháng 9 năm 1939, ban lãnh đạo Liên Xô từng có cơ hội đẩy ranh giới phía tây của Liên bang Xô-viết thậm chí xa hơn nữa về phía tây, đến tận Warszawa, thế nhưng đã quyết định không làm như vậy.

Giữ nguyên hiện trạng mới

Người Đức đề nghị quy nhận hiện trạng mới hình thành. Ngày 28 tháng 9 năm 1939 tại Matxcơva I.Ribbentrop và V.Molotov đã ký kết Hiệp ước hữu nghị và biên giới giữa Liên Xô và Đức, cũng như Nghị định thư bí mật kèm theo về việc thay đổi biên giới quốc gia, lúc đó được gọi là tuyến phân định ranh giới, nơi thực tế de facto đã có quân đội hai nước đóng.

Vào mùa thu năm 1939, khi giải quyết các nhiệm vụ quân sự-chiến lược và phòng thủ, Liên Xô bắt đầu quá trình kết nạp Latvia, Litva và Estonia. Việc họ gia nhập Liên bang Xô-viết được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận, với sự đồng ý của các chính quyền dân cử. Điều đó phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế và luật quốc gia thời bấy giờ.

Trong tất cả những tháng ngày này liên tục diễn ra cuộc đấu tranh về ngoại giao và chính trị-quân sự, công tác tình báo, vốn vô hình trước con mắt người ngoài. Matxcơva hiểu rằng không có bất kỳ cơ sở nào để tiếp nhận các văn bản lễ tân hình thức thời đó như là bằng chứng về «tình hữu nghị» giữa Liên Xô và Đức. Khi đó Liên Xô có những tiếp xúc tích cực về thương mại và kỹ thuật không chỉ riêng với Đức, mà còn với nhiều nước khác. Đồng thời, Hitler hết lần này đến lần khác cố gắng lôi kéo Liên Xô vào cuộc đối đầu với Anh, nhưng ban lãnh đạo Liên Xô đã không ngả theo những lời vận động này.

Chuyến thăm của Molotov đến Berlin

Trong quá trình chuyến thăm của Molotov đến Berlin vào tháng 11 năm 1940, Hitler đã tung ra nỗ lực cuối cùng hòng thuyết phục Liên Xô cùng hành động. Nhưng Molotov đã tuân thủ chính xác các chỉ thị của Stalin, chỉ giới hạn trong những trao đổi chung chung về ý tưởng của người Đức đưa Liên Xô gia nhập Hiệp ước Ba bên của các đồng minh Đức, Ý và Nhật Bản, ký kết vào tháng 9 năm 1940 nhằm chống lại Anh và Mỹ.

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhVyacheslav Molotov
75 năm Chiến thắng Vĩ đại: Trách nhiệm chung trước lịch sử và tương lai - Sputnik Việt Nam
Vyacheslav Molotov

Vào ngày 25 tháng 11, ban lãnh đạo Liên Xô chính thức nêu với Berlin những điều kiện mà Đức Quốc xã không chấp nhận nổi, bao gồm việc rút quân Đức khỏi Phần Lan, thoả thuận hỗ trợ lẫn nhau giữa Liên Xô và Bulgaria và một loạt nước khác, như vậy cũng có nghĩa là chủ động loại bỏ mọi khả năng gia nhập hiệp ước do Đức mời chào. Lập trường đó đã khiến lãnh tụ Quốc xã khẳng định dứt khoát ý đồ gây chiến tranh chống Liên Xô. Và ngay tháng 12 cùng năm, bỏ ngoài tai mọi lời cảnh báo từ các chiến lược gia của mình về nguy cơ thảm khốc khi phải tiến hành chiến tranh trên cả hai mặt trận, Hitler đã phê duyệt kế hoạch «Barbarossa». Thủ lĩnh Đức Quốc xã đã làm điều này, khi nhận ra rằng chính Liên Xô là lực lượng cơ bản chống lại ông ta ở châu Âu.

Điều tôi muốn đặc biệt lưu ý ở đây là các nước phương Tây khi đó đã thực sự đồng ý với hành động của Liên Xô, công nhận những cố gắng của Liên Xô nhằm đảm bảo an ninh của mình.

Đáng chú ý là trong những cuộc đàm đạo khác nhau giữa các nhà ngoại giao Anh và đồng nghiệp Liên Xô, hai bên đã thăm dò tình hình cả cho mục đích cải thiện quan hệ Xô-Anh. Những tiếp xúc này phần nhiều đã đặt nền tảng cho liên minh chống Hitler và quan hệ đồng minh trong tương lai. Nổi bật trong số các chính trị gia trọng yếu có nhãn quan sâu rộng là W.Churchill, mặc dù có tiếng là người bài Xô nhưng đã sớm tán thành hợp tác với Liên Xô. Ngay từ tháng 5 năm 1939, ông tuyên bố tại Hạ viện:

«Chúng ta sẽ lâm vào tình thế nguy hiểm chết người nếu không lập ra được một liên minh vĩ đại chống xâm lược. Sẽ là cực ngu ngốc nếu chúng ta bác bỏ quan hệ hợp tác tự nhiên với nước Nga Xô-viết».
Cái gì đã định trước tấn thảm kịch lớn nhất trong lịch sử nhân loại?

Thế chiến II đã không xảy ra trong một giờ một khắc, nó không bắt đầu một cách đột nhiên, bất thình lình. Và việc Đức gây hấn chống Ba Lan cũng không phải là bất ngờ. Tất cả các sự kiện xảy ra trước chiến tranh sắp xếp trong một chuỗi định mệnh. Nhưng, hiển nhiên, thứ định trước tấn thảm kịch lớn nhất trong lịch sử nhân loại chính là sự ích kỷ, hèn nhát ở cấp độ quốc gia, là việc dung túng cho kẻ xâm lược có thêm sức mạnh, là thái độ không sẵn sàng tìm cách nhân nhượng của giới tinh hoa chính trị.

© AP Photo / Julien BryaCậu bé ngồi trên đống đổ nát của ngôi nhà ở Ba Lan
75 năm Chiến thắng Vĩ đại: Trách nhiệm chung trước lịch sử và tương lai - Sputnik Việt Nam
Cậu bé ngồi trên đống đổ nát của ngôi nhà ở Ba Lan

Do đó, không trung thực khi khẳng định rằng chuyến thăm hai ngày tới Matxcơva của Bộ trưởng Ngoại giao Đức Ribbentrop là nguyên nhân chính làm phát sinh Thế chiến II. Tất cả nước hàng đầu ở mức độ này hay mức độ khác đều có phần lỗi trong việc nổ ra chiến tranh. Mỗi nước đều mắc phải những sai lầm không thể sửa chữa, khi tự phụ cho rằng có thể đánh lừa những người khác, đảm bảo lợi thế cho riêng mình hoặc đứng bên ngoài thảm họa thế giới sắp xảy ra.

Tôi viết điều này mà không có bất kỳ ý định nào dù là nhỏ nhất muốn nhận vai trò quan tòa, kết tội hoặc biện minh cho ai đó, hơn thế nữa là khởi động một vòng xoáy đối đầu thông tin quốc tế mới trên bình diện lịch sử, có thể gây ra đụng độ giữa các quốc gia và dân tộc. Tôi cho rằng khoa học hàn lâm với sự đại diện rộng rãi của các nhà khoa học có thẩm quyền từ các nước khác nhau cần tiến hành tìm kiếm những đánh giá cẩn trọng về những sự kiện trong quá khứ. Tất cả chúng ta đều cần sự thật và tính khách quan. Về phần mình, tôi vẫn luôn kêu gọi các đồng nghiệp tham gia đối thoại một cách bình tĩnh, cởi mở và tin cậy.

Những cuộc tấn công thông tin

Tuy nhiên nhiều đối tác của chúng tôi hiện chưa sẵn sàng cho công việc chung. Ngược lại, khi theo đuổi những mục đích riêng của mình, họ đang gia tăng số lượng và quy mô những cuộc tấn công thông tin chống đất nước chúng tôi, họ muốn ép chúng tôi phải bào chữa, phải cảm thấy có tội và chấp nhận những tuyên ngôn hoàn toàn giả dối đã bị chính trị hóa. Ví dụ như nghị quyết «Về tầm quan trọng của việc bảo tồn ký ức lịch sử cho tương lai của châu Âu» do Nghị viện châu Âu phê chuẩn ngày 19 tháng 9 năm 2019, trực tiếp buộc tội Liên Xô ngang hàng với Đức Quốc xã trong việc gây ra Thế chiến II. Đương nhiên, trong văn bản này không có chỗ nào nhắc đến Hiệp ước Munich.

Tôi cho rằng «những giấy tờ» kiểu như vậy chứa đựng mối đe dọa thực sự nguy hiểm. Bởi bản nghị quyết đó do một cơ quan uy tín thông qua. Và văn kiện này phô trương điều gì? Thật đáng buồn, đó lại là chính sách chủ ý phá hủy trật tự thế giới hậu chiến, được lập ra nhờ công việc đầy danh dự và trách nhiệm của các nước, thế mà hôm nay nhiều đại diện của chính các quốc gia ấy lại bỏ phiếu tán thành tuyên ngôn dối trá. Và cũng bằng cách như vậy, họ đã giơ tay ủng hộ kết luận của Tòa án Nürnberg, ủng hộ những nỗ lực của cộng đồng thế giới tạo ra các thể chế quốc tế toàn diện sau chiến thắng năm 1945. Trong tương quan này tôi xin nhắc rằng chính tiến trình hội nhập châu Âu mà trong đó lập ra những cơ cấu tương ứng kể cả Nghị viện châu Âu, đã chỉ thành có thể nhờ vào những bài học rút ra từ quá khứ, với những đánh giá chính trị và pháp lý rõ ràng. Và những ai cố ý nghi ngờ sự đồng thuận này, bây giờ đang phá hủy nền tảng của toàn bộ châu Âu hậu chiến.

Nhạo báng ký ức là thói đê tiện

Bên cạnh mối đe dọa đối với những nguyên tắc cơ bản của trật tự thế giới, còn có khía cạnh luân lý và đạo đức. Chế nhạo, báng bổ ký ức - đó là thói đê tiện. Đê tiện có nhiều dạng - cố ý, giả dối và hoàn toàn có chủ đích, khi trong những phát ngôn nhân mốc 75 năm kết thúc Thế chiến II người ta kể tên tất cả các nước tham gia liên minh chống Hitler, chỉ trừ Liên Xô. Đê tiện còn có thể là sự hèn nhát khi có kẻ phá hủy các tượng đài được dựng lên để tôn vinh các chiến sĩ chống chủ nghĩa phát-xít, hoặc biện minh cho những hành động đáng xấu hổ bằng những khẩu hiệu dối trá đội lốt đấu tranh chống một hệ tư tưởng không hợp ý, thậm chí còn bị cho là chiếm đóng. Đê tiện cũng có nghĩa là đẫm máu khi những người lên tiếng chống lại chủ nghĩa phát-xít mới thì bị giết hại và bị thiêu sống.

Quên lãng những bài học lịch sử chắc chắn sẽ phải gánh chịu quả báo nặng nề. Chúng tôi sẽ kiên quyết bảo vệ sự thật, dựa trên những sự kiện lịch sử được xác nhận bằng tài liệu văn bản, chúng tôi sẽ tiếp tục kể một cách trung thực, không thiên kiến về các sự kiện của Thế chiến II. Để làm được điều này đã triển khai dự án quy mô nhằm xây dựng ở Nga một cơ sở đồ sộ bậc nhất, sưu tập những tài liệu lưu trữ, phim và ảnh chụp về lịch sử Thế chiến II cũng như thời kỳ trước chiến tranh.

Tôi có thể tự tin tuyên bố rằng không hiện hữu một tài liệu lưu trữ nào xác nhận giả thuyết cho rằng Liên Xô dự định phát động cuộc chiến tranh phủ đầu chống lại nước Đức. Đúng là ban lãnh đạo quân sự của Liên Xô đã tuân thủ học thuyết rằng trong trường hợp bị xâm lược, Hồng quân sẽ nhanh chóng đẩy lui kẻ thù, chuyển sang thế tấn công và tiến hành cuộc chiến trên lãnh thổ đối phương. Tuy nhiên, những kế hoạch chiến lược như vậy hoàn toàn không đồng nghĩa với ý định tấn công trước vào nước Đức.

Tất nhiên, ngày nay trong tay các sử gia có những tài liệu về những kế hoạch quân sự, những chỉ thị của bộ tham mưu quân đội Liên Xô và Đức. Cuối cùng, chúng ta biết rằng các sự kiện đã diễn ra như thế nào trên thực tế. Từ tầm cao tri ​​thức này nhiều người đang phán xét về những hành động, những lỗi sai, những tính toán nhầm lẫn của ban lãnh đạo quân sự-chính trị của đất nước. Nhưng bên cạnh luồng thông tin sai lệch đủ loại khổng lồ, các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng nhận được thông tin thực sự về kế hoạch xâm lược mà bọn Quốc xã đang chuẩn bị.

Chiến tranh không phải là bất ngờ, mà được đoán định, có sự chuẩn bị đối phó

Đòn tấn công của Đức Quốc xã quả thực là với sức mạnh huỷ diệt chưa từng thấy trong lịch sử. Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Liên Xô đã phải đối mặt với đội quân hùng hậu, được huy động và huấn luyện chính quy nhất trên thế giới, có sự hậu thuẫn bằng tiềm lực công nghiệp, kinh tế, quân sự của hầu như toàn bộ châu Âu. Không chỉ riêng quân đội Đức Quốc xã, mà cả các nước chư hầu của Đức, các đội quân của nhiều quốc gia khác thuộc lục địa châu Âu cũng tham gia vào cuộc xâm lược hủy diệt này.

Những thất bại quân sự nghiêm trọng năm 1941 đã đưa đất nước đến bờ vực thảm họa. Buộc phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp để phục hồi khả năng chiến đấu và kiểm soát tình hình. Ngay trong mùa hè năm 1941, dưới làn đạn quân thù, đã bắt đầu sơ tán hàng triệu công dân, hàng trăm nhà máy và cơ sở sản xuất về miền đông của đất nước. Trong thời hạn gấp rút nhất ở hậu phương đã thu xếp được việc sản xuất vũ khí và đạn dược, để bắt đầu chuyển ra mặt trận ngay trong mùa đông chiến tranh đầu tiên, còn đến năm 1943 các chỉ số đã vượt cao hơn sức sản xuất quân sự của Đức và các đồng minh của họ. Trong một năm rưỡi, những con người Xô-viết đã làm được những điều tưởng như không thể, cả ở tiền tuyến và hậu phương. Và cho đến ngày nay vẫn khó có thể nhận thức được, hiểu được và hình dung được rằng, đã phải có những nỗ lực đáng kinh ngạc đến mức nào, có lòng dũng cảm và tinh thần hy sinh quên mình đến đâu, mới có thể đạt được những thành tựu vô cùng vĩ đại này.

Chống lại bộ máy chiến tranh hùng cường của đội quân đông đảo những tên Quốc xã máu lạnh hung hãn, vũ trang đến tận răng, chính là sức mạnh kỳ vĩ của xã hội Xô-viết, được thống nhất bởi ý chí bảo vệ mảnh đất quê hương.

Dĩ nhiên, trong thời kỳ chiến tranh khủng khiếp, đẫm máu này, đã có một số người bị nỗi sợ hãi, hoang mang, tuyệt vọng bao trùm. Có những hành vi phản bội và đào ngũ. Có những biểu hiện đàn áp tàn bạo do cách mạng và nội chiến sản sinh ra, có chủ nghĩa hư vô, có thái độ nhạo báng đối với lịch sử dân tộc, với truyền thống và đức tin mà những người Bolshevich đã cố gắng gieo rắc, đặc biệt là trong những năm đầu tiên sau khi họ lên nắm quyền. Nhưng tinh thần chung của các công dân Liên Xô là hoàn toàn khác - đó là quyết tâm gìn giữ và cứu Tổ quốc mình.

Các «chiến lược gia» của nước Đức Quốc xã đã chắc mẩm có thể dễ dàng dày xéo khuất phục một nhà nước đa dân tộc khổng lồ. Họ trù tính rằng cuộc chiến bất ngờ với sự tàn khốc và những khó khăn nặng nề không thể chịu đựng được của nó chắc chắn sẽ làm bùng phát trầm trọng thêm các mối quan hệ giữa các dân tộc, và đất nước Xô-viết có thể bị chia cắt thành nhiều mảnh. Hitler đã thẳng thừng tuyên bố: «Chính sách của chúng ta đối với các dân tộc sinh sống ở vùng đất Nga rộng lớn cần phải là khuyến khích bất kỳ hình thức bất đồng và chia rẽ».  

Nhưng ngay từ những ngày đầu tiên, rõ ràng kế hoạch của Đức Quốc xã đã đổ vỡ. Pháo đài Brest được những người lính của hơn ba mươi dân tộc bảo vệ đến giọt máu cuối cùng. Tình hữu nghị giữa các dân tộc, sự giúp đỡ lẫn nhau của họ đã trở thành toà pháo đài kiên cường mà kẻ thù không thể phá hủy.

Đóng góp của Liên Xô trong việc đập tan chủ nghĩa phát-xít

Bất kể ai đó hôm nay cố gắng mưu toan chứng minh gì chăng nữa, sự thực vẫn là chính Liên Xô và Hồng quân đã mang đóng góp căn bản và quyết định vào kết quả đánh bại chủ nghĩa phát-xít. Những người anh hùng chiến đấu đến cùng trong vòng vây ở ngoại vi Bialystok và Mogilev, Uman và Kiev, Vyazma và Kharkov. Họ đã tiến hành cuộc tấn công ở ngoại thành Matxcơva và Stalingrad (nay là Volgograd), SevastopolOdessa, Kursk và Smolensk. Họ đã giải phóng Warszawa, Belgrade, Vienna và Prague. Họ đã công phá Königsberg (Kaliningrad hiện nay) và Berlin.
Chúng tôi bảo vệ sự thật chân chính về cuộc chiến, không tô vẽ hay phủ sơn bóng. Sự thật của nhân dân, sự thật của con người - khắc nghiệt, cay đắng và tàn nhẫn - phần lớn được các nhà văn và nhà thơ từng trải qua lửa đạn và những thử thách địa ngục ngoài mặt trận chuyển giao cho chúng ta. Đối với tôi, cũng như với các thế hệ khác, những truyện ngắn, tiểu thuyết, những ghi chép và những «vần thơ của lính» chân thực, sâu sắc, đầy xúc cảm in dấu ấn mãi mãi trong tâm hồn, trở thành di huấn - tôn vinh các cựu chiến binh.

 Adolf Hitler - Sputnik Việt Nam
Nhà ngoại giao kể về kế hoạch của Hitler diệt chủng các dân tộc Liên Xô

Và hôm nay, thật chấn động những dòng thơ giản dị của Alexandr Tvardovski «Tôi bị giết ở Rzhev ... », nói về những người tham gia cuộc giao tranh đẫm máu, tàn khốc của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại ở khu vực trung tâm mặt trận Xô-Đức. Chỉ riêng trong các trận đánh giành thành phố Rzhev và địa bàn Rzhevsky từ tháng 10 năm 1941 đến tháng 3 năm 1943, Hồng quân đã tổn thất 1 triệu 342 nghìn 888 người, kể cả số bị thương và mất tích.  Tôi gọi ra đây những con số đáng sợ, bi thảm này từ những nguồn lưu trữ còn xa mới là đầy đủ.
Xin dẫn thêm một tư liệu khác. Đó là báo cáo của Ủy ban quốc tế về bồi thường từ Đức, được chuẩn bị vào tháng 2 năm 1945. Nhiệm vụ của Ủy ban là xác định công thức theo đó nước Đức  bại trận cần đền bù cho những thiệt hại mà các cường quốc chiến thắng phải chịu.

«Số lượng thời gian của đội quân Đức ở mặt trận Xô-viết vượt quá số lượng tổng cộng tất cả các mặt trận khác của đồng minh ít nhất 10 lần. Mặt trận Liên Xô cũng đã kiềm chế 4/5 xe tăng và khoảng 2/3 máy bay của Đức».

Nhìn chung, Liên Xô đã gánh vác khoảng 75% toàn bộ nỗ lực quân sự của liên minh chống Hitler. Trong những năm chiến tranh, Hồng quân đã «nghiền nát» 626 sư đoàn của các nước phe «Trục»,  trong đó 508 sư đoàn là của Đức.

Ngày 28 tháng 4 năm 1942, trong bài nói với dân Mỹ, Roosevelt tuyên bố: «Quân Nga đã tiêu diệt và tiếp tục tiêu diệt số nhân lực, máy bay, xe tăng và đại bác của kẻ thù chung của chúng ta, nhiều hơn kết quả của tất cả các quốc gia thống nhất khác gộp lại». Còn Churchill trong bức thông điệp gửi Stalin ngày 27 tháng 9 năm 1944 đã viết rằng «chính quân đội Nga đã moi hết gan ruột cỗ máy chiến tranh của Đức ...».

Cái chết của 27 triệu công dân Liên Xô

Đánh giá như vậy đã được hồi đáp trên toàn thế giới. Bởi vì trong những lời này là sự thật vĩ đại mà không ai khi đó còn ngờ vực. Gần 27 triệu công dân Xô-viết đã chết trên các mặt trận, trong trại tù binh của Đức, chết vì đói và vì những trận bom, chết trong các khu giam cầm khổ sai ghetto và lò thiêu trong các trại tập trung tử thần của bọn Quốc xã. Liên Xô đã tổn thất 1/7 số công dân của mình, còn Vương quốc Anh – 1/127 và Hoa Kỳ - 1/320. Đáng tiếc là vẫn còn chưa thống kê hết con số những tổn thất nặng nề nhất vĩnh viễn không thể nào bù đắp của Liên Xô. Cần tiếp tục công việc cần mẫn để khôi phục danh tính và số phận của tất cả những người đã ngã xuống trong chiến tranh. Và ở đây có vai trò đặc biệt thuộc về các thành viên tham gia phong trào tìm kiếm, các hiệp hội quân sự-ái quốc và tình nguyện viên.

Đạt tới chiến thắng là nhờ nỗ lực của tất cả các nước và các dân tộc đã cùng nhau chiến đấu chống kẻ thù chung. Quân đội Anh bảo vệ quê hương của họ khỏi cuộc xâm lược, giao chiến với bọn Quốc xã và chư hầu của chúng ở vùng biển Địa Trung Hải, ở Bắc Phi. Quân đội Mỹ và Anh đã giải phóng nước Ý, mở ra Mặt trận thứ hai. Hoa Kỳ đã giáng những đòn mạnh như sấm sét vào bọn xâm lược ở Thái Bình Dương. Chúng ta ghi nhớ những hy sinh to lớn của nhân dân Trung Quốc và vai trò quan trọng của họ trong việc đánh bại bọn quân phiệt Nhật Bản. Chúng ta cũng không quên các chiến sĩ  của «Nước Pháp kháng chiến», những con người quả cảm không chấp nhận sự đầu hàng đáng xấu hổ và tiếp tục chiến đấu chống bọn Quốc xã.

Chúng tôi sẽ luôn biết ơn sự giúp đỡ mà các Đồng minh đã dành cho bằng việc cung cấp cho Hồng quân đạn dược, nguyên liệu thô, thực phẩm và các trang bị. Sự hỗ trợ này rất đáng kể – bằng khoảng 7% tổng sản lượng quân sự của Liên bang Xô-viết.

Liên minh chống Hitler

Cốt lõi của liên minh chống Hitler bắt đầu hình thành ngay sau thời điểm Liên Xô bị tấn công, khi Hoa Kỳ và Vương quốc Anh ủng hộ Liên Xô vô điều kiện trong cuộc chiến chống lại nước Đức Quốc xã. Trong Hội nghị Tehran năm 1943, Stalin, Roosevelt và Churchill đã thành lập liên minh các cường quốc, thoả thuận phát triển  chiến lược thống nhất trong cuộc đấu tranh sinh tử chống lại mối đe dọa chung. Các nhà lãnh đạo của «Bộ ba lớn» hiểu rõ rằng sự kết hợp tiềm lực công nghiệp, tài nguyên và quân sự của Liên Xô, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh sẽ tạo ra ưu thế vượt trội không thể phủ nhận so với đối phương.

Liên Xô hoàn toàn tuân thủ các nghĩa vụ của mình đối với các Đồng minh, và luôn mở rộng vòng tay giúp đỡ. Chẳng hạn, bằng chiến dịch «Bagration» quy mô lớn ở Belarus, Hồng quân đã hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của đội quân Anh-Mỹ ở Normandy. Tháng 1 năm 1945, đánh chọc thẳng vào Oder, các chiến sĩ của chúng ta đã đặt dấu chấm hết cho cố gắng tấn công mạnh lần chót của quân đội Quốc xã trên Mặt trận phía Tây, ở Ardennes. Và ba tháng sau khi chiến thắng Đức, nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận Yalta, Liên Xô đã tuyên chiến với Nhật Bản và giáng đòn sấm sét đập tan đội quân Quan Đông một triệu binh lính.

Các tay súng Liên Xô chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Berlin, năm 1945 - Sputnik Việt Nam
Chính trị gia Đức kêu gọi ghi nhớ sự thật về vai trò của Liên Xô trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít

Ngay từ tháng 7 năm 1941, ban lãnh đạo Liên Xô đã tuyên bố rằng «mục đích của cuộc chiến chống lại bọn phát-xít áp bức không chỉ là loại bỏ mối đe dọa treo trên đầu đất nước chúng ta, mà còn giúp đỡ tất cả các dân tộc châu Âu đang rên xiết dưới ách thống trị của phát-xít Đức». Đến giữa năm 1944, kẻ thù đã bị quét khỏi hầu như toàn bộ lãnh thổ Liên Xô. Nhưng cần truy kích chúng đến tận sào huyệt cuối cùng. Và Hồng quân đã bắt đầu sứ mệnh giải phóng ở châu Âu, cứu các dân tộc khỏi cảnh bị đày đoạ như nô lệ, khỏi nỗi kinh hoàng của nạn diệt chủng Holocaust.

Liên Xô hỗ trợ vật chất cho các nước được giải phóng

Điều quan trọng không nên quên lãng là sự hỗ trợ vật chất to lớn mà Liên Xô đã dành cho các nước được giải phóng, giúp đỡ thanh toán mối đe dọa của nạn đói, chi viện khôi phục kinh tế và cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn, tháng 5 năm 1945, Chính phủ Áo đã thỉnh cầu Liên Xô giúp đỡ về lương thực thực phẩm. Việc ban lãnh đạo Liên Xô đồng ý gửi thực phẩm cho đất nước này được Thủ tướng Chính phủ lâm thời Cộng hòa Áo K. Renner mô tả như «hành động giải cứu…» mà «người Áo sẽ không bao giờ quên».

Các nước Đồng minh đã cùng nhau thành lập Tòa án quân sự quốc tế để xét xử trừng phạt bọn tội phạm chính trị và chiến tranh của Đức Quốc xã. Các phán quyết của Toà cho định tính pháp lý rõ ràng với các tội ác chống nhân loại như diệt chủng, đàn áp sắc tộc và tôn giáo, chủ nghĩa bài Do Thái và bài ngoại. Trực tiếp và dứt khoát, Toà án Nürnberg đã lên án mạnh mẽ cả những kẻ đồng loã của Đức Quốc xã, các cộng tác viên đủ cấp bậc khác nhau.

Lập trường kiên định bất biến của Nga

Và ngày nay lập trường của chúng tôi vẫn không thay đổi: không thể có lời biện minh nào cho hành vi tội ác của bọn đồng phạm Quốc xã, những tội phạm đó không có thời hiệu. Do đó, thật khó hiểu khi ở hàng loạt nước, những người đã tự làm ô danh bằng cách cộng  tác với bọn phát-xít bỗng nhiên được tôn vinh ngang với các cựu chiến binh của Thế chiến II. Tôi cho rằng không thể chấp nhận đánh đồng những người giải phóng và kẻ chiếm đóng. Và kiểu anh hùng hoá các đồng phạm của bọn Quốc xã chỉ có thể xem là sự phản bội ký ức thiêng liêng về ông cha chúng tôi.

Khi đó, trước các nhà lãnh đạo của Liên Xô, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đặt ra nhiệm vụ lịch sử không hề phóng đại. Stalin, Roosevelt, Churchill là đại diện cho những quốc gia có hệ tư tưởng, khát vọng quốc gia, lợi ích, nền văn hóa khác nhau, nhưng đều đã thể hiện ý chí chính trị to lớn, đặt lợi ích hoà bình đích thực của thế giới lên hàng đầu, vượt trên những mâu thuẫn và thành kiến. Kết quả là, họ đã có thể đi đến sự đồng thuận và đạt được giải pháp mà từ đó toàn nhân loại đã giành chiến thắng.

 Một loạt các hội nghị - Tehran, Yalta, San Francisco, Potsdam - đã đặt nền tảng hiện thực để bất kể những mâu thuẫn gay gắt nhất, thế giới tồn tại không có chiến tranh toàn cầu suốt 75 năm qua.

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhLãnh tụ Liên Xô Yosif Stalin, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Tehran, năm 1943
75 năm Chiến thắng Vĩ đại: Trách nhiệm chung trước lịch sử và tương lai - Sputnik Việt Nam
Lãnh tụ Liên Xô Yosif Stalin, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Tehran, năm 1943

Chủ nghĩa xét lại lịch sử mà những biểu hiện mà chúng ta đang nhận thấy ở phương Tây, trong đó trước hết liên quan đến chủ đề Thế chiến II và kết quả cuộc chiến, là rất nguy hiểm vì nó thô bạo làm méo mó sự hiểu biết về các nguyên tắc phát triển hòa bình đã được xác nhận vào năm 1945 qua các hội nghị Yalta và San Francisco. Thành tựu lịch sử chính của hội nghị Yalta và những quyết định khác thời bấy giờ bao hàm ở sự đồng thuận tạo lập một cơ chế cho phép các cường quốc hàng đầu duy trì khuôn khổ ngoại giao khi giải quyết những bất đồng phát sinh giữa họ với nhau.

Thế kỷ của những xung đột thế giới toàn diện

Thế kỷ XX đã mang đến những cuộc xung đột gay gắt và toàn diện trên thế giới, còn từ năm 1945, trên đấu trường xuất hiện cả vũ khí hạt nhân có khả năng hủy diệt toàn Trái đất. Nói cách khác, việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp vũ lực đã trở nên cực kỳ nguy hiểm. Và những người chiến thắng trong Thế chiến II hiểu rõ điều này. Họ hiểu và nhận thức được trách nhiệm của mình trước nhân loại.

Kinh nghiệm đáng buồn của Hội Quốc Liên đã được tính đến vào năm 1945. Cấu trúc của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được thiết kế theo cách đảm bảo hòa bình một cách cụ thể và hiệu quả đến mức tối đa. Do đó, đã xuất hiện cơ cấu các Uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an và quyền phủ quyết như là đặc quyền và trách nhiệm của họ.

Cuộc diễu binh của quân đội Xô-viết trên Quảng trường Đỏ ở Matxcơva, ngày 7 tháng 11 năm 1941 - Sputnik Việt Nam
Những người Việt trong trang phục Hồng quân

Quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là gì? Nói thẳng ra, đây là sự thay thế hợp lý duy nhất cho cuộc đụng độ trực tiếp giữa các nước lớn nhất. Đó là khi một trong năm cường quốc tuyên bố rằng giải pháp này hay quyết định khác là không thể chấp nhận được, mâu thuẫn với lợi ích và hình dung của cường quốc đó về cách tiếp cận đúng đắn. Và những nước còn lại, ngay cả khi không đồng ý với tuyên bố phủ quyết nói trên, vẫn tiếp nhận lập trường như đã được đưa ra, từ bỏ những nỗ lực để thực hiện cố gắng đơn phương của họ. Tức là, bằng cách này hay cách khác, cần tìm kiếm sự nhân nhượng.

Một cuộc đối đầu mới toàn cầu mới đã bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi Thế chiến II kết thúc và đôi lúc mang tính chất rất khốc liệt. Và thực tế Chiến tranh Lạnh không phát triển thành Thế chiến III đã là khẳng định một cách thuyết phục về tính hiệu quả của các thỏa thuận mà «Bộ ba lớn» đã ký kết.

Tất nhiên, chúng ta đang thấy rằng hiện nay hệ thống Liên Hợp Quốc đang làm việc căng thẳng và không hẳn đạt hiệu quả như nó có thể. Nhưng vẫn như trước đây Liên Hợp Quốc đang thực hiện chức năng cơ bản của tổ chức thế giới. Các nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là cơ chế độc đáo để ngăn chặn nổ ra cuộc chiến lớn hoặc xung đột toàn cầu.

Những năm gần đây, khá thường xuyên vang lên lời kêu gọi huỷ bỏ quyền phủ quyết, từ chối các Uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an trong những cơ hội đặc biệt, thực sự là vô trách nhiệm. Bởi nếu như điều đó xảy ra, Liên Hợp Quốc về cơ bản sẽ biến thành Hội Quốc Liên - cuộc họp dành cho những câu chuyện trống rỗng.     

Thế giới đang thay đổi

Việc tạo lập hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại là một trong những kết quả quan trọng nhất của Thế chiến II. Ngay cả những mâu thuẫn không thể hòa giải nhất – về địa chính trị, tư tưởng, kinh tế - cũng không ngăn cản được quá trình tìm kiếm các hình thức chung sống hòa bình và hiệp lực, nếu có nguyện vọng và ý chí. Thế giới hôm nay đang trải qua thời kỳ không phải là yên bình nhất. Mọi thứ đang thay đổi: từ sắp xếp lực lượng và ảnh hưởng toàn cầu cho đến nền tảng xã hội, kinh tế và những công nghệ cơ bản của đời sống cộng đồng, các quốc gia hay toàn bộ các châu lục. Trong các thời đại trước, những biến đổi với quy mô như vậy hầu như không bao giờ xảy ra mà lại thiếu những xung đột quân sự lớn, thiếu cuộc giao đấu vũ lực để xây dựng hệ thống phân cấp mới. Nhờ sự khôn ngoan và tầm nhìn xa của các nhà lãnh đạo chính trị các cường quốc đồng minh, đã có thể tạo lập được một hệ thống kiềm chế sự xuất hiện những mục tiêu cực đoan như vậy, vốn có một cách lịch sử trong sự cạnh tranh phát triển thế giới.

Nghĩa vụ của chúng tôi, của tất cả những ai đảm nhận trách nhiệm chính trị, trước hết là đại diện của các cường quốc chiến thắng trong Thế chiến II, là đảm bảo rằng hệ thống này được bảo tồn và cải thiện. Hôm nay, cũng giống như năm 1945, điều quan trọng là thể hiện ý chí chính trị và cùng nhau thảo luận về tương lai.

Năm cường quốc hạt nhân

Các đồng nghiệp của chúng tôi, các ông Tập Cận Bình, Macron, Trump, Johnson, đã ủng hộ sáng kiến ​​của Nga về tổ chức cuộc gặp của các nhà lãnh đạo của năm cường quốc hạt nhân, Uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Chúng tôi cảm ơn sự ủng hộ này và trông đợi rằng cuộc gặp mặt trực tiếp như vậy có thể sớm diễn ra ngay khi có cơ hội đầu tiên.

Chương trình nghị sự cho hội nghị thượng đỉnh sắp tới là gì? Trước hết, theo cái nhìn của chúng tôi, nên tập trung thảo luận các bước đi để phát triển nguyên tắc chỉ đạo tập thể trong các vấn đề thế giới, nói chuyện thẳng thắn về các câu hỏi gìn giữ hòa bình, tăng cường an ninh toàn cầu và khu vực, kiểm soát vũ khí chiến lược, huy động nỗ lực chung trong đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và những thách thức và đe dọa cấp bách khác.

Một chủ đề riêng trong chương trình nghị sự của cuộc gặp là tình hình trong nền kinh tế toàn cầu, trước hết là việc khắc phục khủng hoảng kinh tế do đại dịch coronavirus gây ra. Các nước chúng ta đang thực hiện những biện pháp chưa từng có để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của người dân, để hỗ trợ những công dân rơi vào tình cảnh khó khăn. Nhưng hậu quả của đại dịch sẽ nghiêm trọng đến đâu, nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi suy thoái nhanh chóng như thế nào, là phụ thuộc vào khả năng làm việc cùng nhau và đồng thuận của chúng ta như những đối tác đích thực. Hơn thế nữa, không thể chấp nhận biến kinh tế thành một công cụ gây sức ép và đối đầu. Trong số các chủ đề đòi hỏi, còn có công tác bảo vệ môi trường và đấu tranh chống biến đổi khí hậu, cũng như đảm bảo an ninh cho không gian thông tin toàn cầu.

Chương trình nghị sự do Nga đề xuất dành cho hội nghị thượng đỉnh «nhóm năm» sắp tới là cực kỳ quan trọng và có tính thời sự cấp thiết đối với các nước chúng ta cũng như toàn thế giới. Và với tất cả các mục, chúng tôi đều có những ý tưởng và sáng kiến ​​cụ thể.

Không cần nghi ngờ gì, hội nghị thượng đỉnh của Nga, Trung Quốc, Pháp, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra những câu trả lời chung cho các thách thức và đe dọa hiện đại, và thể hiện sự trung thành với tinh thần liên minh, là ý tưởng và giá trị nhân văn cao đẹp đã gắn kết ông cha chúng ta cùng kề vai sát cánh chiến đấu vì hoà bình.

Dựa trên ký ức lịch sử chung, chúng ta có thể và nên tin tưởng lẫn nhau. Điều đó sẽ là cơ sở vững chắc cho những cuộc đàm phán thành công và hành động phối hợp nhằm tăng cường sự ổn định và an ninh trên hành tinh, vì sự thịnh vượng và phồn vinh của tất cả các quốc gia. Không hề cường điệu, chính đây là nghĩa vụ và trách nhiệm chung của chúng ta trước toàn thế giới, trước các thế hệ hiện tại và tương lai.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала