"Tất cả là thuyết âm mưu". Tại sao nhiều nhóm người khắp thế giới vẫn không tin vào sự tồn tại của coronavirus?

© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhNgười dân Ba Lan đã được cho phép không đeo khẩu trang từ tháng 6
Người dân Ba Lan đã được cho phép không đeo khẩu trang từ tháng 6 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Khi đại dịch coronavirus lan tràn trên khắp thế giới, một số người bắt đầu xuất hiện và tuyên bố rằng không có bệnh mới. Hơn nữa, họ kêu gọi bỏ cách ly và không đeo khẩu trang bảo vệ, tuyên bố cái này "vô dụng".

Những người như vậy có quan điểm riêng của họ về tình hình hiện nay, nhưng lý thuyết của họ có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của người khác. Việc bác bỏ căn bệnh này có thể gây hại cho công tác ngăn chặn làn sóng bệnh dịch thứ hai như thế nào, mời các bạn hãy đọc trong tài liệu của "Sputnik".

"Covidiot" và "những người bất đồng chính kiến về coronavirus" là ai? 

Những người bất đồng chính kiến ​​(Covid-dissidents) - nhóm người không tin vào sự tồn tại của loại virus mới, hoặc tin rằng vấn đề thực sự nhỏ, nhưng được truyền thông và giới chính trị gia thổi phồng lên.

Liên quan đến đại dịch coronavirus, một thuật ngữ mới cũng xuất hiện trong xã hội: từ covidiot (từ tên của bệnh COVID-19 và từ idiot "thằng ngốc") xuất hiện trong từ điển trực tuyến Urban Dictionary tiếng lóng tiếng Anh. Đó là tên gọi của hai loại người bây giờ - những người xây dựng hầm ngầm và dự trữ thực phẩm quá mức, chuẩn bị cho Ngày tận thế và những người bất đồng chính kiến ​​về coronavirus. 

Ở Nga những người này được gọi là Covid-dissident hay là Corona-dissident theo cách tương tự với những người bất đồng chính kiến ​​về HIV - những người phủ nhận sự tồn tại của HIV. Đồng thời, những người gọi là covidiot chủ động bảo vệ quan điểm của họ, tham gia các cuộc biểu tình và thúc giục vi phạm nguyên tắc tự cách ly. Vì hành vi này, một thuật ngữ khác đã xuất hiện trên thế giới - superspreader. Đó là những người từ chối thực hiện chế độ kiểm dịch và  tuân thủ chế độ tự cách ly và lây nhiễm cho mọi người xung quanh. Ngoài ra, từ này chỉ những người có khả năng lây nhiễm cho người khác nhiều hơn so với người nhiễm bệnh bình thường. 

Cộng đồng bất đồng chính kiến ​​không đồng nhất. Ở đó có thể bao gồm những người có nhiều lý thuyết khác nhau, một số trong đó bạn chắc đã nghe nói đến. Một số người nói rằng căn bệnh như COVID-19 không tồn tại. Thông thường, họ đang tìm kiếm những người có thể hưởng lợi từ đại dịch. Ban đầu, những người như vậy nói rằng coronavirus là một cuộc tấn công nhằm phá hủy nền kinh tế Trung Quốc. Bây giờ họ đang tuyên bố rằng Trung Quốc đã gửi virus đến phần còn lại của thế giới để tiêu diệt nó. Một phần khác của "những người bất đồng chính kiến" đề cập đến âm mưu của các công ty dược phẩm. Ngoài ra trong số lý do xuất hiện của coronavirus là mong muốn của chính quyền để đưa mọi người  vào vòng kiểm soát và gắn chip cho mỗi người. Các tháp 5G cũng bị “chiếu cố” tới, chúng bị cho là ngăn chặn khả năng miễn dịch, còn theo các nhà lý luận âm mưu, coronavirus có thể sử dụng sóng vô tuyến để “chọn” nạn nhân và tăng tốc độ lây lan. Việc phổ biến các lý thuyết này trên Internet đã khiến cư dân của một số thành phố ở Anh đốt cháy năm tòa tháp di động 5G hồi tháng Tư. 

Hình ảnh của một thành phố thông minh sử dụng hệ thống mạng 5G - Sputnik Việt Nam
Có thật là mạng 5G làm lây lan coronavirus?

Những người phản đối vắc-xin ủng hộ thuyết âm mưu về "gắn chip hàng loạt sắp tới" dưới cái cớ tiêm chủng, và cũng gọi Bill Gates là người tạo ra virus.

Ví dụ, ở Đức, nhà hoạt động và hoài nghi corona Attila Hildmann đã trở thành nhà lý luận thuyết âm mưu kể từ khi bắt đầu đại dịch. Trong kênh telegram của mình, với số lượng 50 nghìn người đăng ký, ông đã truyền bá huyền thoại về âm mưu của chính phủ thế giới và Hội Tam điểm (Mason) nhằm tạo ra một loại coronavirus để gắn chip cho từng người và tước đoạt quyền tự do của con người. Vào cuối tháng 5, ông cố gắng dẫn hàng trăm người ủng hộ mình đến tòa nhà Reichstag ở Berlin, nhưng đã bị cảnh sát giam giữ.

Joe Pierre, giáo sư tâm thần học tại Đại học California ở Los Angeles, người viết về âm mưu và thông tin sai lệch, cho biết trong cuộc phỏng vấn với The Guardian rằng có những “câu chuyện tâm lý kỳ quặc” liên quan đến niềm tin vào các thuyết âm mưu. 

Hai phụ nữ giao tiếp từ ban công nhà mình ở Barcelona - Sputnik Việt Nam
Coronavirus là một thách thức đối với sức khỏe tâm lý tập thể, có thể dẫn đến tiến hóa hoặc khủng hoảng

“Một trong những đặc điểm tâm lý này là sự cần thiết cho sự độc đáo. Đây là ý tưởng mà những người bị thu hút bởi các thuyết âm mưu thường cảm thấy như họ đã vấp phải một loại thực tế bí mật mà những người khác không biết. Vì vậy, có một ý nghĩa nhất định về tính độc nhất trong thực tế rằng chính bạn là người biết về thông tin này”.

Thuyết âm mưu nguy hiểm như thế nào?

Những tin đồn tương tự về coronavirus được những người phản đối tiêm chủng nói chung ủng hộ tích cực. Đại diện của cái gọi là phong trào chống vắc-xin từ chối tiêm vắc-xin phòng chống lại bất kỳ bệnh nào, chỉ ra tác dụng phụ của việc tiêm chủng. Các cuộc biểu tình phản đối vắc xin trong bối cảnh đại dịch coronavirus đã diễn ra tại Hoa Kỳ, Đức, Kazakhstan và một số quốc gia khác.

Vấn đề là những người bác bỏ sự tồn tại của coronavirus và không tuân thủ các biện pháp an toàn có thể nhanh chóng lây nhiễm bệnh cho người khác, điều này sẽ làm tình hình dịch tễ trở nên khó khăn hơn. Hậu quả hành vi của những người hoài nghi coronavirus, không chỉ trục tiếp bản thân họ, mà cả những người xung quanh cũng có thể bị ảnh hưởng và nhiễm bệnh. 

Sự phổ biến của phong trào “chống tiêm chủng” có thể tạo ra các vấn đề để đạt được mục tiêu tạo ra khả năng miễn dịch với coronavirus ở 60-70% dân số của các quốc gia khác nhau. Điều này là cần thiết để loại bỏ làn sóng đại dịch thứ hai có thể xảy ra, Scott Ratzan, giáo sư tại Đại học Y tế Công cộng ở New York lưu ý trong cuộc phỏng vấn với The Guardian.

“Điều gì xảy ra nếu một số lượng lớn người quyết định không tiêm phòng cho bản thân hoặc con của họ? Ngay bây giờ, chỉ một nửa số người New York đồng ý chủng ngừa. Nếu vậy, chúng ta sẽ không thể bảo vệ xã hội của chúng ta khỏi làn sóng mới”, - chuyên gia nhấn mạnh.

Đại diện của cộng đồng chuyên gia không loại trừ sự xuất hiện làn sóng đại dịch thứ hai. Những người đứng đầu các quốc gia khác nhau cũng coi những lo ngại này là hợp lý: Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng làn sóng mới có thể tấn công thế giới vào mùa thu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала