Covid-19 và Biển Đông: Việt Nam cho cả thế giới thấy sức mạnh của ngoại giao khôn ngoan

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đối với căng thẳng trên Biển Đông, thách thức do đại dịch Covid-19, nếu Trung Quốc có cả đội quân ngoại giao chiến lang hùng hậu, thì Việt Nam vẫn biết mình, biết người, kiên định với chiến lược ngoại giao mềm dẻo, khôn ngoan, giúp Hà Nội tránh những xung đột, bất lợi và còn nâng tầm vị thế và uy tín.

Bên cạnh đại dịch Covid-19, Việt Nam và ASEAN hiện đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức phức tạp, đặc biệt là về an ninh như căng thẳng Biển Đông, tình hình trên bán đảo Triều Tiên, cạnh tranh chiến lược quan hệ Mỹ - Trung Quốc, bất ổn tại Trung Đông…

Tuy nhiên, có thể nói, năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam được đánh dấu bằng những thành công khiến cả thế giới phải kinh ngạc trong cuộc chiến chống Covid-19 và Hà Nội đã thể hiện vai trò lãnh đạo mạnh mẽ, gương mẫu trong việc dẫn dắt Cộng đồng ASEAN gắn kết và thích ứng trước làn sóng coronavirus.

Biển Đông vẫn là thách thức của Việt Nam và ASEAN

Ngày 24/6 đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) không chính thức, Hội nghị Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN lần thứ 21 (APSCC) và Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dưới hình thức họp trực tuyến.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ADSOM Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
Tướng Vịnh nói về Biển Đông: Không phải cứ thích thì mang quân sang nước khác

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 10 nước ASEAN và Tổng Thư ký Lim Jock Hoi cùng dự các Hội nghị quan trọng này. Các đại biểu đã kiểm điểm tình hình hoạt động của các cơ quan trực thuộc, rà soát tiến độ triển khai Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN 2025 và trao đổi các định hướng, biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác chính trị-an ninh ASEAN trong thời gian tới.

Tại Hội nghị lần này, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đều hài lòng, đánh giá công tác triển khai Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN 2025 tiếp tục đạt nhiều tiến triển. Báo cáo cho thấy, trong tổng số 290 dòng hành động trong kế hoạch, 278 dòng đã được đưa vào triển khai, đạt tỉ lệ 96%.

Hợp tác giữa các nước ASEAN được đẩy mạnh trong nhiều lĩnh vực như quốc phòng, phòng chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, quản lý biên giới, chống buôn bán ma tuý, xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các cơ chế hợp tác của ASEAN đã phát huy vai trò tích cực trong thúc đẩy hợp tác khu vực để ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị trực tuyến Hội đồng Chính trị - An ninh ASEAN lần thứ 21.
Covid-19 và Biển Đông: Việt Nam cho cả thế giới thấy sức mạnh của ngoại giao khôn ngoan - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị trực tuyến Hội đồng Chính trị - An ninh ASEAN lần thứ 21.

Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng nhận định ASEAN tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức an ninh phức tạp, trong đó có tình hình căng thẳng gia tăng ở các điểm nóng như Biển Đông, tình hình bán đảo Triều Tiên, khu vực Trung Đông, cũng như những thách thức an ninh phi truyền thống nổi lên ngày càng nhiều và càng gay gắt, đặc biệt là an ninh y tế, an ninh nguồn nước, an ninh mạng.

 Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng SOCA Việt Nam – Chủ tịch Hội nghị phát biểu khai mạc Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nỗ lực vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng

Riêng về vấn đề Biển Đông, đây vẫn là một trong những chủ đề được quan tâm nhất tại các hội nghị cấp cao ASEAN và cụ thể sẽ được các bên thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 tới đây. Đây là những nỗ lực cần thiết hướng tới việc đảm bảo hoà bình, trật tự, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tránh những xung đột không đáng có và những toan tính sai lầm có thể làm leo thang căng thẳng.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao các nước ASEAN tham dự Hội nghị đều nhất trí quan điểm rằng, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trong khu vực cần được tôn trọng và là ưu tiên cao nhất, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi cộng đồng quốc tế đang tập trung mọi nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh do coronavirus.

Các đại biểu tham dự Hội nghị cũng nêu bật tầm quan trọng kiềm chế không có các hành động làm phức tạp tình hình, đề cao luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982), thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nhanh chóng khôi phục đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Phát biểu tại Hội nghị, trong vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông, khẳng định lập trường nhất quán của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng lên tiếng kêu gọi các nước cần phát huy tinh thần trách nhiệm, đối thoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.

“Trong quá trình này, cần hết sức đề cao luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, thực hiện tự kiềm chế, tránh các hành động làm phức tạp tình hình, quân sự hóa, thực hiện đầy đủ DOC và xây dựng COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế”, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nêu rõ.

Các đại biểu kỳ vọng, với những nỗ lực nhằm đảm đương vai trò trung tâm của ASEAN đối với khu vực, các đại biểu tin tưởng, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 sẽ tìm ra các biện pháp hiệu quả, thiết thực cho vấn đề Biển Đông cũng như thức đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực để cùng chung tay giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống khác.

Việt Nam làm rất tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020

Bên cạnh các thách thức an ninh truyền thống, thì Covid-19 được coi là thách thức phi truyền thống không chỉ với khu vực các quốc gia Đông Nam Á mà còn trên phạm vi toàn cầu.

 Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng SOCA Việt Nam – Chủ tịch Hội nghị phát biểu khai mạc Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nỗ lực vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng

Hầu hết các đại biểu cho rằng thời gian qua, ASEAN đã thực sự trở thành lực lượng trung tâm trong kiểm soát dịch bệnh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong khu vực. Các Bộ trưởng đều nhất trí đã đến lúc ASEAN cần có những bước đi mới, tăng cường phòng chống dịch bệnh tái bùng phát, xây dựng kế hoạch phục hồi và phát triển sau dịch bệnh. Trong quá trình này, đối thoại, hợp tác vẫn cần tiếp tục là phương cách chủ yếu trong quan hệ giữa các quốc gia.

Điểm lại tiến trình triển khai các ưu tiên trong năm 2020, các nước đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam, Chủ tịch ASEAN 2020, tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện các sáng kiến hướng tới Cộng đồng “ASEAN Gắn kết và chủ động thích ứng”.

Các Ngoại trưởng bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng hợp tác thực hiện các sáng kiến do Việt Nam đề xuất như hoàn tất đánh giá giữa kỳ các Kế hoạch tổng thể thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, đánh giá triển khai Hiến chương ASEAN và xây dựng định hướng phát triển của ASEAN sau 2025, nâng tầm hợp tác tiểu vùng…

Phát biểu tại các cuộc họp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh bày tỏ đánh giá cao tinh thần đoàn kết, hợp tác của ASEAN.

“Đây không chỉ là nhân tố then chốt bảo đảm hòa bình ổn định trong khu vực mà còn là nền tảng giúp ASEAN vượt qua những thách thức của đại dịch Covid-19”, đồng chí Phạm Bình Minh nhấn mạnh.
“Trước tình hình cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, ASEAN cần giữ vững vai trò trung tâm, đồng thời xem xét, cải tiến các cơ chế, tiến trình hợp tác hiện có nhằm tiếp tục thu hút sự tham gia, đóng góp của các đối tác”, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.

Сuộc họp trực tuyến của các bộ trưởng kinh tế theo định dạng ASEAN+3 - Sputnik Việt Nam
ASEAN tìm kiếm “điểm tựa” sau đại dịch
Với tư cách Chủ tịch AMM, APSCC và ACC, Phó Thủ tướng Bộ trưởng đã điều hành công tác kiểm điểm hoạt động của cơ chế này trong thời gian qua. Hội nghị ACC lần thứ 26 đã thông qua 6 Báo cáo của Tổng Thư ký ASEAN và các trụ cột Cộng đồng trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, chấp thuận việc bổ nhiệm Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Chính trị-An ninh nhiệm kỳ 2021-2024.

Đặc biệt, tại Hội nghị, các nước đề cao cách tiếp cận đúng đắn dưới sự dẫn dắt của nước Chủ tịch Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch, khẳng định tiếp tục duy trì cách tiếp cận với sự tham gia của cả Cộng đồng trong chống dịch và phối hợp triển khai các kết quả đạt được tại các Hội nghị Cấp cao đặc biệt.

Việt Nam là hình mẫu cho cả ASEAN trong cuộc chiến chống Covid-19

Ngày 26/6 tới, Hội nghị Cấp cao cao ASEAN lần thứ 36 – Hội nghị Cấp cao chính thức đầu tiên trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020 sẽ khai mạc.

Quang cảnh hội nghị trực tuyến. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 ra Tuyên bố chung về đối phó dịch bệnh Covid-19

Theo nhiều chuyên gia về quan hệ quốc tế đánh giá, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát và lan rộng trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 đã có những điều chỉnh kịp thời chuyển trọng tâm ưu tiên của chương trình nghị sự sang phòng chống dịch với những đề xuất và sáng kiến hiệu quả như đã thể hiện suốt trong 6 tháng đầu năm nay.

Chiến thắng cơ bản đại dịch do coronavirus trong nước, Việt Nam kiên định và sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm phòng chống dịch hiệu quả của mình cho bất cứ quốc gia thành viên nào trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên toàn cầu. Thành công của Việt Nam trong cuộc chiến đẩy lùi SARS-CoV-2 đã được khẳng định, cả Tổ chức Y tế thế giới, nhiều tổ chức quốc tế và cộng đồng ASEAN đều ghi nhận và đánh giá cao.

Trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã cùng các nước thành viên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thực hiện nhiệm vụ kép vừa tập trung phòng chống dịch Covid-19 vừa duy trì hoạt động thường niên, quan trọng, nỗ lực xây dựng Cộng đồng, tập trung triển khai những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hợp tác như kế hoạch đề ra cho năm 2020 này.

Việt Nam chủ trì và phối hợp cùng nhiều quốc gia trong khu vực triển khai nhiều công tác chung, đặc biệt, trong đó phần lớn đến từ sáng kiến của Hà Nội. Cụ thể, ASEAN đã xây dựng cơ chế điều phối, hợp tác, tổ chức nhiều cuộc họp trực tuyến của ASEAN ở các cấp, các ngành, đặc biệt là Hội nghị Cấp cao ASEAN về Covid-19 ngày 14/4, đề ra nhiều biện pháp cụ thể như lập Quỹ ứng phó Covid-19, lập kho y tế dự phòng, lập Quy trình chuẩn về ứng phó dịch bệnh, xây dựng kế hoạch phục hồi của ASEAN.

Ngoài ra, ASEAN cũng có nhiều cuộc họp trực tuyến với các đối tác như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nga và nhiều quốc gia khác để thúc đẩy hợp tác quốc tế ứng phó với Covid-19, hỗ trợ khắc phục tác động của dịch bệnh.

Mọi người giữ khoảng cách để phòng chống virus coronavirus tại gạo miễn phí tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Pháp hỗ trợ hơn 2 triệu USD cho Việt Nam và 4 nước ASEAN khác chống dịch Covid-19

Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi đã có đánh giá khách quan vị thế và vai trò của Việt Nam trên cương vị dẫn dắt hoạt động Cộng đồng trong năm 2020 này, nhất là trong nỗ lực chung cùng đẩy lùi dịch bệnh do coronavirus. Theo Tổng Thư ký ASEAN, Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo mạnh mẽ và hiệu quả trong việc dẫn dắt một phản ứng tập thể của khu vực trước đại dịch Covid-19.

Đặc biệt, việc Hà Nội chọn chủ đề “Xây dựng một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 là rất phù hợp với tình hình mà khu vực Đông Nam Á hiện đang trải qua.

Thắng thắn nhìn nhận, ASEAN đã đoàn kết và nhanh chóng ứng phó với đại dịch kể từ tháng 2 và thông qua hai Hội nghị cấp cao đặc biệt được tổ chức trong ngày 14/4. Những phản ứng mạnh mẽ của ASEAN phần lớn là do sự lãnh đạo của Việt Nam, đặc biệt trong việc thúc đẩy các quốc gia thành viên đối thoại và hợp tác.

Không chỉ đảm nhiệm tốt vai trò của mình trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 đối phó với Covid-19, Việt Nam cũng nổi lên là một câu chuyện thành công trong cuộc chiến chống Covid-19.

Đại diện các tổ chức quốc tế, các hãng truyền thông nước ngoài, đều dành những lời khen chân thành và sự ngưỡng mộ cho những nỗ lực tuyệt vời của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19 này. Là một quốc gia có ít nguồn lực hơn so với nhiều quốc gia khác, nhưng Việt Nam có một chiến lược chống dịch hiệu quả.

TS Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại Việt Nam phân tích so với các nước châu Á khác như Hàn Quốc và Singapore, Việt Nam không có đủ điều kiện tài chính và phương tiện để chống dịch. Do đó, đất nước 95 triệu dân này đã thực hiện chiến lược phòng chống dịch hiệu quả với chi phí khiêm tốn. TS. Kidong Park ca ngợi Việt Nam vì “sự chủ động và nhất quán trong suốt quá trình chống dịch”.

“Việt Nam từng chịu ảnh hưởng bởi dịch SARS năm 2003 và do đó quyết tâm chuẩn bị kỹ lưỡng và quyết liệt hơn cho đại dịch tiếp theo. Chính phủ Việt Nam được quản lý tập trung, đoàn kết và được tổ chức tốt. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng gắn kết chặt chẽ và hiệu quả với người dân trong nỗ lực đối phó với dịch bệnh Covid-19”, đây là nhận định của Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS Mỹ Amy Searight khi nói về công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Trước đó, ngay từ ngày 21/4, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Takeshi Kasai, phát biểu cũng đánh giá cao công tác kiểm soát dịch Covid-19 tại Việt Nam, thậm chí còn nhấn mạnh, Việt Nam đang đứng đầu về hiệu quả kiểm soát dịch bệnh với số lượng ca nhiễm coronavirus thấp nhờ nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, sự chỉ đạo mạnh mẽ của Chính phủ cùng tinh thần đoàn kết, hợp tác của người dân trong cuộc chiến chống lại Covid-19.

“Việt Nam cho thấy sự lãnh đạo mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thực hiện những quyết sách và biện pháp kiểm soát tốt đại dịch Covid-19”, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định.

Báo chí Đông Nam Á cũng nhấn mạnh, các nước khác trong ASEAN và phần còn lại của thế giới có thể rút ra bài học từ cách phản ứng mau lẹ và dứt khoát của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Trường THCS Quảng Minh, Việt Yên, Bắc Giang tiến hành phun hóa chất khử trùng toàn bộ trường học trước khi đón học sinh trở lại.  - Sputnik Việt Nam
Covid-19 giúp Việt Nam, ASEAN gần Mỹ hơn?

Bên cạnh đó, nhờ đạt được những thành công trong công tác phòng chống dịch, Việt Nam còn thể hiện là quốc gia đầy trách nhiệm và chủ động giúp đỡ, hỗ trợ nhiều khu vực quốc gia khác trong cuộc chiến cam go đẩy lùi coronavirus thông qua nhiều hoạt động thiết thực như trao tặng khẩu trang, vật tư y tế, hỗ trợ tiền, quà tặng, chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch.

Thực tế là những kinh nghiệm và bài học rút ra từ cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam được nhiều nước khu vực ghi nhận và đánh giá cao tại tuần lễ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 đang diễn ra.

Tại các hội nghị chính thức và không chính thức do Việt Nam chủ trì, nhiều sáng kiến và đề xuất của các nước được đưa ra nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực không chỉ chống dịch Covid-19 mà còn các mối đe dọa y tế khác trong tương lai. Các nước cũng khẳng định sự ủng hộ đối với việc thúc đẩy triển khai các đề xuất của Việt Nam trong đối phó với dịch Covid-19, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 dưới sự chủ trì của Việt Nam.

Việt Nam đang thể hiện năng lực lãnh đạo thông qua phản ứng nhanh chóng và chủ động trong việc điều phối hoạt động hợp tác giữa các quốc gia thành viên và các đối tác của ASEAN.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu về hợp tác ứng phó với dịch bệnh COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Không phải ốc đảo tự thân: Việt Nam kêu gọi ASEAN đoàn kết chống đại dịch Covid-19

Có thể thấy, một Việt Nam chủ động, tích cực và có trách nhiệm dù là thành viên của Liên Hợp Quốc hay Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á, tiếp tục phát huy vai trò và vị thế trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Hà Nội ngày càng có được uy tín và sự tin tưởng để lãnh đạo một ASEAN đoàn kết, thịnh vượng và có tầm nhìn chiến lược trong ứng phó với bất cứ thách thức truyền thống, phi truyền thống nào hiện nay.

Trong năm Chủ tịch ASEAN 2020, trước hàng loạt thách thức truyền thống và phi truyền thống như Biển Đông, đại dịch do coronavirus, Trung Quốc hứng chịu rất nhiều chỉ trích, trong khi đó, Việt Nam vẫn “được lòng” nhiều nước trên thế giới nhờ chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo, biết người, biết mình, thân thiện, nhưng kiên quyết, cứng rắn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала