Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng đi ‘nước cờ’ thận trọng

© Ảnh : VCSCĐại hội đồng cổ đông thường niên 2020
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hụt 1,5 tỷ USD, doanh nghiệp của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải đối diện với một năm đầy thách thức. Như tuyên bố của ông Tô Hải, Tổng Giám đốc, thành viên Hội đồng Quản trị Chứng khoán Bản Việt năm 2020 được xem là năm bỏ đi vì lợi nhuận không đáng kể.

Còn theo bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch HĐQT của Chứng khoán Bản Việt, công ty không đặt nặng việc đầu tư cổ phiếu niêm yết bởi vì không thể đầu tư để cạnh tranh với chính những khách hàng của mình.

Đồng thời, năm 2020, Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank) xác định là một năm không hề dễ dàng do những ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Chứng khoán Bản Việt đối mặt với một năm khó khăn

Ngày 24/6 vừa qua, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC, mã: VCI) của bà Nguyễn Thanh Phượng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020.

Công ty Chứng khoán Bản Việt VCSC - Sputnik Việt Nam
Chứng khoán Bản Việt: Bà Nguyễn Thanh Phượng tiếp tục không nhận lương, thưởng

Tại Đại hội lần này đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu 1.390 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng. Kế hoạch lợi nhuận này thấp hơn gần 36% so thực hiện năm ngoái. Kế hoạch kinh doanh này được Chứng khoán Bản Việt đưa ra với dự báo VN-Index cuối năm 2020 dao động quanh 800 điểm.

Thông báo về kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm của Chứng khoán Bản Việt, ông Tô Hải, Tổng Giám đốc, Thành viên Hội đồng Quản trị của VCSC cho biết lợi nhuận Quý II dự kiến đạt 200 tỷ đồng, sau 6 tháng đạt khoảng 300 tỷ đồng, nếu doanh nghiệp may mắn hơn thì có thể đạt 350 tỷ đồng.

“Khả năng Chứng khoán Bản Việt hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2020 với lợi nhuận 550 tỉ đồng là rất cao”, ông Tô Hải nhấn mạnh.

Nêu quan điểm về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam đến cuối năm nay, theo Tổng Giám đốc Tô Hải của Chứng khoán Bản Việt, thị trường dao động trong khoảng từ 800 đến 850 điểm.

“Nhưng thị trường còn phụ thuộc nhiều vào triển vọng sắp tới. Nếu từ giờ đến cuối năm, có vắc-xin được công bố thử nghiệp thành công thì chứng khoán có thể lên cao hơn”, ông Tô Hải khẳng định.

Cũng tại Đại hội, cổ đông đặt câu hỏi về việc Chứng khoán Bản Việt có thể đạt được lợi nhuận 1.200 tỷ đồng vào năm 2021 nếu như dịch bệnh tiếp tục xảy ra. Trả lời về vấn đề này, ông Tô Hải cho biết rằng trong 3 năm tới công ty cố gắng đạt được 3.500 tỷ đồng, tức là bỏ qua năm nay.

Chứng khoán Bản Việt sẽ chạy đà từ năm 2021, 2022, 2023 và phấn đấu đặt con số trong 3 năm, nhưng không nói rõ năm nào là để linh động.

Covid-19 ảnh hưởng đến thương vụ 2 tỷ USD của Chứng khoán Bản Việt

Theo lý giải từ đại diện doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân dẫn tới lợi nhuận 2020 dự báo sẽ thấp là bởi đại dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp không thực hiện được các dự án của ngân hàng đầu tư với tổng giá trị lên tới 2 tỷ USD.

Bà Nguyễn Thanh Phượng - Sputnik Việt Nam
Quyết định quan trọng, DN bà Nguyễn Thanh Phượng chờ biến động mới

Ông Tô Hải cho biết, nếu như không có dịch Covid xảy ra thì VCI sẽ chốt được một deal (thương vụ) trị giá 1,5 tỷ USD, tương đương 70% của giao dịch.

“Do dịch nên tiến độ bị chậm lại. Không biết từ giờ đến cuối năm chúng ta có hoàn thành được deal đó hay không, nhưng khả năng chúng ta vẫn còn, chuyện hoàn thành hay không rất khó nói, nhưng 40% khả năng là thành công. Nhưng mà trong tương lai chúng ta sẽ hoàn thành”, Tổng Giám đốc Tô Hải nêu rõ.

Tuy nhiên, ông Tô Hải khẳng định, thương vụ này sẽ được hoàn thành trong tương lai, có thể là năm sau. Cũng theo đại diện của Bản Việt, phí của mảng ngân hàng đầu tư trung bình thường là 1,5-2% tổng giá trị thương vụ.

Theo Bản Việt, dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tài chính thế giới và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do ảnh hưởng từ việc thị trường lao dốc, nhiều công ty chứng khoán kinh doanh thua lỗ và sụt giảm lợi nhuận trong quý đầu năm.

Trong mảng môi giới, các công ty chứng khoán đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp chứng khoán có vốn Hàn Quốc với chiến lược giảm lãi suất cho vay margin và phí giao dịch để tăng thị phần.

Với Chứng khoán Bản Việt 2020 có thể là năm bỏ đi so với tiềm năng của doanh nghiệp này, nhưng với nhiều công ty chứng khoán khác 2020 vẫn được kỳ vọng với kết quả kinh doanh quý II có thể khả quan hơn.

Các hướng kinh doanh sắp tới của Chứng khoán Bản Việt

Đối với hoạt động tự doanh của công ty, theo bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch HĐQT của Chứng khoán Bản Việt, công ty không đặt nặng việc đầu tư cổ phiếu niêm yết bởi vì không thể đầu tư để cạnh tranh với chính những khách hàng của mình.

Công ty Chứng khoán Bản Việt VCSC (VCI)  - Sputnik Việt Nam
Thành công bất ngờ của Công ty con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Về hoạt động kinh doanh khác, đơn cử với mảng môi giới, Tổng Giám đốc Tô Hải của Chứng khoán Bản Việt cho rằng luật chơi của thị trường cho đến nay là do các công ty nước ngoài có nguồn vốn thấp quyết định. Để đối phó lại, Chứng khoán Bản Việt cần tìm và huy động nguồn vốn thấp.

Gần đây, Chứng khoán Bản Việt huy động 48 triệu USD (khoản vay nước ngoài với lãi suất thấp, khoảng hơn 5%). Sắp tới, công ty chủ yếu huy động vốn nước ngoài, nguồn vốn sẽ ngắn hơn, nhưng lãi suất thấp hơn để phù hợp với chu kì của nhà đầu tư khoảng 3 tháng, 6 tháng.

“Các khoản vay này là tín chấp, không cần tài sản đảm bảo”, ông Hải nói.

Theo lãnh đạo của Chứng khoán Bản Việt, hoạt động tự doanh của công ty không tập trung vào cổ phiếu niêm yết, mà đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp tư nhân.

Về mảng tư vấn, Chứng khoán Bản Việt tập trung vào các ngành tăng trưởng tốt. Trong những năm trước, công ty tập trung ngân hàng. Giai đoạn gần đây, công ty quay trở lại ngành hàng tiêu dùng.

Với góc nhìn sâu hơn về ngành hàng tiêu dùng, CEO của Chứng khoán Bản Việt cho rằng định giá của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng là tương đối rẻ. Dẫn chứng định giá theo P/E trên thế giới là trên 25 lần.

Ngân hàng Bản Việt nêu mục tiêu kinh doanh thận trọng

Trong hôm nay 26/6 tại TP. Hồ Chí Minh, Đại hội cổ đông Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank) đã nhất trí thông qua kế hoạch kinh doanh 2020 với các chỉ tiêu khá thận trọng.

Bà Phươợng và chồng - ông Nguyễn Bảo Hoàng - Sputnik Việt Nam
Biến động bất thường ở công ty con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Theo đó, tổng tài sản đặt mục tiêu tăng 16% so với năm 2019, tổng huy động vốn và dư nợ cấp tín dụng đều tăng 17% và lợi nhuận trước thuế tăng 27%.

Năm 2020, VietCapitalBank xác định là một năm không dễ dàng do những ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vì vậy, định hướng kinh doanh được đưa ra bám sát tình hình thực tế với sự thận trọng nhất định, để đạt được sự tăng trưởng nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định, bền vững và tạo đà phát triển trong giai đoạn thực hiện Chiến lược phát triển 2020 - 2022.

Năm 2020, ngân hàng tiếp tục đặt trọng tâm vào chất lượng tăng trưởng: quy mô tăng trưởng không nóng mà tập trung vào hiệu quả, bền vững, quản lý chặt hoạt động cấp tín dụng và nợ xấu trong bối cảnh mới. Đặc biệt, VietCapitalBank tập trung phát triển nhanh ngân hàng số để có những dấu ấn đột phá trên thị trường.

Trong 5 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Bản Việt đã sạch nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản (VAMC), tiếp tục tiến nhanh trên lộ trình phát triển ngân hàng số với việc mở rộng hợp tác với các công ty fintech.

Bà Nguyễn Thanh Phượng, chủ tịch VCI. - Sputnik Việt Nam
Công ty của con gái Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nỗ lực vượt qua khống chế tín dụng

Đại hội cũng đã bầu ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới. Theo đó, Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020- 2025 gồm: ông Lê Anh Tài, bà Nguyễn Thanh Phượng, ông Ngô Quang Trung, ông Vương Công Đức và ông Nguyễn Nhất Nam. Ban Kiểm soát gồm: bà Phan Thị Hồng Lan và ông Lê Hoàng Nam.

Năm 2019, tổng tài sản VietCapitalBank đạt 52 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước đó; tổng huy động vốn đạt hơn 47 nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt gần 35 nghìn tỷ đồng, tăng lần lượt xấp xỉ 12% và 14%, lợi nhuận trước thuế tăng 36% so với năm 2018.

Được biết, Ngân hàng TMCP Bản Việt cũng là một trong 12 ngân hàng đầu tiên được chấp thuận triển khai sớm Basel II (Hiệp ước Basel thế hệ II), đồng thời chính thức khởi động triển khai Basel II nâng cao.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала