Tổng thư ký LHQ: Hy vọng đại dịch sẽ là tín hiệu đoàn kết toàn nhân loại

© Sputnik / Vladimir Astapkovich / Chuyển đến kho ảnhTổng thư ký LHQ António Guterres
Tổng thư ký LHQ António Guterres - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cho dù còn tồn tại nhiều vấn đề vướng mắc, chẳng hạn như một số lượng lớn các bất đồng giữa quốc gia thành viên và thái độ quan liêu không đáng có, nhưng LHQ vẫn có sự đóng góp quan trọng vào việc duy trì hòa bình, không phát sinh cuộc chiến lớn giữa các dân tộc trong suốt 75 năm qua, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres khẳng định.

Liên Hợp Quốc không phải là hội đoàn thống nhất của các nền dân chủ, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh với Die Welt: Tất cả các quốc gia trên thế giới đều tập trung tại đây và hiển nhiên điều này sẽ dẫn đến không ít mâu thuẫn. Ngoài ra, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tiếp tục thể hiện vai trò liên kết toàn cầu của đại diện lực lượng 75 năm trước, điều này làm phức tạp nghiêm trọng việc giải quyết các cuộc khủng hoảng hiện đại. Một vấn đề khác là mối quan hệ hiện tại giữa các thành viên chủ chốt nhất trong Hội đồng Bảo an (Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc) không còn được lý tưởng như xưa nữa.

Ông Guterres cũng thừa nhận, tại thời điểm này đang xuất hiện thái độ quan liêu thái quá ở Liên Hợp Quốc.

Xe tải trên cầu Crưm, sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xe tải trên 3,5 tấn  - Sputnik Việt Nam
Liên Hợp Quốc dự đoán thương mại thế giới sẽ giảm 20%
“Tuy nhiên, thật không công bằng khi coi chúng tôi là “con quái vật quan liêu”. Kể từ thời điểm thành lập Liên Hợp Quốc đến nay, không có một cuộc chiến lớn nào trên thế giới. 75 năm qua, giữa các cường quốc đều đạt thỏa thuận tương đối. Tất nhiên, công sức trong việc này không chỉ thuộc về LHQ, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng chúng tôi có đóng góp quan trọng cho trật tự thế giới”, - Guterres nói.
Tổng thư ký LHQ cũng lưu ý vai trò tích cực và hiệu quả của LHQ trong cuộc chiến chống lại coronavirus: “Đặc biệt, tổ chức này đã phân phát 250 triệu khẩu trang, găng tay và đồ bảo hộ y tế. Có khoảng 110 triệu người ở 64 quốc gia trên thế giới nhận được sự hỗ trợ kịp thời”.

Ngoài ra, chính ông Guterres cũng bày tỏ nghi ngờ rằng Tổ chức Y tế thế giới WHO đã giúp Trung Quốc che giấu dữ liệu về coronavirus.

“Hai Chính phủ cho hai dân tộc”

Liên quan đến kế hoạch sáp nhập các khu lãnh thổ Israel ở bờ tây sông Jordan, ông Guterres nhấn mạnh rằng đây là hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Hơn nữa, trong trường hợp của Israel, chúng ta đang nói về mối đe dọa đối với sự ổn định khu vực.

Tổng thư ký Guterres nêu rõ quan điểm rằng Liên Hợp Quốc tiếp tục tuân thủ nguyên tắc hai chính phủ đối với hai dân tộc và kế hoạch hiện tại của Israel gây nguy hiểm cho việc công nhận hình thức này.

Thế giới sau đại dịch Covid-19

Theo Tổng thư ký LHQ, theo kịch bản khả quan, các quốc gia phát triển sẽ có thể tránh được làn sóng thứ hai, còn những nước đang phát triển cũng có thể ngăn chặn sự lây lan thảm khốc của virus corona. Sau đó, phải mất từ 2-3 năm để có thể trở lại cuộc sống bình thường. Đối với kịch bản tồi tệ hơn, một đợt bùng phát virus mới nữa sẽ xảy ra, điều này có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu mà nhiều khả năng sẽ kéo dài trong 5 - 7 năm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia Nhật Bản dự đoán ông Putin có vai trò hàng đầu thế giới sau đại dịch COVID
“Tôi hy vọng rằng cuộc khủng hoảng này sẽ là một tín hiệu, cảnh báo cho chúng ta thấy, những thách thức như đại dịch hiện nay chỉ có thể được giải quyết khi tất cả ngồi lại cùng nhau”, - ông Guterres nhấn mạnh.

Cùng với đó, theo ông Guterres, tất cả những vấn đề liên quan đến coronavirus, biến đổi khí hậu toàn cầu vẫn là thách thức chính đối với nhân loại.

Theo Tổng thư ký LHQ, trong 10 năm tới, cần phải cắt giảm 45% mức độ các chất độc hại, trong khi thế giới còn phải rất lâu mới đạt được mục tiêu này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала