Gần 96% bênh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam được công bố khỏi bệnh

© Ảnh : TTXVNNhân viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Hà Nội) tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Nhân viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Hà Nội) tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 355 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 340 trường hợp đã điều trị khỏi (chiếm 95,8%).

Thế giới đạt mốc hơn 11 triệu người mắc, 80 ngày qua Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng

Chiều 5/7, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết đã 80 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) trong cộng đồng.

Khách du lịch Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam còn 12 trường hợp dương tính với Covid-19

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 11.466 trường hợp. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 107 trường hợp; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 10.919 trường hợp; cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 440 trường hợp.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị – Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, trong số các ca mắc Covid-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2 là 3 ca.

Hiện tổng số trường hợp mắc Covid-19 được chữa khỏi ở Việt Nam là 340/355 bệnh nhân (chiếm 95,8% tổng số bệnh nhân), trong đó 49/50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi, chỉ còn bệnh nhân thứ 91 (phi công người Anh) vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Được biết, nam phi công đã đủ điều kiện sức khỏe trên chuyến bay kéo dài 12 tiếng từ Hà Nội về Anh vào ngày 12/7 tới đây. Bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm lần cuối để xác nhận không còn SARS-CoV-2 trước khi hồi hương.

Lấy mẫu huyết thanh của chuột đã tiêm dự tuyển vắc xin COVID-19, để đánh giá khả năng sinh miễn dịch vào ngày 15/5 và 29/5. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam vượt tiến độ, sắp có vắc-xin chống Covid-19?

Đến nay, toàn cầu ghi nhận 11.371.645 trường hợp mắc Covid-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có 532.856 trường hợp tử vong.

Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận số mắc cao nhất, với gần 2,9 triệu trường hợp; 19 quốc gia khác có số mắc trên 100.000 trường hợp (Brazil, Nga, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Peru, Chile, Anh, Ý, Mexico, Iran, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út, Đức, Nam Phi, Pháp, Bangladesh, Colombia, Canada).

46 quốc gia có số mắc trong khoảng 10.000-100.000 trường hợp; 65 quốc gia/vùng lãnh thổ có số mắc trong khoảng từ 1.000-10.000 trường hợp; 84 quốc gia/vùng lãnh thổ có dưới 1.000 trường hợp mắc.

Số trường hợp tử vong cao nhất tại Mỹ với hơn 132.000 trường hợp. 9 quốc gia khác có trên 10.000 trường hợp tử vong (Brazil, Anh, Ý, Pháp, Mexico, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Iran, Peru), 27 quốc gia có số tử vong trong khoảng từ 1.000-10.000 trường hợp.

Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia ghi nhận số mắc và số tử vong cao nhất (60.695 trường hợp mắc và 3.036 trường hợp tử vong), 4 quốc gia chưa ghi nhận tử vong do dịch Covid-19 (Việt Nam, Campuchia, Timo-Leste và Lào).

WHO ngừng thử nghiệm hydroxychloroquine và thuốc chữa HIV trong điều trị Covid-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 4/7 tuyên bố sẽ không tiếp tục thử nghiệm thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine cũng như kết hợp các loại thuốc điều trị HIV là lopinavir/ritonavir trên người bệnh Covid-19 phải nhập viện do những loại thuốc này không thể hạn chế được tỷ lệ tử vong.

Lực lượng chức năng phun khử trùng xe chở lưu học sinh Lào tại trường Cao đẳng y tế Sơn La.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam quyết tâm không để có làn sóng Covid-19 thứ hai
Tuyên bố của WHO nêu rõ: “Các kết quả thử nghiệm tạm thời cho thấy hydroxychloroquine và lopinavir/ritonavir hiệu quả rất thấp hoặc không thể làm giảm tỷ lệ tử vong của người bệnh Covid-19 nhập viện khi so sánh với tiêu chuẩn chăm sóc. Các điều tra viên thống nhất sẽ ngừng hoạt động thử nghiệm ngay lập tức”.

Cũng theo WHO, cơ quan này đưa ra quyết định nêu trên dựa trên khuyến cáo từ ủy ban chỉ đạo quốc tế của cuộc thử nghiệm thuốc chữa trị Covid-19 đang được tiến hành ở nhiều nước. Quyết định này sẽ không ảnh hưởng đến những nghiên cứu khác có sử dụng các loại thuốc nêu trên cho những người bệnh không phải nhập viện hoặc như một biện pháp phòng bệnh.

Hiện nay, WHO cũng đang nghiên cứu tác dụng tiềm tàng của thuốc kháng virus Remdesivir do hãng dược phẩm Gilead Sciences của Mỹ sản xuất đối với người bệnh Covid-19 sau khi loại thuốc này cho thấy có khả năng rút ngắn thời gian phục hồi của bệnh nhân nhập viện.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала