Ngoại trưởng Pompeo cáo buộc Trung Quốc xâm lược biên giới Ấn Độ

© REUTERS / India's Press Information BureauKiểm tra của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại khu vực xung đột ở biên giới với Trung Quốc
Kiểm tra của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại khu vực xung đột ở biên giới với Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Washington (Sputnik) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cáo buộc Trung Quốc hiếu chiến trong vụ việc ở biên giới Ấn Độ, kêu gọi thế giới liên kết nỗ lực cho một phản ứng “đáng kể” đối với chính sách của Bắc Kinh.

Tại sao cần phải chống lại Trung Quốc?

"Trung Quốc có hành động cực kỳ hiếu chiến và Ấn Độ đã làm mọi cách để chống trả điều đó", - ông Pompeo nói trong cuộc họp báo hôm thứ Tư.
Quan hệ Trung-Ấn. - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ đang cố gắng gây căng thẳng thêm trong quan hệ Trung-Ấn?

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói rằng ông đã thảo luận vụ việc với Ngoại trưởng Ấn Độ nhiều lần.

Theo ông, "ngày nay, thế giới cần đoàn kết để đối phó với các nỗ lực ngày càng tăng liên quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc."

Nguy cơ đe dọa từ phía Trung Quốc: Các biện pháp khẩn cấp cần thiết

Ngoại trưởng Pompeo cũng nói rằng với sự lây lan của coronavirus từ thành phố Vũ Hán Trung Quốc, thế giới đã nhìn thấy “màu sắc thực sự” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, “và tôi tin chắc rằng, hơn bao giờ hết, các quốc gia tự do trên thế giới sẽ nhận thức được đó là nguy cơ đe dọa không chỉ cho chính Trung Quốc, mà điều quan trọng là hiểu rằng ảnh hưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình gây bất lợi cho các dân tộc tự do và yêu dân chủ trên thế giới", ông Pompeo nói.

"Tôi tin tưởng thế giới sẽ cùng nhau chống trả một cách mạnh mẽ và đáng kể", Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố.

Ông Pompeo nhắc lại rằng trong tương lai gần Mỹ và EU có kế hoạch khởi động đối thoại để thảo luận về "nguy cơ đe dọa Trung Quốc", nhưng không đưa ra ngày tháng cụ thể.

Lãnh thổ tranh chấp

Trung Quốc và Ấn Độ có tranh chấp lâu dài về quyền lãnh thổ tại khu vực miền núi ở phía bắc Kashmir, cũng như gần 60 nghìn km2 ở bang Arunachal Pradesh phía Đông Bắc. Đường kiểm soát thực tế, thay thế biên giới giữa các quốc gia trong khu vực này, chạy qua khu vực Ladakh. Mùa thu năm 1962, tranh chấp đã phát triển thành một cuộc chiến tranh biên giới. Năm 1993 và 1996, Trung Quốc và Ấn Độ đã ký Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đường bộ Vijay, Vijay Kumar Singh , xung đột ở Ladakh, binh sĩ Trung Quốc, Ladakh, Thủ tướng Modi, Ấn Độ, Thung lũng Galvan , Trung Quốc, rút quân, vụ đụng độ, quân đội Trung Quốc, đường kiểm soát biên giới, binh sĩ , các thỏa thuận, bị thương nặng, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thỏa thuận gìn giữ hòa bình ở các khu vực tranh chấp.

Xe tải của quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc dẫn đến Ladakh, gần Gagangir ở quận Ganderbal của Kashmir vào ngày 17 tháng 6 năm 2020. - Sputnik Việt Nam
Truyền thông: Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tháo dỡ các công trình tạm thời ở Ladakh

Tình hình ở khu vực này bắt đầu trầm trọng hơn từ đầu tháng 5 năm nay, khi hàng loạt xung đột giữa quân đội hai nước diễn ra tại khu vực hồ núi cao Pangong Tso. Sau đó, Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu tăng cường lực lượng ở Ladakh gần ranh giời kiểm soát thực tế. Căng thẳng mới bắt đầu sau cuộc chiến giữa quân đội hai nước ở thung lũng Galvan ở Ladakh tối ngày 15 tháng Sáu. Theo quan chức New Delhi, do hậu quả vụ việc, phía Ấn Độ có 20 binh sĩ đã thiệt mạng. Thông tin về số người chết và bị thương từ phía Trung Quốc không được công khai.

Tờ báo lưu ý rằng để giải quyết tình hình, các vị chỉ huy quân đội Trung Quốc và Ấn Độ trong khu vực đã tổ chức nhiều cuộc gặp. Theo kế hoạch được thông qua tại cuộc gặp cuối cùng vào ngày 30 tháng 6, trước tiên hai bên sẽ rút quân khỏi tất cả các "điểm nóng" - Thung lũng Galvan, trong khu vực Pangong Tso và Hot Springs. Sau đó, sẽ kiểm tra tình hình ở các khu vực xa hơn, như vùng đồng bằng Depsang, nơi Trung Quốc tập trung nhiều binh sĩ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала