Google sẽ đầu tư 10 tỷ đô la vào việc số hóa nền kinh tế của Ấn Độ

© AP Photo / Jens MeyerGoogle
Google - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Google sẽ đầu tư 10 tỷ đô la vào thị trường Ấn Độ trong vòng năm đến bảy năm tới. Đây là khoản đầu tư nhằm phát triển nền kinh tế kỹ thuật số: quan hệ đối tác, hoạt động, thị trường chứng khoán, cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái kỹ thuật số. Tuyên bố này được đưa ra bởi người đứng đầu Google Sundar Pichai.

Google ở ​​Ấn Độ: điều gì đang chờ đợi cư dân của đất nước?

Trong số các mục tiêu của dự án đầu tư này sẽ có việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của người dân, đảm bảo mỗi công dân Ấn Độ truy cập miễn phí thông tin bằng ngôn ngữ bản địa của mình, cũng như sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục và nông nghiệp.

Bằng cách thành lập Google for India Digitization Fund, công ty hy vọng sẽ đẩy nhanh việc ứng dụng các dịch vụ kỹ thuật số tại thị trường nước ngoài vốn có tầm quan trọng rất lớn đối với tập đoàn này. Mỗi ngày, 500 triệu người Ấn Độ lên mạng và hơn 450 triệu người tích cực sử dụng điện thoại thông minh.

Việc cấm tiktok ở Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Ấn Độ cấm TikTok của Trung Quốc

Tại sao Google chọn Ấn Độ?

Thị trường Ấn Độ đang thu hút nhiều đại gia CNTT khác. Chẳng hạn, Facebook hồi tháng 4 đã đầu tư 5,7 tỷ USD vào Reliance Jio Platforms, nhà khai thác di động lớn nhất nước này, để số hóa hàng chục triệu cửa hàng gia đình. Người đứng đầu Amazon, Jeff Bezos, trong chuyến thăm Ấn Độ đầu năm nay, đã tuyên bố rằng ngoài 6,5 tỷ đô la, ông sẽ đầu tư thêm 1 tỷ đô la để phát triển thị trường địa phương. Google đã chọn đúng thời điểm để đầu tư vào Ấn Độ. Tháng trước, chính quyền nước này đã chặn hàng chục ứng dụng từ các nhà phát triển Trung Quốc, thông báo rằng các chương trình iOS và Android này "gây tổn hại đến chủ quyền và toàn vẹn của Ấn Độ, cũng như quốc phòng, an ninh nhà nước và trật tự công cộng".

Theo các nhà phân tích, lệnh cấm đối với  ứng dụng WeChat của Trung Quốc có thể là cú hích cho sự phát triển của WhatsApp do Facebook sở hữu và việc chặn TikTok sẽ góp phần để YouTube, thuộc quyền sở hữu của Alphabet, trở nên phổ biến hơn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала