Gọi chân dài là xúc phạm: Loạn thi sắc đẹp ở Việt Nam, lo thành ngành kinh doanh béo bở

© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng thời gian qua hoạt động biểu diễn nhiều trái ngọt, nhưng cũng không ít trái đắng. Còn thi sắc đẹp ở Việt Nam thời gian qua loạn quá, không cẩn thận lại thành ngành kinh doanh béo bở.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển không hiểu sao người ta cứ gọi phụ nữ là “chân dài”, như vậy có xúc phạm hay không. Ông cũng đề nghị quy định rõ các điều cấm như cấm các hoạt động biểu diễn chống chế độ, xâm phạm đến văn hóa, tín ngưỡng, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bất bình đẳng giới.

Dự kiến, đợt 1 Kỳ họp thứ 10 Quốc hội sắp tới cũng sẽ diễn ra dưới hình thức trực tuyến, phóng viên được gọi điện, phỏng vấn trực tuyến các đại biểu Quốc hội trong giờ giải lao.

Thiếu biện pháp quản lý hoạt động thi người đẹp, người mẫu, nhiều tác phẩm nghệ thuật tiêu cực

Ngày 14/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp, cho ý kiến về dự thảo nghị định quy định về hoạt động biểu diễn.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Quốc Hội đề nghị Hà Nội giải quyết nhiều vấn đề quan trọng

Được biết, thẩm quyền ban hành nghị định này thuộc về Chính phủ, nhưng Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trình bày tờ trình báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Bộ VH,TT&DL) Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, sau 7 năm triển khai thực hiện, các quy định hiện hành về hoạt động nghệ thuật biểu diễn đã phát sinh một số hạn chế, vướng mắc, thiếu thống nhất với các quy định trong lĩnh vực khác.

Cụ thể, việc phân định thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và biên pháp quản lý cụ thể đối với từng hoạt động nghệ thuật biểu diễn chưa hiệu quả, dẫn đến nhiều trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng lại không bị ngăn chặn, xử lý.

Bên cạnh đó, quy định cấp giấy phép trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn chưa thống nhất với hệ thống quy định pháp luật trong lĩnh vực khác như (xuất nhập cảnh, lao động thương mại, thi đua, khen thưởng). Điều này, tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng sự chồng chéo giữa các quy định để trục lợi.

Bộ trưởng Thiện cũng cho biết, biện pháp quản lý đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tổ chức thi người đẹp, người mẫu và hoạt động dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài chưa phù hợp với thực tiễn, trong khi nhu cầu của các tổ chức, cá nhân đối với hoạt động này có xu hướng tăng lên.

“Hoạt động kinh doanh dịch vụ tổ chức thi người đẹp, người mẫu và hoạt động dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài chưa phù hợp với thực tiễn dẫn đến những vướng mắc, bất cập trong hoạt động này”, Bộ trưởng Thiện nêu rõ. 

Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL nêu quan điểm của Chính phủ trong sửa đổi nghị định lần này là không quy định điều kiện thí sinh dự thi người đẹp là nữ, có vẻ đẹp tự nhiên chưa qua phẫu thuật thẩm mỹ và phải đạt danh hiệu chính để dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế mà để các đơn vị tổ chức tự quy định trong điều lệ, tự chịu trách nhiệm.

“Nhà nước chỉ quy định thí sinh tham gia các cuộc thi như vậy “không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự”, Bộ trưởng Thiện nhấn mạnh.

Đối với công tác quản lý hoạt động tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu, dự thảo nghị định giao Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch quy định điều kiện để UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý hoạt động này theo địa bàn.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Thốt Nốt - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri Cần Thơ

Chính phủ khẳng định quy định như vậy nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, bảo đảm nội dung quản lý nhà nước vừa hạn chế những tiêu cực, bất cập như hiện nay.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng nhấn mạnh, nhiều tác phẩm âm nhạc, sân khấu còn nhiều bất cập dẫn đến các tác động tiêu cực từ dư luận trong hoạt động công vụ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

“Để hệ thống pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn phù hợp với thực tiễn, tạo khung pháp lý phù hợp với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong thời gian tới, việc xây dựng Nghị định là cần thiết và hợp lý hơn việc xây dựng luật, pháp lệnh”, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện nói.

Hoạt động nghệ thuật biểu diễn nhiều trái ngọt nhưng cũng không thiếu trái đắng

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, cơ quan này đánh giá cao Dự thảo Nghị định đã cắt giảm 5/10 thủ tục hành chính, tuy nhiên, việc cắt giảm cấp giấy phép cho cá nhân ra nước ngoài biểu diễn, giấy phép tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu nhưng nhìn vào việc cấp giấy phép thực tế là chuyển sang văn bản chấp thuận.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. - Sputnik Việt Nam
Quốc hội đồng ý đầu tư công một số dự án cao tốc Bắc-Nam, Hà Nội tự quyết thu, tăng phí

Tuy nhiên, thực tế đây là 2 hình thức khác nhau để quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, chứ không phải là hoàn toàn cắt giảm thủ tục hành chính như đề cập.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Hoàng Thanh Tùng cũng nhấn mạnh, sau thời gian thực hiện Chính phủ chưa có tổng kết mà lại tiếp tục sửa đổi, vậy cần phải làm rõ vấn đề này.

“Cần khống chế các cuộc thi nghệ thuật biểu diễn, tổ chức cuộc thi người đẹp, tránh hiện tượng “xin - cho” trong việc cấp phép biểu diễn nghệ thuật. Cần phân biệt rành rọt trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan đến việc biểu diễn nghệ thuật”, đại diện Ủy ban Pháp luật Quốc hội nhấn mạnh.
“Cần rà soát lại quy định thẩm quyền của các bộ, ngành, loại trừ nhưng quy định đã được Luật chuyên ngành đã quy định rồi, không cần nhắc lại”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng lưu ý.

Phát biểu góp ý dự thảo Nghị định, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhận định, việc ban hành Nghị định dựa trên Nghị định cũ, có sự cải cách thủ tục hành chính, phân cấp quản lý là cần thiết.

Tuy nhiên, Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn cần có sự quản lý chặt chẽ những hoạt động biểu diễn lệch lạc, chạy theo thị hiếu, cơ chế thị trường, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

457/457 Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa CHXHCN Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA). - Sputnik Việt Nam
Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 9: Quốc hội biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật

Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển đánh giá hoạt động nghệ thuật thời gian qua mang lại rất nhiều trái ngọt nhưng cũng không thiếu trái đắng, cần nhìn nhận thấu đáo, có phương pháp quản lý tốt để định hướng phát triển văn hóa.

“Thời gian qua, hoạt động nghệ thuật biểu diễn có nhiều trái ngọt nhưng cũng không thiếu trái đắng”, đồng chí Phùng Quốc Hiển nêu rõ.
“Nghệ thuật phản ánh thời cuộc, nghệ thuật vị nhân sinh, nhưng rõ ràng thời gian qua không thiếu hoạt động biểu diễn lệch lạc, không phục vụ cái gì cả, chạy theo cơ chế thị trường, phản ánh méo mó cuộc sống, làm cho những người thụ hưởng, những người có nhận thức tốt cảm thấy đau lòng”, ông Phùng Quốc Hiển bày tỏ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị quy định rõ các điều cấm trong nghị định này như cấm các hoạt động biểu diễn chống chế độ, xâm phạm đến văn hóa, tín ngưỡng, thuần phong mỹ tục của dân tộc...

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng phát biểu ý kiến.  - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Quốc hội tranh luận khi đề cập vụ Hồ Duy Hải

Thậm chí cần các điều cấm chi tiết như gây ảnh hưởng, suy nghĩ sai lệch về văn hóa các dân tộc, bình đẳng giới.

“Tôi ở vùng đồng bào dân tộc nhiều năm có thấy họ nói thế đâu, vì sao cứ phải mày mày - tao tao rồi bảo đó là dân tộc. Hay nói về người phụ nữ tại sao lại cứ phải nói là “chân dài”? Như vậy có xúc phạm không? Theo tôi đây là những điều cấm, anh nào vi phạm phải có chế tài xử lý”, ông Phùng Quốc Hiển nêu quan điểm.

Loạn thi sắc đẹp ở Việt Nam, cẩn thận thành ngành kinh doanh béo bở

Đối với việc quản lý các cuộc thi sắc đẹp, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhận xét là ở Việt Nam vừa qua, loạn thi sắc đẹp quá.

“Không cẩn thận trở thành ngành kinh doanh béo bở, vì mục tiêu lợi nhuận, không chính đáng làm méo mó đi hoạt động thi người đẹp, người mẫu. Các đồng chí ngẫm mà xem, gần như không có cuộc thi người đẹp, người mẫu nào mà không có lùm xùm, rất tốn giấy mực trên báo chí”, ông Phùng Quốc Hiển thẳng thắn.

Theo đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển không đồng tình với đa số ý kiến của thành viên Chính phủ là phân cấp cho UBND tỉnh được phép phê duyệt mà cần có sự kiểm soát chặt chẽ, chứ không nên phân cấp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự phiên họp sáng 13/6 - Sputnik Việt Nam
Quốc hội thảo luận về kinh tế – xã hội và Ngân sách Nhà nước

Liên quan đến việc quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, Dự thảo Nghị định chưa quy định rõ việc tổ chức, cá nhân ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật nên cần làm rõ và có chế tài quản lý chặt chẽ hơn.

“Ngoài cũng cần có sự kiểm soát, quản lý chặt chẽ đối với hoạt động biểu diễn ở ngoài đường phố, biểu diễn ở các đám cưới. Những cuộc thi người đẹp, người mẫu, các cháu nhỏ nhảy múa, hát các bài hát của người lớn cũng cần kiểm soát kỹ vì không phù hợp với lứa tuổi của mình”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nêu ý kiến.
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV vẫn sẽ họp trực tuyến?

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 46, sáng 14/7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết kỳ họp thứ 9 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ 10 sắp tới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu bỏ phiếu. - Sputnik Việt Nam
Quyết định nhân sự quan trọng của Quốc hội Việt Nam

Theo đó, hôm nay, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Báo cáo tổng kết Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV và Báo cáo về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV.

Theo Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV được chuẩn bị và tổ chức trong điều kiện đặc biệt, đó là vừa phải thực hiện các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phải hoàn thành các nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

“Dù chỉ diễn ra trong 19 ngày làm việc, nhưng với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm và đổi mới, kỳ họp đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình, với việc thông qua 10 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến về 6 dự án luật khác, giám sát 1 chuyên đề và xem xét các báo cáo về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, báo cáo kiến nghị cử tri và nhân dân, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri”, báo cáo do Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày cho biết. 

Theo đó, trên tinh thần chủ động, linh hoạt, quyết tâm cao, thích ứng nhanh với điều kiện thực tế, Quốc hội đã ứng dụng công nghệ họp trực tuyến, bảo đảm khai mạc kỳ họp đúng thời gian quy định, kịp thời ban hành những quyết sách quan trọng, hợp lòng dân, nhất là các giải pháp nhằm sớm phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra.

Đặc biệt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và mở ra cơ hội phát triển về thương mại, đầu tư sang các nước Liên minh Châu Âu, thực thi các cam kết liên quan đến lao động trong các hiệp định thương mại cũng như thực hiện nghĩa vụ là quốc gia thành viên ILO của Việt Nam.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Quốc hội Việt Nam bàn công tác nhân sự, miễn nhiệm ông Vương Đình Huệ

Theo Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc, kết quả kỳ họp khẳng định sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị cùng với Quốc hội nỗ lực, trách nhiệm, vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đồng thời thể hiện sự lãnh đạo kịp thời của Đảng, sự quyết tâm, chỉ đạo sát sao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, sự chủ động, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức hữu quan, sự tâm huyết, trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao của các vị đại biểu Quốc hội, sự quan tâm, ủng hộ của cử tri và Nhân dân cả nước.

Về kỳ họp tới, báo cáo trước Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, dự kiến tổng thời gian làm việc của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV là 18 ngày.

457/457 Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa CHXHCN Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA). - Sputnik Việt Nam
Quốc hội Việt Nam chính thức phê chuẩn Hiệp định EVFTA, EVIPA, Công ước số 105
Trong đó, đợt 1 tiến hành 9 ngày, bắt đầu ngày 19/10 và kết thúc ngày 28/10; đợt 2 tiến hành 9 ngày, bắt đầu ngày 3/11 và kết thúc ngày 12/11 (bế mạc kỳ họp), dự phòng ngày 13/11.

Cụ thể, đợt 1 họp trực tuyến 9 ngày, bao gồm phiên trù bị, khai mạc; nghe trình bày các tờ trình, báo cáo (kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; 4 dự án luật trình cho ý kiến).

Quốc hội sẽ thảo luận 6 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết trình thông qua. Tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Thảo luận các báo cáo về công tác tư pháp. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đề nghị bố trí tại đợt 1 để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hữu quan có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng dự thảo Nghị quyết về chất vấn trước khi trình Quốc hội thông qua tại đợt 2.

Đợt 2, họp tập trung 9 ngày với nội dung thảo luận các báo cáo về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước (năm 2020, 2021 và 5 năm 2016-2020), thảo luận các dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng XIII, thảo luận 4 dự án luật trình cho ý kiến.

Quốc hội thông qua với tỉ lệ 94,62%. - Sputnik Việt Nam
Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua EVFTA – sự kiện mong chờ từ lâu

Quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác (nếu có). Thông qua luật, nghị quyết và phiên bế mạc. Các nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước đề nghị bố trí tại đợt 2 để có thể thảo luận ở tổ.

Cũng theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, do khoảng cách từ lúc thảo luận đến thông qua các dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước rất ngắn, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan hữu quan chuẩn bị các dự thảo Nghị quyết và sớm gửi đến đại biểu Quốc hội để nghiên cứu trong quá trình thảo luận ở tổ, hội trường, bảo đảm kịp hoàn thiện trình Quốc hội biểu quyết thông qua.

“Ngoài ra, Văn phòng Quốc hội sẽ nâng cấp các phần mềm phục vụ đại biểu Quốc hội để bổ sung tính năng đăng ký tranh luận, tạo thuận tiện, công khai, minh bạch”, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết.
Được phỏng vấn đại biểu quốc hội bằng điện thoại, trực tuyến

Phát biểu tại phiên họp ngày 14/7 sau báo cáo của Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Kỳ họp thứ 9 đã tạo ra một dấu ấn lớn trong thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19, cử tri và nhân dân cả nước đánh giá cao hoạt động của Quốc hội, bởi đây là lần đầu tiên Quốc hội có họp trực tuyến.

© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc.
Gọi chân dài là xúc phạm: Loạn thi sắc đẹp ở Việt Nam, lo thành ngành kinh doanh béo bở - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc.
“Một kỳ họp chất lượng, tiết kiệm. Đây là hoạt động tiền đề tốt để Quốc hội phát huy trong các kỳ họp tiếp theo”, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khẳng định.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng ngày khai mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV nên tổ chức đúng ngày 20/10.

Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Quốc hội bắt đầu đợt họp tập trung, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Việc thảo luận ở tổ vẫn triển khai, nhưng thời gian giảm đi để tăng thời gian thảo luận chung tại Hội trường. Thời gian phát biểu của đại biểu Quốc hội tại Hội trường chỉ là 5 phút, thời gian tranh luận là 2 phút.

“Việc bố trí thời gian cần phù hợp với hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước bởi năm nay Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN thì cần bố trí thời gian linh hoạt để lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp khách quốc tế”, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Theo Chủ tịch Quốc hội, thời gian chất vấn của đại biểu Quốc hội là 2,5 ngày.

“Việc phóng viên được gọi điện, phỏng vấn trực tuyến các đại biểu Quốc hội trong giờ giải lao là cách làm mới, các đoàn đại biểu cần thông báo cho đại biểu Quốc hội biết để phối hợp trả lời báo chí”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho hay.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала