Tương lai thương mại Mỹ-Trung phụ thuộc nhiều vào kết quả bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

© Sputnik / Stringer / Chuyển đến kho ảnhCuộc bầu cử ở Mỹ
Cuộc bầu cử ở Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rằng thỏa thuận thương mại giai đoạn hai giữa Mỹ và Trung Quốc đã không còn là ưu tiên hàng đầu đối với ông, bởi quan hệ giữa hai nước đã bị tổn hại nghiêm trọng do cơn đại dịch. Nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố điều này với các phóng viên trên khoang chuyên cơ trong chuyến bay tới Florida.

Theo lời Tổng thống Hoa Kỳ, bây giờ ông thậm chí không nghĩ gì đến thỏa thuận giai đoạn hai.

Thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã từng là hạng mục ưu tiên cho cả chính sách đối nội và đối ngoại của Trump. Gần như ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống, Trump đã không mệt mỏi liên tục nói về tình trạng mà ông cho rằng «không công bằng» do mất cân đối thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, thế rồi vào năm 2018, ông đã phát động cuộc thương chiến quy mô giữa hai nước, áp đặt lệ phí thuế quan đối với các sản phẩm của Bắc Kinh. Đa số các nhà phân tích trên thế giới đều đồng ý rằng áp lực như vậy đối với Trung Quốc thể hiện mong muốn của Trump làm hài lòng các cử tri chính ở Mỹ mà ông muốn tranh thủ, đó là giới chủ nông trại và công nhân.

Thỏa thuận giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày 15 tháng 1 năm 2020

Trong thỏa thuận của «giai đoạn thứ nhất», vốn đã đạt được một cách khó khăn vào ngày 15 tháng 1 năm 2020, ý tưởng này đã nhận được sự khẳng định hoàn toàn rõ ràng. Trump đã hủy hoặc giảm một phần thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc, còn về phần mình Bắc Kinh cam kết trong hai năm sẽ mua thêm 200 tỷ USD các mặt hàng nguyên liệu thô, năng lượng và nông sản của Mỹ, bằng với mức năm 2017.

Cuộc biểu tình tại sân bay Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Tại sao đàm phán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về thương mại bị trì hoãn?

Trump đã coi thỏa thuận này, một mặt, như là tài sản nổi trội trong những thành tựu chính sách đối ngoại của ông: dường như ông là vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên dám «ném găng» thách đấu với sự không công bằng là thực tế thương mại với Trung Quốc, như ông đánh giá. Thỏa thuận thương mại với Trung Quốc cùng đã được trình bày như một thành tựu chính trị nội bộ - tuân thủ tôn trọng lợi ích của nhà nông, tạo thêm chỗ làm việc và nhu cầu cho các sản phẩm của Mỹ - nói tóm lại, tất cả những gì cần làm cho nước Mỹ «lại trở thành vĩ đại».

Chính vì e ngại phá hỏng giao kèo trong vấn đề thương mại nên mặc dù thường quen ném ra những tuyên bố gay gắt về Trung Quốc, người ta thấy rằng Trump đã kiềm chế không chỉ trích Trung Quốc về một số vấn đề khác. Chẳng hạn, bất chấp những lời kêu gọi liên tục của các đảng viên Dân chủ yêu cầu áp đặt biện pháp trừng phạt khắc nghiệt chống các quan chức Trung Quốc vi phạm quyền của người Uighur-Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, suốt một thời gian dài Trump đã không ký duyệt đạo luật tương ứng. Cũng tương tự với vấn đề tước bỏ quy chế đặc biệt về hải quan và thị thực-visa dành cho Hồng Kông. Các đại diện của giới tinh hoa chính trị Mỹ kêu gọi Trump làm điều này từ một năm trước, trong thời gian sôi sục các cuộc biểu tình chống đối ở đặc khu hành chính của Trung Quốc. Tuy nhiên, khi đó Tổng thống Mỹ đã chỉ ra rằng điểm nhấn chính cần là đạt được thỏa thuận lịch sử với Trung Quốc.

Tại sao bây giờ tình hình thay đổi?

Đại dịch COVID-19 thực sự đã ập đến với Trump đúng vào thời điểm không thuận lợi nhất là năm bầu cử, mà theo thông lệ cần tổng kết và phô trương những thành tựu qua nhiệm kỳ Tổng thống của ông. Thế mà thành tựu, nếu có, đã nhanh chóng đổ vỡ bởi thảm hoạ của tình hình kinh tế và xã hội. Như ước tính của Deloitte, GDP Hoa Kỳ trong quý II sẽ giảm 16%. Theo kết quả cả năm, như đang chờ đợi, suy thoái kinh tế Mỹ trong trường hợp tệ nhất có thể là hai chữ số. Vào tháng 4, tỷ lệ thất nghiệp là 14,7% còn trong tháng 6, tỷ lệ này ổn định ở mức 11,1%, như vậy cũng là rất nhiều. Cả nước Mỹ đang rung chuyển vì những cuộc bạo loạn bùng phát sau cái chết của người da đen George Floyd. Và mặc dù sự độc đoán chuyên quyền của cảnh sát và những vấn đề phân biệt chủng tộc là nguyên cớ chính gây tình trạng hỗn loạn, nhưng bây giờ, rõ ràng, tâm trạng bất bình của cư dân đã hun nóng cả loạt tổ hợp vấn đề xã hội tích tụ từ lâu trong lòng xã hội Mỹ.

Người đeo mặt nạ ở Mỹ - Sputnik Việt Nam
Mỹ muốn đổ tội cho Trung Quốc về đại dịch coronavirus

Bởi chưng dịch bệnh bắt đầu ở Vũ Hán, Trump đã quyết định lợi dụng chi tiết này để đổ lỗi cho Trung Quốc về tất cả những tai ương của nước Mỹ. Đồng thời, ông lờ đi không nói gì về những tính toán sai lầm thảm khốc của chính ban lãnh đạo Mỹ và sai sót nghiêm trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Hoa Kỳ, mà có lẽ còn tệ hơn các quốc gia khác khi đối phó với đại dịch, chí ít là xét theo số liệu thống kê về các trường hợp mắc bệnh và tử vong do coronavirus. Trong bối cảnh đó, chỉ số uy tín của Tổng thống đương nhiệm bắt đầu đi xuống, còn đối thủ của ông là đảng viên Dân chủ Joe Biden có vẻ đang thẳng tiến đến mục tiêu trở thành ứng viên được yêu thích nhất trong cuộc chạy đua giành ghế nguyên thủ quốc gia. Theo kết quả thăm dò hồi tháng 6, số người ủng hộ các hoạt động của Trump đã giảm xuống còn 44%, trong khi đó chỉ số của Biden đã tăng lên 52%.

Viễn cảnh nào nếu Biden thắng cử ở Mỹ

Liệu có thể coi những lời của Trump như là dấu hiệu cho thấy ông thừa nhận sự tụt hậu so với đối thủ Biden trong cuộc đua giành ghế Tổng thống? Chuyên gia Châu Phong (Zhu Feng) Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh cho rằng Trump vẫn rất tự tin vào sức mạnh của bản thân và không tự coi là bên thua cuộc. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu Biden thắng cử, khả năng nối lại đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thậm chí sẽ còn cao hơn, chuyên gia nói.

Tiền tệ của Trung Quốc và Hoa Kỳ trên nền của biểu đồ - Sputnik Việt Nam
Mỹ không định thảo luận với Trung Quốc về các điều khoản mới trong thỏa thuận thương mại
«Về thỏa thuận Trung-Mỹ «giai đoạn thứ nhất» và sự phát triển của các cuộc đàm phán tương lai, tôi cho rằng mọi thứ sẽ phụ thuộc vào cuộc bầu cử tháng 11 ở Mỹ. Nếu Trump tái đắc cử và vẫn tại vị, không mấy chắc chắn là đàm phán Trung-Mỹ sẽ được nối lại trong năm tới. Còn nếu Biden thắng, quan hệ Trung-Mỹ sẽ dần ổn định, tuy dù sao cũng sẽ không thể tránh mâu thuẫn thương mại, cũng như rạn nứt về các thị trường mở. Tôi nghĩ rằng bất kể kết quả của cuộc bầu cử ra sao, cuộc đàm phán giữa hai nước cuối cùng vẫn sẽ được khôi phục. Tuy nhiên, vấn đề chính then chốt là nếu Trump ở lại Nhà Trắng, thì Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc và khả năng nối lại tiến trình đàm phán Trung-Mỹ sẽ khá tù mù».

Chuyên gia lưu ý: đại dịch quả thực đang làm phức tạp việc thực hiện các điều khoản của thỏa thuận «giai đoạn thứ nhất». Trước hết, do bối cảnh kinh tế xấu đi, Trung Quốc khó khăn hơn trong việc mua khối lượng sản phẩm đã cam kết. Nhưng về phần mình, Hoa Kỳ cũng chưa sẵn sàng đảm bảo sự an toàn của những sản phẩm được cung cấp, mặc dù yếu tố này là cần thiết trong điều kiện hiện tại, ông Châu Phong chỉ ra.

«Việc Trump lại nói về giao kèo thương mại là có hai lý do. Thứ nhất, dịch bệnh ảnh hưởng đến thoả thuận thương mại giai đoạn đầu. Và điều đó không phải vì Trung Quốc không muốn thực hiện thỏa thuận, mà bởi hai bên đều vấp phải những khó khăn kỹ thuật. Ví dụ, sau khi Trung Quốc phát hiện coronavirus trong cá hồi đông lạnh từ châu Âu và tôm từ Nam Mỹ, Trung Quốc bắt đầu đòi hỏi Hoa Kỳ khi xuất khẩu các sản phẩm thịt cần kèm theo giấy chứng nhận không nhiễm coronavirus. Tuy nhiên, Hoa Kỳ từ chối tuân thủ yêu cầu này. Đồng thời, chúng ta đang thấy rằng ngày càng nhiều nhân viên trong các doanh nghiệp Mỹ chuyên kinh doanh các sản phẩm thịt lại có xác nhận nhiễm COVID. Điều đó không thể không khiến chúng tôi lo ngại rằng thực phẩm nhập khẩu có thể là thêm một nguồn lây bệnh nữa. Vì thế mâu thuẫn kỹ thuật như vậy có thể biến thành trở ngại nghiêm trọng. Ngoài ra, Trump vẫn đang cố gắng biến Trung Quốc thành «con dê tế thần», và gán trách nhiệm về tất cả những vấn đề nội bộ là «tội» của Trung Quốc. Như vậy đương nhiên làm quan hệ xấu đi. Do đó, trong bối cảnh đại dịch, vấn đề Hồng Kông và những yếu tố khác, việc thực thi thỏa thuận Trung-Mỹ «giai đoạn thứ nhất» đã vấp phải những khó khăn mà trước đây chưa từng có».
Xét nghiệm coronavirus dương tính trên đô la và nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Coronavirus nhuốm màu ảm đạm cho viễn cảnh thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung

Tuần trước, tại diễn đàn truyền thông của các trung tâm phân tích Trung-Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã đưa ra lời kêu gọi tìm kiếm nền tảng chung thúc đẩy phát triển quan hệ song phương và không để xảy ra đổ vỡ. Theo lời Bộ trưởng, Trung Quốc và Hoa Kỳ cần lập danh sách các lĩnh vực mà hai nước đều có lợi ích chung và có thể hợp tác, và một danh sách các lĩnh vực chứa đựng mâu thuẫn. Cần cố gắng giải quyết mâu thuẫn bằng hình thức đối thoại và không để gia tăng những ngôn từ hùng biện thù địch.

Như đang thấy, kinh tế chính là lĩnh vực hàm chứa tiềm năng lớn dành cho hợp tác song phương. Mức độ thâm nhập tương hỗ vào nền kinh tế của nhau là rất cao. Chỉ cần nhớ lại rằng khi dịch bệnh hoành hành ở Vũ Hán và nhà máy Apple cắt giảm sản lượng, thì mới hóa ra là nguồn cung iPhone toàn cầu của Mỹ ràng buộc chặt chẽ với sản xuất nội địa ở Trung Hoa đại lục. Trong điều kiện hiện tại, khi hai nước đang «bơi trên cùng một con thuyền» trong trận bão khủng hoảng, việc điều phối tay chèo có vẻ là sẽ mang lại cơ hội cứu vãn không tồi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала