Chuyển sản xuất sang Việt Nam: những ưu điểm rõ ràng và những nhược điểm tiềm ẩn

© AFP 2023 / Kazuhiro NogiPanasonic.
Panasonic. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày càng có nhiều công ty nước ngoài đang chuyển dần chuỗi sản xuất sang Việt Nam. Quá trình này bắt đầu ngay cả trước khi xảy ra cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, và giờ đây lại càng tăng mạnh hơn, khi mà Việt Nam được toàn bộ cộng đồng thế giới công nhận là quốc gia chiến thắng trong cuộc chiến chống lại coronavirus.

Đất nước với gần 100 triệu dân, có đường biên giới dài với Trung Quốc và các mối liên hệ quốc tế tích cực đã kìm giữ được số ca mắc COVID-19 ở con số dưới bốn trăm, không có ca tử vong. Việt Nam dỡ bỏ chế độ cách ly sớm hơn so với các quốc gia khác, và giờ đây đang từng bước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh gây ra.

Uy tín của Việt Nam đang tăng cao

Điều này đã nâng uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam lên một tầm cao chưa từng thấy, và một trong những bằng chứng là các đại gia công nghiệp thế giới mong muốn thành lập doanh nghiệp của mình tại đây.

Sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty TNHH bao bì Thuận Đức - Sputnik Việt Nam
Quá trình chuyển dời sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang tăng tốc

Công ty LG Electronics của Hàn Quốc chuyển toàn bộ sản xuất điện thoại thông minh từ Hàn Quốc sang Hải Phòng, công ty Panasonic của Nhật Bản dự định đầu tháng 9 sẽ bắt đầu sản xuất tủ lạnh và máy giặt cỡ lớn tại Việt Nam, những thiết bị này trước đây được sản xuất tại Thái Lan. Apple đã tăng sản lượng tai nghe không dây tại Việt Nam lên 30% trên tổng số AirPods được sản xuất.

Do mở rộng chuỗi sản xuất và đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, xuất khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam đã tăng 24% trong nửa đầu năm 2020, mặc dù các chuyên gia dự đoán rằng lĩnh vực này sẽ gặp khó khăn trong nửa cuối năm do sự sụt giảm nhu cầu ở thị trường Mỹ và châu Âu trong bối cảnh đại dịch.

Điều gì thu hút doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam?

Ổn định chính trị và lao động trẻ giá rẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và số lượng lớn các hiệp định thương mại tự do, vị trí gần với Trung Quốc và cơ sở hạ tầng phát triển là những yếu tố thu hút doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam. Ngành sản xuất chiếm 65% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 2019 con số này tăng 48%. Thành công của Việt Nam với tư cách là trung tâm sản xuất phát triển năng động nhất Đông Nam Á đặc biệt dễ nhận thấy nhất trong lĩnh vực điện tử và ngành dệt may, quần áo và giày dép.

Vladimir Mazyrin, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông, thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga cho biết:

Samsung - Sputnik Việt Nam
Samsung chuyển sản xuất điện thoại từ Hàn Quốc sang Việt Nam
"Tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những động lực chính của phát triển kinh tế ở Việt Nam. Nhưng hiện tượng này có những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng. Thứ nhất: với quy mô vốn FDI rất lớn, xảy ra tình trạng nền kinh tế bị "quá nóng". Thứ hai: với sự tăng trưởng của ngoại thương ( hiện tại , ngoại thương của Việt Nam tương đương 200% GDP), sự phụ thuộc của đất nước vào nền kinh tế thế giới cũng gia tăng. Trong số các hàng hóa được sản xuất tại các doanh nghiệp Việt Nam có rất ít giá trị gia tăng, 80% nguyên liệu cho các sản phẩm công nghiệp nhẹ được mua ở nước ngoài. Mức độ phụ thuộc cao vào nền kinh tế toàn cầu đặt ra mối đe dọa đối với độc lập và chủ quyền chính trị của đất nước, nếu đánh giá thấp điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Thứ ba: mong muốn bố trí ngày càng nhiều các nhà máy nước ngoài, đặc biệt là ở cấp tỉnh, dẫn đến việc loại bỏ tất cả các loại hạn chế và gây thiệt hại cho môi trường. Các loại hình ưu đãi thuế cho các công ty nước ngoài đưa tới tình trạng là thuế thu được vào ngân sách ở cả hai cấp địa phương và nhà nước đều bị hao hụt".
Giáo sư Mazyrin tiếp tục nhận định: "Một điều nữa cần lưu ý là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và hiệp định được phê chuẩn gần đây với EU đã đặt ưu tiên của luật pháp quốc tế cao hơn so với luật pháp nhà nước. Nói khác đi, trong tình huống xung đột giữa các công ty nước ngoài với công ty Việt Nam hay cơ quan nhà nước, quyết định sẽ được đưa ra theo luật pháp quốc tế thay vì luật pháp Việt Nam, và các tập đoàn xuyên quốc gia có thể tự do làm bất cứ điều gì họ muốn".

Và điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là: việc chuyển sản xuất sang Việt Nam đồng nghĩa với việc dòng vốn đầu tư nước ngoài được đổ vào đây, tạo ra những chỗ làm mới, tăng mức sống và do đó, tăng chi phí lao động. Việt Nam đang nhanh chóng tiến gần tới "bẫy thu nhập trung bình" và tình huống, khi mà dòng vốn nước ngoài sẽ rời khỏi đất nước để tìm kiếm nguồn lao động rẻ hơn. Một trong những con đường tránh xảy ra điều này là phát triển sản xuất công nghệ cao của chính Việt Nam, chuyên gia Nga tóm tắt.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала