Báo động: Việt Nam có tỷ lệ tử vong vì ung thư cao nhất khu vực châu Á

© Depositphotos.com / vitanovskiUng thư
Ung thư - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong ở người mắc ung thư cao hàng đầu châu Á theo một nghiên cứu mới đây của Economist Intelligence Unit (EIU) đăng trên Sáng kiến Ung thư Thế giới.

Theo đó, nghiên cứu của EIU ghi nhận, tỷ lệ tử vong trên số ca mắc ung thư tại Việt Nam lên tới hơn 70%, cao nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vì sao tỷ lệ tử vong vì ung thư ở Việt Nam cao?

Đâu là biện pháp để phòng tránh, phát hiện, điều trị ung thư ở Việt Nam?

Cứ 7/10 người tử vong vì bị ung thư ở Việt Nam?

Nghiên cứu về tỷ lệ tử vong do ung thư được thực hiện ở 10 nước thuộc các nhóm khác nhau về quy mô dân số, kinh tế và mức độ phát triển. EIU là cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist.

PGS.TS Lê Văn Quảng - Sputnik Việt Nam
Giám đốc Bệnh viện K chỉ ra nguyên nhân và cách phòng tránh ung thư ở Việt Nam

10 nước đó bao gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu áp dụng thang điểm M:I (mortality:incident), nghĩa là tỷ lệ tử vong trên số ca mắc, để đánh giá mức độ hiệu quả trong công tác phòng ngừa, tầm soát và điều trị ung thư tại từng quốc gia. Mức điểm càng thấp chứng tỏ khả năng phát hiện và điều trị càng cao.

Đáng chú ý, nghiên cứu ghi nhận, tỷ lệ tử vong trên số ca mắc ung thư tại Việt Nam lên tới hơn 70%, cao nhất trong khu vực. Xếp sau đó là Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc, với tỷ lệ M:I từ 60% đến 70%.

Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho biết, trong năm 2018, số ca mắc ung thư mới ở Việt Nam khoảng 165.000, số tử vong do ung thư gần 115.000 ca.

So với mức trung bình của thế giới, tỷ lệ người mắc ung thư trên dân số của Việt Nam không cao. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân tử vong cao, mà lý do chính là do phát hiện muộn, đến khi phát hiện ra thì không còn ở giai đoạn có thể chữa được.

Vì sao tỷ lệ tử vong vì ung thư ở Việt Nam cao?

Nguyên Giám đốc Bệnh viện K - Giáo sư Trần Văn Thuấn khẳng định, yếu tố chính tác động đến tỷ lệ chữa khỏi ung thư là ở việc phát hiện sớm hay muộn. Tỷ lệ sống thêm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn bệnh, sự đáp ứng điều trị, phối hợp của các phương pháp.

ung thư - Sputnik Việt Nam
Những cách mới nhất để điều trị ung thư gan ở Việt Nam

Trong một cảnh báo đưa ra hồi đầu năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán, đến năm 2040, số bệnh nhân ung thư sẽ tăng 81% tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình do thiếu nguồn lực đầu tư cho việc phòng ngừa và điều trị. Tại những các quốc gia trên, tỷ lệ mắc ung thư do nhiễm trùng cổ tử cung, loại bệnh có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine HPV, vẫn còn đáng kể.

Cùng với Thái Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc, Việt Nam thuộc nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư gan, cao nhất. Đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng cách giảm sử dụng đồ uống có cồn và tiêm vaccine phòng viêm gan B.

Tầm soát phát hiện sớm là điều kiện tiên quyết trong nỗ lực kéo giảm tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư. Trong số 10 nước được được nghiên cứu, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ máy chiếu chụp và bác sĩ chuyên ngành ung thư trên dân số cao nhất. Việt Nam và Philippines là hai nước đứng cuối bảng về tiêu chí này.

Trong nghiên cứu của mình, EIU đánh giá kế hoạch tầm soát, ngăn ngừa ung thư cấp quốc gia tại Việt Nam còn non trẻ, chủ yếu chú trọng nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc sức khỏe, điều trị và giảm nhẹ tác động. Đây cũng là là một phần của Chương trình quốc gia nhằm phòng ngừa, kiểm soát nhóm bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch và đột quỵ. Nhiều chi phí chiếu chụp phát hiện tế bào ung thư không nằm trong bảo hiểm y tế quốc gia.

Tỷ lệ phát hiện sớm ung thư tại Việt Nam gia tăng

Thứ trưởng Bộ Y tế - GS.TS. Trần Văn Thuấn thông tin, gần đây tỷ lệ phát hiện sớm ung thư tại Việt Nam đã tăng lên khoảng 50% so với trước đây chỉ 20-25%. Đối với bệnh ung thư, càng phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi càng cao, chi phí thấp. Trong khi đó, nếu phát hiện muộn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn.

nhà khoa học - Sputnik Việt Nam
Cơn lốc ung thư ở Việt Nam: Trẻ em mắc bệnh tăng đột biến, phát hiện thì đã muộn

Theo ghi nhận, có những trường hợp người bệnh tử vong gần, trong khi nhiều trường hợp tiên lượng nặng, chắc chắn tử vong nhưng vẫn được cứu sống

GS.TS. Trần Văn Thuấn cho hay, bên cạnh sự tiến bộ của khoa học trong chẩn đoán, điều trị phối hợp điều trị đa mô thức (xạ trị, hóa trị, phẫu trị và điều trị đích) đã giúp nhiều bệnh nhân có thể tử vong gần, nhiều ca tiên lượng chắc chắn tử vong nhưng vẫn được cứu sống và trở về với cuộc sống.

“Dẫn chứng từ trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thị Liên điều trị tại Bệnh viện K. Bệnh nhân mắc ung thư vú giai đoạn muộn di căn toàn thân. Khi mổ lấy con, bệnh nhân rơi vào hôn mê, bệnh di căn phổi, não xương. Nhờ điều trị tích cực, điều trị đa mô thức, người bệnh dần tỉnh lại, sau đó tiếp tục điều trị đích giúp bệnh nhân dần trở về cuộc sống bình thường. Bệnh nhân hầu như không có dấu hiệu của người bị bệnh mà gần như người bình thường. Câu chuyện của chị Liên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gọi là câu chuyện cổ tích giữa đời thường”, GS. TS. Trần Văn Thuấn chia sẻ.

Theo bác sĩ Thuấn, khi tiến hành ca mổ, bác sĩ chỉ hy vọng cứu được con. Bản thân gia đình khi đó cũng chỉ mong như vậy, không hy vọng cứu được mẹ. Theo các chuyên gia, tiên lượng bệnh rất nặng nhưng còn nước còn tát. Ngay cả các y bác sĩ cũng không nghĩ cứu được cả mẹ, lẫn con.

Hội nghị Ung thư Việt Nam- Hoa Kỳ năm 2017 tổ chức ngày 5/9. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ở đâu trên bản đồ ung thư thế giới

Cũng theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, thống kê cho thấy, nhờ tăng cường tuyên truyền phòng chống ung thư mà tỷ lệ phát hiện sớm ung thư đã dần dần được nâng lên tại Bệnh viện K cũng như tại các cơ sở khám chữa chuyên khoa ung thư khác. Hiện nay, chưa có thống kê tổng thể về tỷ lệ phát hiện sớm cho các loại ung thư nói chung. Tỷ lệ phát hiện sớm khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư. Lấy ví dụ, đa số người bệnh ung thư phổi thường phát hiện muộn. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ này tăng lên khoảng 50% so với ngày trước chỉ 20-25%.

“Đây là con số rất ngoạn mục nhờ tuyên truyền phòng bệnh và ý thức của người dân từng bước đã nâng cao lên”- GS Thuấn nhấn mạnh.
Ung thư không phải án tử hình, nhưng phải phát hiện ung thư sớm

Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, lấy ví dụ với bệnh ung thư dạ dày, 5 năm trở về trước, số bệnh nhân ung thư dạ dày đến bệnh viện ở giai đoạn sớm (chỉ cần mổ cắt hớt niêm mạc dạ dày) chỉ khoảng 2-3 trường hợp mỗi năm. Tuy nhiên, đến nay con số này đã tăng lên hàng trăm ca.

“Điều này cho thấy người dân ý thức tốt hơn. Họ đi khám bệnh ngay cả khi không có triệu chứng. Qua đó chúng tôi kiểm tra và soi dạ dày, phát hiện sớm tổn thương ung thư. Việc điều trị rất đơn giản, chỉ cắt hớt niêm mạc, không phải mổ mở, mổ nội soi, bệnh sẽ được chưa khỏi”, GS Thuấn cho biết.

Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, tỷ lệ chữa khỏi ung thư cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào việc bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm hay muộn. Ngoài ra, khả năng sống thêm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn bệnh, thể mô hợp, sự đáp ứng trong điều trị... Phát hiện càng sớm ung thư thì việc điều trị càng đơn giản, nếu phát hiện bệnh muộn thì phải phối hợp nhiều mô thức.

ung thư - Sputnik Việt Nam
Thành tựu chống ung thư: Triển khai liệu pháp điều trị mới ở Việt Nam

Lấy ví dụ, với ung thư cổ tử cung, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm thì bệnh nhân chỉ cần được khoét chóp là khỏi, chi phí điều trị đơn giản, rẻ tiền. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân vừa phải phẫu thuật vừa phải xạ trị, chi phí tốn kém, điều trị phức tạp hơn. Lúc đó, khả năng sống thêm của bệnh nhân cũng giảm xuống. Trong trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn 2-3, ước tính tỷ lệ sống thêm sau 5 năm của người bệnh là 60%. Nếu muộn hơn nữa, khi ung thư đã di căn rồi, biện pháp cuối cùng là dùng thuốc, không xạ trị, không mổ xẻ gì được, việc phối hợp nhiều loại thuốc cũng chỉ mang lại tỷ lệ sống thêm sau 5 năm dưới 50%.

Theo GS Trần Văn Thuấn, để nâng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm, nâng tỷ lệ chữa thành công bệnh ung thư trong thời gian tới thì bảo hiểm y tế cần vào cuộc hỗ trợ, có thể chi trả chi phí sàng lọc một số bệnh ung thư thường gặp. Có khoảng hơn 300.000 người Việt Nam đang mắc ung thư, mỗi năm có gần 165.000 ca mắc mới và 115.000 ca tử vong.

Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, kế đó là dạ dày, gan, đại trực tràng. Ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi. Chuyên gia khuyến cáo, từ tuổi 40 trở lên ở cả hai giới nam nữ có sự gia tăng tỷ lệ ung thư nên cần tầm soát. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp giúp bệnh nhân có thể khỏi bệnh, sống khỏe mạnh lâu dài.

Chuyên gia Việt Nam khuyến cáo các biện pháp giảm và chống ung thư ở Việt Nam

Trong một bài viết đăng trên cổng thông tin Bộ Y tế, PGS.TS Đại tá Mai Xuân Khẩn, Phó Giám đốc Trung tâm Nội hô hấp, Bệnh viện Quân y 103 chia sẻ nhiều khuyến cáo hữu ích trên cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.

Phòng thí nghiệm của công ty công nghệ sinh học Nga Biocad - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bật đèn xanh cho thuốc điều trị ung thư từ Nga

Để phòng chống ung thư, căn bệnh nan y đang đe dọa cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam, về phía các cơ sở y tế, cùng với sự tiến bộ nói chung của nền y học thế giới và Việt Nam, trình độ và kỹ thuật phát triển đã giúp tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán sớm và điều trị ung thư hiệu quả đã tăng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, PGS.TS Mai Xuân Khẩn lưu ý, với điều kiện hiện nay ở Việt Nam, khi kết hợp cùng lúc 4 hướng là “Phòng bệnh - Phát hiện sớm -Tăng cường chẩn đoán điều trị -  Chăm sóc giảm nhẹ”.

“Tỷ lệ chữa khỏi ung thư có nhích lên nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển”, Đại tá Mai Xuân Khẩn nhận định.

Vị chuyên gia nhấn mạnh, cần có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ y tế, các Bộ, ngành về phòng chống ung thư: ô nhiễm môi trường (khói, bụi, hóa chất độc hại), an toàn thực phẩm, an toàn nguồn nước.

Đại tá Khẩn cho rằng, việc thực hiện xã hội hóa công tác phòng chống ung thư, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền từ y tế cơ sở về không hút thuốc lá, các triệu chứng sớm của ung thư.

Phó Giám đốc Trung tâm Nội hô hấp, Bệnh viện Quân y 103 cho rằng, bảo hiểm y tế cần hỗ trợ chi phí các xét nghiệm chẩn đoán, các kỹ thuật cao điều trị và các thuốc điều trị mới, nhất là điều trị đích.

Đối với các cơ sở y tế, PGS.TS Mai Xuân Khẩn nhấn mạnh cần nâng cao chất lượng điều trị, áp dụng các tiến bộ trong điều trị (điều trị bảo tồn, xạ trị bằng máy gia tốc, sử dụng các thuốc mới hợp lý, điều trị miễn dịch, chăm sóc giảm nhẹ).

Nâng cao trình độ nhân viên y tế, cập nhật kiến thức mới về chẩn đoán và điều trị ung thư ở Việt Nam là một nhiệm vụ cấp bách.

ung thư - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phát hiện loài cây rừng kháng đến bốn dòng ung thư

Đối với mỗi người dân, tự ý thức và nâng cao nhận thức về ung thư là rất quan trọng. Trong đó, cần chú trọng tầm soát ung thư.

“Phải thường xuyên và đúng cách mới có hiệu quả: cần khám sức khỏe , xét nghiệm các Marker ung thư định kỳ 6 tháng, 1 năm/lần. Chụp CLVT lồng ngực định kỳ, siêu âm ổ bụng”, Đại tá Khẩn cho biết.

Thêm vào đó chính là công tác tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp phòng chống ung thư như không hút thuốc lá và tránh hít khói thuốc, ăn nhiều chất xơ - giảm cân, tránh béo phì, luyện tập thể dục, thể thao, hạn chế rượu bia - Hạn chế các loại thức ăn chứa chất sinh ung thư.

“Tăng cường sử dụng thực phẩm phòng chống ung thư, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, tránh căng thẳng, stress, khám sức khỏe định kỳ- tiêm phòng Viêm gan B, C, HPV là rất quan trọng”, vị chuyên gia y tế Việt Nam nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала