Thủ tướng chỉ đạo lập Đoàn kiểm tra, tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh

© Ảnh : Thống Nhất-TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các đoàn công tác có trách nhiệm báo cáo tổng hợp tình hình, kết quả kiểm tra và đề xuất, kiến nghị cụ thể (nếu có), gửi Thủ tướng Chính phủ trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với từng địa phương, bộ, cơ quan.

Thành lập 7 đoàn kiểm tra để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1053/QĐ-TTg thành lập các Đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (kể cả vốn ODA) năm 2020 tại một số bộ, cơ quan, địa phương. Các đoàn công tác này do Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng và một số Bộ trưởng làm trưởng đoàn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu dự hội nghị - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng làm việc với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên

Cụ thể, Đoàn công tác số 1 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng đoàn, kiểm tra các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai; một số địa phương vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đoàn công tác số 2 do Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình làm Trưởng đoàn, kiểm tra một số địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng. Đoàn công tác số 3 do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm Trưởng đoàn, kiểm tra một số địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đoàn công tác số 4 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm Trưởng đoàn, kiểm tra 2 Bộ: Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số địa phương vùng Bắc Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ. Đoàn công tác số 5 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng đoàn, kiểm tra các bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo.

Đoàn công tác số 6 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Trưởng đoàn, kiểm tra một số địa phương (không trùng với các đoàn công tác của lãnh đạo Chính phủ). Đoàn công tác số 7 do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng đoàn, kiểm tra một số địa phương (không trùng với các đoàn công tác của lãnh đạo Chính phủ).

Nội dung làm việc của các đoàn công tác là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; kiểm tra, đôn đốc, xử lý vướng mắc và các vấn đề phát sinh để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công (kể cả vốn ODA) năm 2020; các nội dung khác (nếu có) theo chỉ đạo của Trưởng đoàn công tác. Thời gian kiểm tra từ ngày 18/7/2020 đến 31/8/2020.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đoàn công tác có trách nhiệm báo cáo tổng hợp tình hình, kết quả kiểm tra và đề xuất, kiến nghị cụ thể (nếu có), gửi Thủ tướng Chính phủ trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với từng địa phương, bộ, cơ quan.

Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công trong phạm vi quản lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/8/2020.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp. - Sputnik Việt Nam
Gọi chân dài là xúc phạm: Loạn thi sắc đẹp ở Việt Nam, lo thành ngành kinh doanh béo bở

Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân

Ngày 16/7, tại Hội nghị giao ban trực tuyến đôn đốc triển khai công tác đầu tư công năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo mục tiêu đặt ra năm nay là phải nỗ lực phấn đấu quyết tâm cao nhất để giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 và các năm trước chuyển sang.

Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương phải xác định rõ các tồn tại, yếu kém trong các khâu từ chỉ đạo, điều hành, quản lý đến tổ chức thực hiện dự án đầu tư. Xác định công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vướng mắc về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán vốn đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền. Từ đó đề ra các giải pháp cụ thể, đồng bộ, kịp thời tháo gỡ các rào cản, khó khăn, vướng mắc, khơi thông điểm nghẽn, khắc phục những yếu kém, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

Bên cạnh đó, phân công trách nhiệm từng lãnh đạo của Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phụ trách trực tiếp từng lĩnh vực đầu tư, theo dõi tiến độ thực hiện, giải ngân của từng dự án, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; kiên quyết không để chậm những việc thuộc thẩm quyền được giao và phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành liên quan.

Hà Nội kết nối nông sản các vùng miền về tiêu thụ tại Thủ đô. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có cần "giải pháp thời chiến” để cứu doanh nghiệp?

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân, coi đây là căn cứ quan trọng để đánh giá cán bộ, bình xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ. Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra, phải kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan; kiên quyết chống trì trệ, tham nhũng, tiêu cực trong đầu tư công; điều chuyển, kiểm điểm, xử lý những trường hợp làm chậm, sai phạm theo quy định.

Đối với số vốn kế hoạch năm 2020 chưa giao chi tiết cho từng dự án, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương giao trước ngày 31/7/2020. Quá thời hạn trên, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp chung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ để điều chuyển cho Bộ, cơ quan, địa phương khác có khả năng giải ngân cao, cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án trong năm 2020.

Thủ tướng Chính phủ sẽ họp giao ban 1 tháng/lần với các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương định kỳ 15 ngày phải rà soát, cập nhật kết quả giải ngân, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала